CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN
2.1.3. Thực trạng nguồn nhân lư ̣c thành phố Đà Nẵng
* Về số lượng:
Dân số trung bình của Đà Nẵng năm 2012 là 967.800 người, đến năm 2016 là 1.045.254 người và đạt tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2012- 2016 là 1,5%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (1,07%/năm). Sự tăng lên của quy mô dân số đã kéo theo sự tăng trưởng về quy mô nhân lực trên địa bàn Thành phố từ 531.375 người năm 2012 lên 556.124 người vào
năm 2016, đạt tốc độ tăng bình quân 1,03%/năm giai đoạn 2012-2016.
+ Cơ cấu nhân lực theo giới tính:
Trong các chỉ số về lao động, tốc độ tăng trưởng của lao động nữ thường cao hơn. Nữ trong lực lượng lao động tăng từ 49,32% năm 2012 lên 51,02% năm 2016.
+ Cơ cấu nhân lực theo nhóm tuổi:
Nhân lực của thành phố đa số trẻ, lao động có độ tuổi dưới 35 chiếm 52,13%; phân bổ chủ yếu ở khu vực đô thị, chiếm 87,62%, khu vực nông thôn chiếm 12,38%. Cơ cấu này phù hợp với yêu cầu của thành phố đang trong giai đoạn của quá trình CNH-HĐH, với các ngành công nghiệp gia công, chế biến ở dạng thô, cơ khí lắp ráp,…đòi hỏi lực lượng lao động phần lớn là lớp trẻ, có sức khỏe.
+ Các nguồn cung nhân lực
Giai đoạn 2012-2016, tốc độ tăng dân số trung bình của thành phố là 1,5%/năm, đạt mức tăng bình quân 18.975 người/năm, trong đó tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,96%/năm, còn lại là tăng cơ học với quy mô nguồn lao động đạt bình quân 10.592 người/năm, tăng bình quân 2,03%/năm. Trong khi đó, lực lượng lao động trên địa bàn thành phố giai đoạn 2012-2016 đạt bình quân 541.140 lao động/năm, tăng bình quân 1,03%/năm. Lực lượng lao động này được bổ sung khoảng 50% từ dân số bước vào độ tuổi lao động của thành phố và 50% từ nguồn tăng dân số cơ học hàng năm.
Bảng 2.6. Dân số - lao động thành phố Đà Nẵng
ĐVT: người Năm
Chỉ tiêu
2012 2013 2014 2015 2016
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Dân số trung bình
(người) 474 169 492 150 484 497 502 295 494 848 512 805 505 965 522 873 541892 530362 Lực lượng lao động
từ 15 tuổi tuổi trở lên (người)
256 667 252 093 265 447 268 330 273 684 267 497 275 292 271 715 279333 276790 Lao động từ 15 tuổi
trở lên đang làm việc (người)
244 698 239 032 255 639 259 044 265 481 257 002 261 379 261 901 265814 267036 Tỷ lệ Lao động từ 15
tuổi trở lên đang làm việc %
95.34 94.82 96.31 96.54 97.00 96.08 94.95 96.39 95.16 96.48
Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2017, Nhà xuất bản Thống kê Giới tính
81
* Về chất lượng nhân lực: Chất lượng nhân lực thể hiện trình đô ̣ ho ̣c vấn, trình đô ̣ chuyên môn, kỹ thuâ ̣t, đă ̣c điểm tâm lý - xã hô ̣i và những kỹ
năng mềm của nhân lực. Hay chất lượng nhân lực thể hiện cả ở kỹ năng cứng;
kỹ năng mềm và thể lực, sức khỏe cua người lao động.
+ Trình độ học vấn: Trình độ học vấn phổ thông của lao động Thành phố không ngừng được nâng lên. Điều này thể hiện ở tỷ lệ tốt nghiệp cao đẳng, đại học và sau đại học tăng, số người không biết chữ ngày càng giảm cả về số tuyệt đối và tỷ lệ; năm 2012 tỷ lệ lao động không biết chữ là 2,25%, năm 2016 tỷ lệ này giảm xuống còn 1,98%..
+ Trình độ chuyên môn-kỹ thuật: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở Đà Nẵng tăng lên rõ rệt ở các cấp trình độ và cao hơn trung bình trong vùng và cả nước. Lao động chưa qua đào tạo giảm từ 65,6%
năm 2012 xuống 58,4% năm 2016.
Bảng 2.7. Lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (ĐVT: Người)
2013 2014 2015 2016
Đại học 25.746 27.106 27.171 28.363 Cao đẳng 13.383 14.692 14.691 15.798 Trung học 33.067 36.574 36.630 38.734 Công nhân kỹ thuật 112.515 114.946 115.121 117.576
Lao động khác 329.972 329.165 329.667 332.379 Nguồn: Đặc san kỷ niệm 40 năm giải phóng Đà Nẵng 2015, NXB Thống kê
Năm 2013, cơ cấu lực lượng lao động qua đào tạo của Đà Nẵng (Cao đẳng, Đại học – Trung cấp – CNKT) là 1/0,85/2,86 và năm 2015 là 1/0,88/2,75 đến năm 2016 là 1/0,91/2,87. Trong khi đó, cơ cấu này ở các quốc gia đã thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, được coi là hợp lý với tỷ lệ tương ứng là: 1/4/10. Hơn nữa, lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao chiếm tỷ lệ rất thấp, cụ thể: năm 2013 chiếm 13,1%, năm 2015 chiếm
82
14,6%, đến năm 2016 chiếm 15,01%. Điều này cho thấy Đà Nẵng đang trong tình trạng thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Lực lượng lao động có trình độ đào tạo đại học, cao đẳng quá nhiều, trong khi đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất đa số chưa qua đào tạo nên phục vụ chủ yếu cho các ngành thâm dụng lao động với năng suất lao động thấp, giá trị gia tăng nhỏ. Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao và những ngành công nghiệp công nghệ cao chưa có được nguồn cung lao động chất lượng cao.
+ Đặc điểm tâm lý – xã hội và những kỹ năng mềm của nhân lực: Tỷ lệ lao động trẻ ở thành phố Đà Nẵng hiện khá cao. Đa số có sức khỏe tốt, năng động, sẵn sàng tiếp thu cái mới, nắm bắt công nghệ nhanh, cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động, có ý thức cầu tiến.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đặc điểm văn hóa – xã hội, phong tục, tập quán, lối sống… Nhân lực Việt Nam nói chung và Thành phố nói riêng vẫn còn những điểm cần phải thay đổi như: thói quen làm ăn nhỏ lẻ, manh mún;
tác phong làm việc thiếu khoa học, thiếu tầm nhìn dài hạn, tinh thần hợp tác và ý thức kỷ luật thấp. Việc tuân thủ quy trình nghiêm ngặt trong quá trình làm việc chưa tốt; các kỹ năng làm việc, giao tiếp, quản lý, lãnh đạo còn hạn chế. Phương pháp quản lý còn tùy tiện, thiếu nguyên tắc và thường bị chi phối bởi các yếu tố tình cảm, huyết thống. Việc tuân thủ pháp luật đôi lúc, đôi nơi còn chưa nghiêm túc.
Đối với lao động mới ra trường, mặc dù kiến thức chuyên môn được trang bị khá bài bản nhưng kỹ năng làm việc đa số còn yếu, hay thay đổi công việc theo ý thích, đa số thiếu kiên nhẫn với mục tiêu lâu dài. Thiếu kỹ năng giải hợp tác và học hỏi từ đồng nghiệp,… Ngoài ra, phần lớn sinh viên ra trường còn yếu kém về kỹ năng làm việc và nhất là các kỹ năng mềm.
83
Tóm lại, những đặc điểm tâm lý xã hội, văn hóa nêu trên của nhân lực ít nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển Kinh tế-Xã hội của Đà Nẵng trong thời gian tới và đây là vấn đề lớn đặt ra cho công tác đào tạo.