Thực trạng đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng đáp ứng nhu cầu phát triển

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đẳng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng (Trang 101 - 121)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN

2.2 Thực trạng đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng đáp ứng nhu cầu phát triển

2.2.1. Nghiên cứu thực trạng thông qua khảo sát 2.2.1.1. Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực tại các trường cao đẳng ở Đà Nẵng và trên cơ sở những yếu tố liên quan đến quản lý đào tạo nguồn nhân lực thu thập được; từ đó có những kết luận khách quan, khoa học, chính xác làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý hợp lý.

2.2.1.2. Nội dung khảo sát

Thực hiện việc điều tra khảo sát thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực trình độ CĐ và mức độ đáp ứng nhu cầu NNL cho thành phố Đà Nẵng

Công tác đào tạo của các trường CĐ: Mức phù hợp của chương trình đào tạo so với nhu cầu DN thể hiện qua các đánh giá của GV, DN, cựu SV trên các nội dung như: mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo so với yêu cầu thực tế tại DN, khả năng làm việc, thích nghi của SV khi mới tốt nghiệp với môi trường thực tế tại DN, thời gian tìm việc làm, được đào tạo lại,…

90

2.2.1.3. Công cụ, phương pháp khảo sát

Bộ công cụ khảo sát: Từ tháng 02/2017 đến tháng 12/2017, tác giả tiến hành thiết kế mẫu câu hỏi, tổ chức điều tra, khảo sát về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại thành phố Đà Nẵng

Phương pháp khảo sát: Sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát như sử dụng phiếu hỏi, phỏng vấn, đối thoại, trao đổi trực tiếp; thu thập thông tin từ các nhà quản lý, giáo viên, chủ doanh nghiệp, SV cựu SV nhằm nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo nguồn nhân lực trình độ CĐ đáp ứng nhu cầu thành phố Đà Nẵng

2.2.1.4. Đối tượng khảo sát

Khảo sát được tiến hành ở 10 trường CĐ (35 CBQL, 125 GV, 150 SV);

40 DN tại thành phố Đà Nẵng có sử dụng NL trình độ CĐ với tổng số người được khảo sát: 55 CBQL và CBKT; 35 cựu SV có trình độ CĐ đang làm việc tại DN

Bảng 2.11 Thống kê về số liệu khảo sát phát ra và thu vào

Đơn vị Đối tượng khảo sát Số phiếu phát ra Số phiếu thu vào 10 Trường

CBQL 35 25

GV 125 100

SV 150 100

40 Doanh nghiệp

CBQL 55 50

Cựu SV 35 25

2.2.1.5. Kết quả khảo sát: Thể hiện từ Bảng 2.10 đến Bảng 2.24 được trích xuất từ kết quả ở phụ lục 6.

2.2.2. Thực trạng đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng tại thành phố Đà Nẵng 2.2.2.1 Mạng lưới cơ sở đà o tạo cao đẳng:

Tính tới năm 2016, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 20 trường cao đẳng và 6 trường đại học, cơ sở giáo dục khác đào tạo hệ cao đẳng.

91

Bảng 2.12. Danh sách các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tính đến năm 2016

TT Tên cơ sở

Loại hình sở hữu Công

lập DNNN

thục FDI

10 0 9 1

1 Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn x 2 Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V x

3 Trường Cao đẳng Thương Mại x

4 Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng x

5 Trường Cao đẳng nghề Số 5 x

6 Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm x

7 Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch x

8 Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin x

9 Trường CĐN Đà Nẵng x

10 Trường CĐN Hoa Sen X

11 Trường CĐN Nguyễn Văn Trỗi X

12 Trường Cao Đẳng Phương Đông X

13 Trường Cao đẳng Bách Khoa X

14 Trường CĐN Việt – Úc X

15 Trường Cao đẳng Đại Việt X

16 Trường Cao đẳng Đức Trí X

17 Trường Cao đẳng Văn hoá - Nghệ thuật ĐN X

18 Trường Cao đẳng Lạc Việt X

19 Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus x

20 Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Đông Du ĐN X

Nguồn: Báo cáo Sở Lao động thương binh xã hội Đà Nẵng năm 2017 Hiện nay, 100% các trường cao đẳng tham gia đào tạo hệ cao đẳng, hệ trung cấp. Bên cạnh đó, các trường đại học tư thục cũng đều có đào tạo hệ cao đẳng (Như Đại học Đông Á, Đại học Duy Tân, Đại học FPT). Điều này cho thấy cơ hội được học tập theo hệ cao đẳng của người học được thuận lợi bởi có nhiều cơ sở đào tạo với những môi trường học tập khác nhau. Vì thế, quá trình đào tạo này đã và đang đóng góp cho lực lượng lao động qua đào tạo tương đối cao ở cả khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.

2.2.2.2 Quy mô tuyển sinh, tốt nghiệp hàng năm

Quy mô đào tạo hệ cao đẳng của các trường trên địa bàn thành phố Đà

92

Nẵng có xu hướng ngày càng giảm, ngay cả các trường công lập cũng có xu hướng này, nếu như năm 2012 tổng số nhập học là 13.097 sinh viên đến năm 2016 chỉ còn 7.271 sinh viên, giảm gần một nửa so với năm 2012. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có một lý do rất lớn là Luật giáo dục nghề nghiệp quy định các trường cao đẳng chuyển thành các trường cao đẳng nghề do Bộ lao động thương binh xã hội quản lý. Luật này có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Chính vì điều này, nhiều học sinh và phụ huynh không lựa chọn học cao đẳng. Bên cạnh đó, trên thực tế lực lượng lao động trình độ cao đẳng lại đang thất nghiệp với một tỷ lệ tương đối lớn 8,1% gấp gần 4 lần tỷ lệ thất nghiệp chung (Theo Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2016, Tổng cục thống kê), nên một bộ phận học sinh khi tốt nghiệp cấp 3 không lựa chọn con đường học cao đẳng mà chọn đi làm, học nghề ngắn hạn, hoặc đi xuất khẩu lao động. Đây là một vấn đề cần phải bàn và có giải pháp khắc phục nếu không trong tương lai lượng lao động trình độ cao đẳng sẽ bị thiếu hụt khi kinh tế đang ngày càng phát triển.

Cùng với các nguyên nhân trên, và thêm các nguyên nhân như lười học, bị lưu ban, thiếu hụt kinh tế.. nên lượng sinh viên bỏ học nửa chừng đang ngày càng tăng ngay cả các trường công lập cũng có tình trạng này, như Trường Cao đẳng Kinh tế - kế hoạch, Trường Cao đẳng Thương Mại, Trường Cao đẳng Lương Thực, thực phẩm.. mỗi năm trung bình khoảng gần 200 sinh viên bỏ học. Từ đó làm tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm không tương ứng với quy tuyển sinh, tỷ lệ tốt nghiệp chỉ đạt 80% đến 85%.. Đây cũng là một vấn đề đặt ra cho công tác quản lý giáo dục tại các cơ sở đào tạo.

93

Bảng 2.13. Quy mô và số lượng sinh viên tốt nghiệp của các trường cao đẳng tại Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012 -2016

TT Tên cơ sở

Quy mô tuyển sinh Số lượng sinh viên tốt nghiệp Năm

2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm

2016 Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Tổng số

13.097 11.752 9.320 7.877 7.271

10.772 9.458 9.392 8.085 7.500 1 Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn

790 775 765 792 785

680 650 723 689 672

2 Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V

1.023 1.030 1.075 1.089 1.023

910 805 834 701 625

3 Trường Cao đẳng Thương Mại

1.980 1.810 1.220 950 900

1.670 1.356 1.427 1.132 1.111 4 Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng

295 290 285 280 270

278 256 210 198 190

5 Trường Cao đẳng nghề Số 5

300 250 180 150

100

250 230 213 156 129

6 Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm

690 680 675 670 660

510 490 750 720 650

7 Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch

1.859 1.766 1.025 836 813 1.479 1.185 1.202 1.141 1.132 8 Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin

270 250 200 180 170

210 190 220 190 195

9 Trường CĐN Đà Nẵng

1.770 1.560 1.150 810 770

1.572 1.321 1.130 1.005 990 10 Trường CĐN Hoa Sen

280 230 190 150

120

200 170 180 110 100

11 Trường CĐN Nguyễn Văn Trỗi

235 201 180 150

130

200 187 170 167 135

12 Trường Cao Đẳng Phương Đông

1.170 1.020 850 600 500 980 910 886 760 550

13 Trường Cao đẳng Bách Khoa

680 500 400 320 250

523 498 405 301 270

94

14 Trường CĐN Việt – Úc

410 380 300 250

200

320 300 290 200 198

15 Trường Cao đẳng Đại Việt

225 200 160 130 100 190 178 182 150 102

16 Trường Cao đẳng Đức Trí

300 210 180 100 100

200 192 160 140 110

17 Trường Cao đẳng Văn hoá - Nghệ thuật ĐN 250 200 145 120 100 200 180 120 100 102

18 Trường Cao đẳng Lạc Việt

450 300 250 120 100

300 280 220 140 110

19 Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus 0 0 50 80 80 0 0 0 0 40

20 Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Đông Du ĐN 120 100 90 80 80 100 80 70 85 89

Nguồn: Báo cáo các trường hàng năm

95

2.2.2.3 Cơ cấu ngành nghề đào tạo

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chỉ 1 số ít trường đào tạo chuyên biệt ngành theo như tên trường như trường Cao đẳng y dược, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật, còn lại tất cả đều đào tạo đa ngành cả ngành kỷ thuật, lẫn kinh tế, một số trường còn đào tạo cả ngành dược, điều dưỡng, sư phạm mầm non.

Hiện các trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đào tạo đến 159 ngành nghề.

Có rất nhiều trường đào tạo khá nhiều ngành và chuyên ngành như:

Trường cao đẳng nghề Đà Nẵng đào tạo 17 ngành như sau: (1) Hướng dẫn du lịch; (2) Quản trị khách sạn; (3) Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ; (4) Kế toán doanh nghiệp; (5) May và Thiết kế thời trang; (6) Công nghệ ô tô; (7) Điện tử dân dụng; (8) Điện tử công nghiệp; (9) Kỹ thuật lắp đặt điện và Điều khiển trong công nghiệp; (10) Điện công nghiệp; (11) Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí; (12) Kỹ thuật sửa chữa và Lắp ráp máy tính; (13) Quản trị mạng máy tính; (14) Lập trình máy tính; (15) Quản trị Cơ sở dữ liệu; (16) Công nghệ Hàn; (17) Cơ điện tử.

Trường Cao đẳng Phương Đông đào tạo 12 nhóm ngành gồm: Dược, Điều dưỡng; Hộ sinh, Giáo dục mầm non; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (gồm 3 chuyên ngành); Kế toán (gồm 3 chuyên ngành); Tài chính – ngân hàng (gồm 3 chuyên ngành); Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử (gồm 4 chuyên ngành); Công nghệ thông tin (gồm 4 chuyên ngành); Luật- Dịch vụ pháp lý.

Trường cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch đào tạo 8 ngành (bao gồm 14 chuyên ngành chuyên sau) như: Ngành kế toán; Ngành quản trị kinh doanh;

ngành Tài chính – Ngân Hàng; Ngành Tiếng anh; Ngành Hệ thống thông tin quản lý; Ngành Dịch vụ pháp lý; Ngành Quản trị khách sạn.

Ngay cả những trường mang tính đặc thù như Cao đẳng du lịch Đà Nẵng vẫn tham gia đào tạo các ngành như: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Ngoại ngữ, Tài chính-Ngân hàng,...

96

Dù các trường có đa ngành đào tạo nhưng về cơ bản tập trung chủ yếu là các ngành như kế toán, quản trị kinh doanh, khách sạn - du lịch, công nghệ thông tin, y dược và điều dưỡng...

Việc các trường đào tạo đa ngành sẽ có tính hai mặt của nó: Thứ nhất là với sự đào tạo đa dạng ngành nghề nên quy mô tuyển sinh của các trường sẽ lớn, người học được nhiều sự lựa chọn cho việc học ở đâu, góp phần tạo nên đội ngũ lao động có trình độ để phục vụ đất nước. Thứ hai chính là mặt trái của việc đào tạo đa ngành sẽ khiến nguồn lực của các trường dàn trải, cạnh tranh bằng mọi cách và liệu chất lượng đào tạo có được quan tâm và kiểm soát hay không khi quá nhiều chuyên ngành được đào tạo từ một trường? Đây cũng là vấn đề đặt ra cho các cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục và ngay cả bản thân các cơ sở đào tạo để đảm bảo thương hiệu và sự tồn vong của mình.

97

Bảng 2.14. Cơ cấu đào tạo của các trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tính đến năm 2016.

TT Tên cơ sở

Đào tạo các khối ngành

Kinh tế Kỹ thuật

Xây dựng

Du lịch- Nhà hàng

Công nghệ thông

tin

Y dược,

điều dưỡng

Luật – Dịch

vụ pháp

Tiếng anh

phạm

mầm non

Công nghệ thực phẩm

Lái xe

1 Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn X X

2 Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V X X X

3 Trường Cao đẳng Thương Mại X X X

4 Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng X X

5 Trường Cao đẳng nghề Số 5 X X X

6 Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm X X

7 Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch X X X X X

8 Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin X X

9 Trường CĐN Đà Nẵng X X X X

10 Trường CĐN Hoa Sen X X X X

11 Trường CĐN Nguyễn Văn Trỗi X X X X

12 Trường Cao Đẳng Phương Đông X X X X X X

13 Trường Cao đẳng Bách Khoa X X X X

14 Trường CĐN Việt – Úc X X

15 Trường Cao đẳng Đại Việt X X X X X X

16 Trường Cao đẳng Đức Trí X X X

17 Trường Cao đẳng Văn hoá - Nghệ thuật ĐN

18 Trường Cao đẳng Lạc Việt X X X X X

19 Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus X X

20 Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Đông Du ĐN X X X

Nguồn: Trang web của các trường

98

2.2.2.4 Tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp

Tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp là một trong những yếu tố rất quan trọng nâng cao uy tín của các trường. Vì thế, các trường rất quan tâm đến chỉ tiêu này và luôn tìm mọi giải pháp để hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đây cũng là một hướng đi đúng đắn của các trường, qua đó thể hiện trách nhiệm trong công tác đào tạo.

Bảng 2.15 Thống kê tỷ lệ có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp tại các trường đào tạo hệ cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

giai đoạn 2013-2016

(ĐVT: %)

TT Tên cơ sở

Tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016 1 Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn 83 85 91 87 2 Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V 82 80 79 78

3 Trường Cao đẳng Thương Mại 86 81 78 80

4 Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng 81 87 88 90

5 Trường Cao đẳng nghề Số 5 87 89 90 90

6 Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm 71 75 73 78

7 Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch 89 86 83 77

8 Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin 90 92 93 94,1

9 Trường CĐN Đà Nẵng 89 90 92 93,3

10 Trường CĐN Hoa Sen 75 74 85 78

11 Trường CĐN Nguyễn Văn Trỗi 77 76 78 76

12 Trường Cao Đẳng Phương Đông 81 81 82 85

13 Trường Cao đẳng Bách Khoa 70 69 71 72

14 Trường CĐN Việt – Úc 88 89 90 87

15 Trường Cao đẳng Đại Việt 67 64 61 56

16 Trường Cao đẳng Đức Trí 70 71 70 75

17 Trường Cao đẳng Văn hoá - Nghệ thuật ĐN 86 83 81 80

18 Trường Cao đẳng Lạc Việt 71 70 68 71

19 Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus 89

20 Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Đông Du ĐN 53 55 56 67

Nguồn: Trang Web của các trường

Sinh viên ra trường có việc làm là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của

99

một cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, càng hiệu quả hơn khi sinh viên được làm việc đúng chuyên ngành đào tạo, khi đó sẽ phát triển được năng lực của sinh viên, những kiến thức kỹ năng đã được học tại trường được phát huy, hơn nữa nơi sử dụng lao động sẽ thu được kết quả cao từ người lao động. Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2016 tỷ lệ làm việc đúng chuyên ngành của sinh viên sau khi ra trường đã đạt tương đối và có xu hướng ngày càng tăng, năm 2013 là 73,35%

thì đến năm 2016 tăng lên 79,6%. Đây là dấu hiệu tích cực qua đó cho thấy các trường đã đào tạo phù hợp và đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn 1 bộ phận sinh viên ra trường làm việc không đúng chuyên ngành (20,4%

năm 2016) vì nhiều lý do khác nhau, nhưng dù lý do gì đi nữa thì nếu tình trạng này tăng lên sẽ gây nhiều lãng phí cho cả nhà trường, doanh nghiệp và cả người học.

Hình 2.2 Tỷ lệ sinh viên làm việc đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp tại các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Nguồn: Tổng hợp và thống kê trên trang web của các trường

Trong số các ngành được đào tạo, lượng sinh viên ra trường làm đúng chuyên ngành đã học tập trung nhiều nhất vào các ngành như: Khách sạn – Du lịch, Công nghệ thông tin, sư phạm mầm non, điều dưỡng. Các ngành còn lại sinh viên tốt nghiệp làm gần hoặc trái ngành.

2.2.2.5 Cá c điều kiê ̣n đảm bảo phát triển đào tạo:

100

+ Điều kiện cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ đào tạo: Hầu hết các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố có cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo khá tốt, diện tích xây dựng các cơ sở đào tạo ở khu vực ngoài trung tâm thành phố khá rộng rãi và phù hợp cảnh quan sư phạm, thiết bị phục vụ công tác đào tạo ngày càng được trang bị đầy đủ, hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn một số ngành chưa được trang bị đạt yêu cầu như: Công nghệ sinh học, tự động hóa. Diện tích xây dựng trung bình của các trường khoảng 2-3m2/sinh viên (trừ Đại học thể dục thể thao có 24,9m2/sinh viên). Khu nội trú của hầu hết các trường chưa đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Các trường ngoài công lập hầu như không có ký túc xá và cơ sở phục vụ các hoạt động chung như nhà ăn, nhà văn hóa, nhà thi đấu, bể bơi, sân vận động.

+ Hệ thống cơ quan quản lý trên địa bàn: UBND thành phố Đà Nẵng là cơ quan quản lý chung trên địa bàn trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, thành phố có các đơn vị chuyên môn trực thuộc gồm: Sở GD-ĐT quản lý đào tạo nhân lực trình độ phổ thông; Sở LĐ-TB&XH quản lý công tác đào tạo nhân lực trong lĩnh vực dạy nghề và quản lý trường Cao đẳng, trung cấp theo ủy quyền của UBND thành phố; Sở nội vụ quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Trung tâm Phát triển nhân lực chất lượng cao quản lý các dự án gửi học sinh đi đào tạo đại học và cán bộ đi đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước cho khu vực công của thành phố. Các trường đại học, cao đẳng và trung cấp trực tiếp quản lý công tác đào tạo của trường.

+ Cơ chế, chính sách của Thành phố phục vụ công tác đào tạo nhân lực: Thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển và đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội, nhất là nhân lực chất lượng cao như: chính sách thu hút nhân lực trình độ cao phục vụ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Thành phố; chính sách thi tuyển chức danh lãnh đạo, chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ dự nguồn cho các chức danh lãnh đạo chủ chốt; chính sách đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đẳng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng (Trang 101 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(241 trang)