CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN
2.1.4 Thực trạng nhu cầu sử dụng nhân lực tại thành phố Đà Nẵng
Trong những năm qua số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng nhanh, trong năm 2016 là 834 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn lên 18.680. Ngoài ra các chương trình thông qua vườn ươm khởi nghiệp, đã có nhiều đề án khởi nghiệp ra đời. Bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô...Tất cả làm tăng nhu cầu sử dụng nhân lực của thành phố, giải quyết việc làm cho người dân. Điều này thể hiện: trong tổng số 556.124 người trong độ tuổi lao động thì có 532.360 người đang làm việc, chiếm 95,7% (Năm 2016). Trong đó lao động nữ có việc làm tăng từ 49,15%
năm 2012 lên 52,11% năm 2016. Nguyên nhân là do các ngành công nghiệp may mặc, chế biến, gia công, thương mại, dịch vụ du lịch phát triển đã thu hút một lượng lớn lao động nữ.
+ Cơ cấu nhân lực theo ngành kinh tế:
Kinh tế Đà Nẵng phát triển đa dạng, nhiều ngành nghề, nên lực lượng lao động cũng phân công theo nhiều lĩnh vực khác nhau, trong số đó tập trung nhiều nhất là các ngành dịch vụ chiếm 63,3%. Điều này cho thấy xu hướng về nhân lực cho ngành dịch vụ, trong đó là ngành du lịch đang tăng.
Bên cạnh đó, trình độ lao động ở Đà Nẵng vẫn còn nhiều hạn chế nên các ngành công nghiệp trên địa bàn vẫn chủ yếu phát triển các ngành thâm dụng lao động với giá trị gia tăng thấp như dệt may, giầy da, chế biến thủy sản. Đội ngũ nhân lực trình độ cao phục vụ cho những ngành có giá trị gia tăng cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện, điện tử, viễn thông, du lịch, vận tải kho bãi còn hạn chế. Đội ngũ lao động phân bố không đều theo vùng, miền. Phần lớn lực lượng lao động chất lượng cao tập trung ở trung tâm Thành phố như Hải Châu, Thanh Khê,… Còn vùng nông thôn miền
84
núi như huyện Hòa vang, chủ yếu là người dân lao động sống bằng nghề nông, trồng rừng. Điều này dẫn đến một nghịch lý, các vùng nông thôn có nhu cầu về nhân lực chất lượng cao thì không đáp ứng đủ, trong khi ở các vùng đô thị dân trí cao thì lại tập trung nhiều trí thức, các nhà khoa học. Chính sự phân bố bất cân xứng về nguồn lực trí tuệ như vậy, là yếu tố góp phần tạo nên sự phát triển không đồng đều giữa các quận huyện tại Đà Nẵng.
Bảng 2.8. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo ngành kinh tế
(ĐVT: 1.000 Người)
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng số 486,74 499,90 518,58 522,88 537,99 Phân Theo ngành kinh tế cấp 1
A. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
39,91 38,98 40,08 39,27 37,66
B. CN khai khoáng 0,73 0,85 0,73 0,52 0,54
C. CN chế biến, chế tạo 98,08 100,48 97,24 90,57 95,76 D. CN SX phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
10,71 10,75 3,07 3,42 3,49
E. CN cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.
1,95 2,50 4,83 6,57 6,45
F. Xây dựng 48,68 49,99 39,04 46,97 49,50
G. Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác.
97,35 100,48 101,14 102,06 107,59
H. Vận tải, kho bãi 29,20 29,49 31,41 31,99 29,59 I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống 53,54 58,49 58,27 62,31 64,55 J. Thông tin và truyền thông 8,76 9,50 9,71 11,51 11,30
85
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
K. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
5,84 7,00 8,11 7,27 7,00 L. Hoạt động kinh doanh bất
động sản
2,44 1,50 2,40 1,82 1,62 M. Hoạt động chuyên môn, khoa
học và công nghệ
2,18 4,00 4,42 5,25 4,84 N. Hoạt động hành chính và dịch
vụ hỗ trợ
4,87 6,00 8,25 9,12 8,88 O. Hoạt động của Đảng Cộng
sản, tổ chức chính trị - xã hội;
QL Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo XH bắt buộc.
15,33 17,50 31,36 34,58 33,36
P. Giáo dục và đào tạo 26,28 25,99 31,67 27,96 29,06 Q. Y tế và hoạt động trợ giúp xã
hội
8,28 8,75 11,49 10,07 10,22 R. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 7,30 6,50 10,63 4,69 5,38 S. Hoạt động dịch vụ khác 17,52 15,25 19,68 23,49 27,97 T. Hoạt động làm thuê các công
việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình
7,30 5,50 4,79 3,16 2,96
U. Hoạt động của tổ chức và cơ quan quốc tế
0,49 0,40 0,26 0,27 0,27
Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2017, Nhà xuất bản Thống kê + Cơ cấu nhân lực theo nghề nghiệp:
Cơ cấu lao động đang làm việc tại Đà Nẵng từ lâu nay khác biệt nhiều so với các tỉnh, thành phố khác do Đà Nẵng là nơi mà dân số khu vực nông thôn rất ít (tỷ lệ dân số khu vực nông thôn là 12,4% - thấp nhất so các tỉnh khác
86
trong cả nước) và lao động tham gia hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ.
Lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản ngày càng giảm xuống về số lượng và tỷ trọng; trong khi đó tỷ lệ lao động tham gia vào ngành thương mại, dịch vụ ngày càng tăng lên.
Bảng 2.9. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo nghề nghiệp (ĐVT: Người)
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng số 483.731 514.683 522.483 523.280 532.850 Phân Theo nghề nghiệp
Nhà lãnh đạo 9.178 13.504 13.521 13.542 11.062 Chuyên môn kỹ thuật bậc
cao
71.925 67.391 76.513 76.630 74.610 Chuyên môn kỹ thuật bậc
trung
29.086 28.560 21.961 21.994 25.274 Nhân viên 18.826 18.856 20.472 20.503 31.168 Dịch vụ cá nhân, bảo vệ,
bán hàng
147.521 172.125 157.244 157.484 173.606 Nghề trong nông, lâm,
ngư nghiệp
31.612 33.264 39.891 39.952 21.802 Thợ thủ công và các thợ
khác có liên quan
68.926 72.413 77.227 77.345 70.734 Thợ lắp ráp và vận hành
máy móc, thiết bị
59.287 60.552 67.130 67.232 73.803 Nghề giản đơn 45.063 40.998 43.723 43.790 46.833
Khác 2.307 6.020 4.801 4.808 3.957
Phân theo vị thế việc làm
Làm công ăn lương 280.843 291.051 310.965 311.439 351.437 Chủ cơ sở sản xuất, kinh 22.362 26.275 24.427 24.464 22.131
87 doanh
Tự làm 141.195 147.657 144.396 144.616 128.185 Lao động gia đình 39.331 49.700 42.695 42.761 31.097 Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2017, Nhà xuất bản Thống kê
Tỷ lệ lao động làm công ăn lương cao nhất và có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2012, số người làm công ăn lương là 280.843 người thì năm 2016 con số này đã tăng lên đến 351.437 người. Số lao động tự làm việc độc lập cũng giảm nhẹ từ 141.195 người vào năm 2012 còn 128.185 người vào năm 2016. Điều này, chứng tỏ làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức đang ổn định nên ngày càng nhiều người lựa chọn để làm việc ổn định cuộc sống.
Tính đến hết tháng12/2016 số liệu ngành Lao động, Thương binh và xã hội cho biết đã có 14.039 lao động được tạo việc làm thông qua các hình thức hội chợ, chắp nối, giới thiệu, đạt 42,93% kế hoạch năm. Các hoạt động này góp phải đáp ứng nhu cầu lao động của các cơ sở và phần nào giảm bớt tình trạng thất nghiệp.
+ Cơ cấu nhân lực theo trình độ
Bảng 2.10. Lực lượng lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật giai đoạn 2012-2016 tại thành phố Đà Nẵng
(ĐVT: Người)
2012 2013 2014 2015 2016
Đại học
11.746 13.521 15.247 17.032 18.132 Cao đẳng 9.978 10.838 11.765 12.867 14.521 Trung học 253.304 26.547 27.478 28.457 30.521 Công nhân kỹ
thuật
96.978 97.812 99.897 102.215 106.321 Lao động khác 298.345 307.189 312.547 325.789 330.123
Nguồn: Báo cáo của Sở Lao động – Thương Binh xã hội năm 2016 Trong tổng số lao động có việc làm thì lực lượng lao động có trình độ có việc làm cao nhất là lao động có trình độ cao đẳng (91,9% năm 2016), tiếp
88
đến là lao động có trình độ sơ cấp (công nhân kỹ thuật chiếm 90,4%), Lao động có trình độ đại học chỉ có 63,9%. Điều này chứng tỏ, Đà Nẵng đang đảm bảo việc làm cho lao động có trình độ cao đẳng, sơ cấp nghề cao hơn nhiều so với lao động có trình độ đại học và sau đại học bởi lực lượng này đang bị dôi dư rất nhiều.
Tại thành phố, vẫn còn một bộ phận thất nghiệp, theo thống kê của Sở Lao động thương binh – xã hội thành phố Đà Nẵng người thất nghiệp rơi nhiều vào lứa tuổi từ 20-29 tuổi. Có khoảng hơn 60% người thất nghiệp trẻ tuổi (từ 20-29 tuổi), trong khi nhóm dân số này chỉ chiếm 22% trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên. Trong đó nhóm tuổi có số người thất nghiệp cao nhất là nhóm tuổi 20-24, tiếp đến là nhóm 25- 29 tuổi. Nhóm tuổi trẻ nhất là 15-19 tuổi vẫn có tới 7% bị thất nghiệp. Những người thất nghiệp tập trung nhiều nhất ở những người có trình độ dưới trung học phổ thông và tiếp theo là những người có trình độ đại học trở lên. Điều này chứng tỏ, nhân lực thành phố đang dôi dư những người có trình độ cao và không có trình độ. Còn những người được đào tạo ở bậc cao đẳng, trung cấp, công nhân lành nghề có việc làm ổn định.
Bên cạnh đó, hiện nay đa số người học thích chọn những ngành kinh tế, du lịch khách sạn, ngành có cơ hội trúng tuyển cao hoặc dễ học để đăng ký dự tuyển hoặc đăng ký nhập học. Ngoài những trường đào tạo theo chuyên ngành thì các trường đào tạo đa ngành cũng tập trung phát triển các mã ngành có nhiều người học, đầu tư cơ sở vật chất ít. Vì vậy các ngành thuộc khối ngành kinh tế đang dư thừa lao động. Trong khi đó, một số nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ cao như vật liệu mới, tự động hóa, công nghệ sinh học, du lịch, công nghệ thông tin có nhu cầu cao thì lại ít người học, vẫn đang trông chờ vào nguồn cung lao động từ các nơi khác.
Theo dự báo, đến năm 2025, thành phố Đà Nẵng cần thêm 25.000 lao động, chủ yếu là các ngành mũi nhọn: dịch vụ, du lịch, công nghệ thông tin...
89
Cụ thể, nhóm ngành dịch vụ đến năm 2025 tăng hơn 160.000 lao động, (riêng ngành Dịch vụ du lịch tăng khoảng 40 nghìn lao động) và đến năm 2030 tăng 330.000 lao động. Tương tự, các nhóm ngành Công nghiệp - xây dựng đến năm 2025 tăng khoảng 67.000, riêng ngành Công nghệ thông tin tăng khoảng 22.000 lao động. Bên cạnh đó, cuộc CMCN 4.0 làm thay đổi bản chất nhiều loại hình công việc, giảm thiểu không ít công đoạn thông qua tự động hóa, trí tuệ nhân tạo… đặt ra nhiều thách thức đối với người lao động trong việc phải nâng cao kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng xã hội và kỹ năng phát triển bản thân.
Đây là cơ hội việc làm cho người lao động có trình độ, và cũng là cơ hội cho các cơ sở đào tạo trong việc mở rộng quy mô đào tạo tuy nhiên cần phải nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn và đào tạo cả kỹ năng cho người học.