Quan niệm về con người cá nhân với đời sống nội tâm "phiền phức"

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam (Trang 24 - 41)

VXNT Thạch Lam đề cao con người cá nhân, nhƣng đó là con người cá nhân với đời sống nội tâm "phiền phức". Quan niệm đề cao con người cá nhân là thành tựu mỹ học của cả một thế hệ nhà văn thời Thạch Lam trong những điều kiện tâm lý - lịch sử xã hội cụ thể.

Nhưng đó là "của chung". Từ cái "của chung" đó, mỗi một nhà văn nhà thơ, những người ít nhiều có tỏa sáng trên văn đàn bấy giờ, đều góp thêm cái nhìn khám phá độc đáo của riêng mình.

Cũng là đề cao cá nhân, nhƣng cá nhân trong sáng tác của Hoàng Đạo là cá nhân theo đuổi, ôm ấp cái mộng cải cách xã hội, cải cách nông thôn (Con đường sáng); trong sáng tác của Khái Hưng, Nhất Linh thời kỳ đầu, là con người khao khát "dấn thân" "tranh đấu" để đòi giải phóng phụ nữ, giải phóng cá tính, đòi tự do yêu đương, tự do kết hôn (Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng...); trong sáng tác của Nguyễn Tuân là con người tài hoa tài tử chơi ngông với cuộc đời, tự đặt mình trên bậc với những ai phàm tục phàm trần (Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua...) v.v.

Hít thở bầu không khí mỹ cảm dồi dào, mới mẻ như vậy về con người cá nhân của thời đại, Thạch Lam tìm kiếm một góc nhìn riêng, nhất quán suốt cả đời văn của mình: quan niệm cá nhân nhƣ là con người có đời sống nội tâm phiền phức, nhạy cảm, nhƣ là một cõi riêng.

Có lẽ khi con người mới sinh ra cùng với thế giới và biết đấu tranh, sinh

tồn như một thực thể xã hội, thì con người đã biết nhận thức và có nhu cầu nhận thức, biết cảm xúc và có nhu cầu bộc lộ cảm xúc. Nhưng chỉ khi nào con người ý thức được thật đầy đủ về mối quan hệ vừa lệ thuộc vừa chi phối giữa nó và thế giới; chỉ khi nào con người thực sự khao khát và đủ tri thức để khám phá cái bí mật của cả phần tinh thần và phần thể xác của nó để giải quyết mối quan hệ người với vật, người với người người với chính nó [Lương Thấu Minh, theo 174] bằng một thứ ánh sáng "phục hưng", dân chủ, thì khi đó con người mới thực sự có đủ điều kiện để trở thành con người nội tâm, con người trong tư cách một chủ thể tự nhận thức.

Nhưng thời đại và tư tưởng mỹ học của nó chỉ có ý nghĩa mở đường, còn như ai sẽ là người đủ tư cách phát ngôn cho tư tưởng đó thì tùy thuộc vào chỗ nhà văn ấy có hội được những điều kiện cần và đủ hay không. Thạch Lam hội đủ cả các điều kiện này. Trong VXNT của Thạch Lam, con người cá nhân ấy là một tổng hòa của nhiều đặc tính mà trong đó, đáng lưu ý nhất là mấy đặc tính: 1. Rất riêng; 2. Rất "phiền phức " (phức tạp); 3. Rất nhạy cảm.

1.2.1. Cá nhân: Một cõi rất riêng

Cá nhân, trong bản tính của nó, vốn là một cái gì rất riêng, một thế giới riêng, không lặp lại ở người khác, ở chỗ khác. Cái chỗ rất riêng ấy, không phải chủ yếu là do nó được đánh dấu, xƣng gọi bởi một danh tính cụ thể nào đó theo kiểu tự xƣng danh mà thế hệ nhà nho tài tử đã làm, cách Thạch Lam nhiều chục năm trước. Thời ấy, cá nhân - cái chỗ riêng biệt, khác lạ ở mỗi con người - vẫn khiêm nhường khuôn lại nơi cái riêng về chí hướng, tài tình, danh phận. Con người cá nhân nếu có cựa quậy vẫy vùng thì cũng chỉ là cựa quậy vẫy vùng trong khuôn khổ mà thôi. Ngay cả khi họ cả gan "chọc trời khuấy nước mặc dầu" nhƣ Từ Hải của Nguyễn Du, hay quả quyết "nghiêng cánh nhạn tếch mái rừng Nhan Khổng", "cựa đuôi kình toan vượt biển Trình Chu" nhƣ cái "tôi" trong

thơ của Cao Bá Quát, thì người ta vẫn chỉ cảm nhận ở đó một cái gì như là khẩu khí Nho gia, hơn là một thái độ sống, thái độ ứng xử cá thể, cá nhân.

Thời Thạch Lam thì khác: Cái "tôi" cá nhân dường như trở thành chuyện sống còn của cá nhân và đôi khi đƣợc đẩy tới chỗ cực đoan. (Cá nhân thậm chí "là Một, Riêng, Thứ nhất" - Xuân Diệu).

Con người cá nhân ấy dễ bất hòa, xung đột với xã hội truyền thống đã đành, mà cũng dễ tự va chạm, tự xung khắc với chính mình (nhất là khi nó vừa chịu ảnh hưởng của ý thức hệ tư sản lại vừa phải thường xuyên tiếp xúc va chạm với xã hội còn mang nặng nếp sống phong kiến). Cá nhân kiêu hãnh bao nhiêu vì chỗ khác người thì cũng mặc cảm bấy nhiêu về chỗ khác mình của nó. Cũng như nhiều nhà văn trong Tự Lực văn đoàn, Thạch Lam là người ý thức sâu sắc và đầy đủ về đặc tính riêng này của con người cá nhân trong thời đại ông.

Cái đặc tính rất riêng ấy của con người cá nhân trong VXNT Thạch Lam bộc lộ rất đậm, rõ ở nhiều góc độ, ý nghĩa.

Trước hết, con người cá nhân là rất riêng do chỗ đã là cá nhân thì thường có số phận riêng, duyên phận riêng, cảnh ngộ riêng. Chẳng hạn, cùng là phụ nữ lao động nghèo mà mỗi người một tình cảnh, một duyên phận: Mẹ Lê (Nhà mẹ Lê) khác bà Nhì (Ngày mới), cô Tâm (Cô hàng xén) khác cô Liên (Một đời người), khác cô Dung (Hai lần chết); cũng là những nàng thôn nữ hạnh phúc và bất hạnh trong lần đầu biết đến hương vị tình yêu, mà Hậu (Nắng trong vườn), Liên, Thân (Tiếng sáo), Mai (Đêm trăng sáng), Lan (Tình xưa)... mỗi người hạnh phúc và bất hạnh theo cái cách của riêng mình. Cũng nhƣ vậy, Bào (Người bạn trẻ), Sinh (Đói), Minh (Cái chân què), Diên (Trong bóng tối buổi chiều), Thành (Cuốn sách bỏ quên)...; bác Dư (Một cơn giận), Người lính cũ (Người lính cũ), bà đầm (Người đầm)... đều là những cá nhân rất riêng trong những

tình cảnh éo le đáng buồn hoặc đáng thương của họ v.v.

Thứ hai, cá nhân phải mạnh mẽ: "mình dám là mình" [Theo dòng, 99]. Nói chung mình dám là mình, theo cái nghĩa thông thường, là dám sống, trải nghiệm theo cái cách của riêng mình: để là một người đàn ông trưởng thành, một người cha trẻ "dám là mình" nhân vật của Thạch Lam phải tự biết lấy tình cảm, thái độ của chính mình (Đứa con đầu lòng); để biết thế nào là"duyên số", cá nhân phải tự trải nghiệm lấy "duyên số", và phải tự trả lấy "học phí"

một cách đích đáng cho bài học về "duyên số" của mình (Duyên số); để biết chắc rằng đồng tiền dù rất đáng quý nhƣng chƣa phải là tất cả, chƣa hẳn đã mang lại hạnh phúc cho ta trong cuộc đời, cá nhân không tin ngay những lời khuyên của kẻ khác mà tự mình kiểm nghiệm lấy, dù cho có phải trả giá rất đắt (Cái chân què)... Nhƣng "mình dám là mình" còn có nghĩa là biết đi bằng đôi chân của riêng mình, nghĩ bằng bộ óc của riêng mình, nhìn ngắm, cảm thụ, ứng xử, buồn vui đều cao độ theo cái cách của riêng mình. Nhân vật "tôi" trong truyện ngắn Bên kia sông, từng sống những ngày thơ ấu dám là mình nhƣ thế: " [...] sung sướng và nhẩy nhót như một con chim giữa cuộc sống hoạt động kia bao bọc lấy tôi, để hết cả mắt mà trông, cả tai mà nghe, cả mũi mà ngửi cái mùi cát mùi đất lẫn mùi khói rác người ta đốt ở đầu làng buổi chiều, theo gió với sương mà tràn vào trong phố." [96:33].

Thứ ba, đặc tính riêng của cá nhân còn bộc lộ ở chỗ mỗi cá nhân thực sự là một thế giới bí mật, một cõi riêng về đời sống cảm xúc, về tâm hồn.

Suốt một đời văn của mình, Thạch Lam hầu nhƣ chỉ ao ƣớc tìm đƣợc bí quyết, phương thức hữu hiệu để có thể soi thấu và lột tả được "cái bí mật không thể tả được ở trong mỗi con người". Cái thế giới ấy là riêng, là bí mật, không thể tả được đối với kẻ khác đã đành mà lắm khi còn bí mật "không thể tả được" đối với cả chính người trong cuộc. Chẳng hạn nhân vật Sinh (Đói) hẳn không thể

ngờ đƣợc rằng sau khi khinh bỉ xua đuổi vợ đi, anh ta lại ăn ngốn ngấu những thứ mà anh ta cho là nhơ bẩn, nhục nhã do chính nàng mang về. Thành (Một cơn giận) không thể ngờ đƣợc rằng có những phút giây anh ta lại tàn nhẫn và vô lý, bất công đối với một người phu xe lương thiện đến thế. Thanh (Sợi tóc) càng không thể ngờ được có những phút giây linh hồn người ta lại bị đặt cheo leo bất trắc trên một ranh giới mong manh như "sợi tóc" giữa tốt và xấu, thánh thiện và tội lỗi đến nhƣ thế. Ở đó, không chỉ có ý nghĩ, cảm giác là bí mật, bất thường mà đến cả cái động cơ, cái mãnh lực đưa đẩy người ta đi, hay níu giữ người ta lại, cũng là bí mật khôn lường.

Cái thế giới ấy càng bí mật, kín đáo, khó tả bao nhiêu, thì lại càng cần đến văn chương nghệ thuật bấy nhiêu. Theo Thạch Lam, văn chương là "thứ khí giới thanh cao và đắc lực" có thể góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn, đặc biệt là "làm cho lòng người phong phú trong sạch hơn" [20:4].

1.2.2. Cá nhân: một thế giới rất phiền phức

"Phiền phức" là chữ mà Thạch Lam rất ƣa dùng cả trong tiểu luận, tiểu thuyết lẫn truyện ngắn: "Người ta là một động vật rất phiền phức" [Theo dòng, 101:588]; "Tân lại gần cúi nhìn đứa bé. Chàng thấy trong lòng một mối cảm động êm đềm phiền phức" [Đứa con đầu, 101:68]; "Tâm hồn giản dị, nàng (tức Trinh, vợ Trường - NTT) không hiểu được cái phiền phức của lòng Trường" [Ngày mới, 101:520] v.v.

Chữ phiền phức đây bao gồm hai ý nghĩa: tính cách phức tạp và tâm lý phức tạp.

Nó cho thấy trong quan niệm của Thạch Lam, con người cá nhân cá thể là một cái gì, xét về mặt tính cách xã hội, không đơn giản một chiều, không thuần nhất. Thậm chí ở đó có thể dung hòa những mặt đối lập nhau: "Người ta là người với những sự cao quý và hèn hạ của người [Theo dòng, 101:588]. Ông

xem con người như "một động vật rất phiền phức" là vì vậy.

Với một quan niệm như thế, khi cần miêu tả con người cá nhân như những nét tính cách, Thạch Lam thường tạo ra những nhân vật mà người ta không thể quy gọn vào một vài từ mang ý nghĩa phẩm chất nhƣ tốt (hoặc xấu), thiện (hoặc ác), đáng yêu (hay đáng ghét)...

Nhiều nhân vật của Thạch Lam thường có chút khó hiểu, bí ẩn, không thể nhìn bằng cái nhìn một phía, đánh giá bằng những thang bậc cứng nhắc là vì vậy. Xuân trong tiểu thuyết Ngày mới, Tiến trong truyện ngắn Tiếng sáo tiêu biểu cho những nhân vật nhƣ thế.

Nhiều cảnh ngộ và nhân vật trong VXNT Thạch Lam còn mở cho thấy tính chất tương phản, sự thay đổi đột ngột trong tính cách xã hội của con người cá nhân. Người ta vừa rất sẵn lòng trắc ẩn, lại vừa rất ích kỷ, mềm yếu, hèn nhát, không cƣỡng nổi sự cám dỗ của hạnh phúc cá nhân (Tiếng chim kêu, Người bạn cũ). Hoặc trong mỗi cá nhân con người có cả phần bản năng tàn nhẫn lẫn phần cao quí nhân hậu (Một cơn giận), có cả một tên ăn cắp và một con người trong sạch (Sợi tóc)....

Sự "phiền phức" như vậy trong tính cách tâm lý xã hội của con người cá nhân trong sáng tác của Thạch Lam, rõ ràng rất ăn khớp với quan niệm của ông đƣợc phát biểu trong Theo dòng, mà cũng rất tương hợp với với quan niệm của các bậc thầy hiện thực chủ nghĩa.

Lep Tolstoi đã có lần nhắc nhở:

"Một trong những lầm lẫn vĩ đại nhất khi xét đoán con người là chúng ta hay gọi và xác định người này là thông minh, người kia là ngu xuẩn, người này tốt, người kia ác, người thì mạnh mẽ, người thì yếu đuối, trong khi người ta là tất cả: tất cả các khả năng đó, là cái gì luôn luôn biến đổi" [Lep Tolstoi, dẫn theo 210:185].

Đồng thời, quan niệm ấy cũng tiếp nối tinh thần nhân bản vốn có từ xa xƣa của nhân loại: "Tôi là người, không có gì thuộc về con người xa lạ với tôi"-

ngay từ thế kỷ thứ II Tr. CN, Terenxy, nhà soạn kịch La Mã đã để cho một nhân vật trong vở Tự dày vò nói nhƣ thế [dẫn theo 210].

Nhƣng Thạch Lam, đƣợc biết đến không phải chủ yếu nhƣ nhà văn của những tính cách xã hội, những điển hình. Thạch Lam trước sau, chủ yếu vẫn là tác giả của những trạng thái tâm lý phức tạp, tinh vi. Cái "phiền phức" của tâm hồn con người ở sâu nơi tiềm thức, vô thức, là khu vực thu hút cái nhìn và ngòi bút của Thạch Lam nhiều nhất. Thậm chí, có thể nói mà không sợ quá lời rằng: trong số các nhà văn xuôi hiện đại (cả lãng mạn chủ nghĩa và hiện thực chủ nghĩa) vào cuối thập niên ba mươi thì Thạch Lam là một trong vài nhà văn đã cảm nhận và miêu tả được thế giới cảm giác, cảm tưởng của con người cá nhân hiện đại một cách chân thực, uyển chuyển, sinh động nhất.

Cái "phiền phức" trong tâm hồn của cá nhân, nhiều khi chỉ là một cảm tưởng, cảm giác tinh vi khó tả nào đó chợt dấy lên trong lòng nhân vật. Ví nhƣ nhƣ cái "mối cảm động êm đềm, phiền phức" mà người cha trẻ cảm thấy trong lòng, khi chàng lại gần "cúi nhìn đứa bé". Thạch Lam gọi cái cảm tưởng, cảm giác ấy là "mối cảm động êm đềm, phiền phức". Đó là một "rung động khẽ như cánh bướm non". Những cảm giác, cảm tưởng tinh vi, khó tả,

"phiền phức" nhƣ vậy, rất phổ biến trong những biến thái tâm hồn của nhân vật Thạch Lam, đặc biệt là ở các nhân vật chính, hiện thân cho tác giả hay mang "điểm nhìn" của tác giả.

Hãy trở lại với đoạn văn nói về cái "phiền phức" của lòng Trường mà Trinh vợ chàng "không hiểu đƣợc": "Tâm hồn giản dị, nàng không hiểu được cái phiền phức của lòng Trường, và như thế, nàng càng đau khổ hơn. Những nỗi băn khoăn của chồng mà Trinh đoán bấy lâu nay, khiến nàng phải nghĩ ngợi, tuy nàng không biết duyên cớ vì đâu" [101:520].

"Cái phiền phức của lòng Trường" là gì, thật là khó nói. Song cái "phiền

phức" nhất của lòng Trường lại chính là về sự ác nghiệt vô lý đối với vợ, mà chàng biết rõ lẽ ra phải tự giận mình, trách mình mới đúng "Giận Trinh vì chính sự quyết định của chàng"

[101:519], "...thoáng thấy trong thâm tâm cái ác nghiệt vô lý và hèn nhát của mình nhưng chàng vội tránh không nghĩ đến. Chàng muốn đến bên vợ, an ủi và xin lỗi nàng nhưng một ý xấu cứ giữ chàng lại" [101:519-520].

Mộ trạng thái tâm lý nhƣ vậy quả là đa đoan, phức tạp, sâu kín và "phiền phức" biết bao. "Tâm hồn giản dị" như Trinh làm sao mà hiểu được cái phiền phức ấy của lòng Trường.

Nàng hoang mang lo sợ vì sự không hiểu lòng chồng: "Tâm sự của Trường giờ đối với nàng trở nên bí mật. Mỗi ngày Trường đối với nàng xa lạ hơn một chút" [101:521].

Ngay cả những đôi uyên ƣơng trẻ trung mơ mộng nhƣ Bình - Lan (Tình xưa), Bính - Hậu (Nắng trong vườn)...đến một lúc nào đó rồi cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Chưa hết, lâu nay khi nói đến con người cá nhân, người ta thường chỉ nghĩ đến chỗ khác người, chỗ lạ lẫm của nó. Nhưng tiếp xúc với nhân vật của Thạch Lam, người ta lại thấy còn phải lưu ý đến điều này nữa: con người cá nhân, thật bất ngờ và lý thú, cũng lại là hiện thân cho giống, loài, cho người ta nói chung.

Ai thì rồi cũng có thể có những cơn giận bất thường, vô cớ, và có thể vô tình trở thành tàn nhẫn, độc ác, tội lỗi. Nhưng cá nhân sẽ là cá nhân "người" hơn cả, khi anh ta biết băn khoăn biết sám hối hay chí ít tỏ ra có chút mặc cảm tội lỗi ám ảnh không thôi. Ai cũng có thể có lúc bị đặt vào một hoàn cảnh éo le đến lạnh gáy nhƣ nhân vật Thành cheo leo giữa sợi tóc nhân cách phân định sự ngay thẳng và gian manh. Nhƣng sẽ là cá nhân hơn cả khi anh ta dám can đảm tự thú những ý nghĩ hồn nhiên thành thực của mình (Sợi tóc).

Còn nữa, người ta bất hạnh, khổ nhục có thể rất khác nhau, nhưng chính

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam (Trang 24 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(235 trang)