3.2.1. Đây vừa là một kết tinh thẩm mĩ của VXNT Thạch Lam vừa là một bước đột phá kỹ thuật rất có ý nghĩa của VXNT Việt Nam trên đường hiện đại hóa.
Trước Thạch Lam (và Tự Lực Văn đoàn), ngoại trừ trường hợp Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản, thì từ truyện kể dân gian, qua văn xuôi tự sự trung đại, cho đến tác giả văn xuôi cận hiện đại nhƣ Hồ Biểu Chánh (trong Nam) và Hoàng Ngọc Phách (ngoài Bắc), văn xuôi tự sự Việt Nam, về căn bản, vẫn đặt trung tâm hứng thú nghệ thuật nơi cốt truyện. Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh dù gợi đƣợc chút ít tâm tình mang "cá tính của miền Nam", vẫn chủ yếu thu hút độc giả ở cốt truyện hấp dẫn, tình tiết bất ngờ. Với Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, nhân vật đã có tâm tƣ, nhƣng nếu gạt bỏ chất "lâm ly" ngang trái của chuyện tình éo le thống thiết, thì ắt hẳn tác phẩm này chẳng còn mấy cuốn hút độc giả nữa.
Những trạng thái tương tư, thao thức đau buồn sướt mướt của nhân vật chính (Tố Tâm - Đạm Thủy) có đƣợc chú ý miêu tả nhƣng vẫn còn đơn giản, chƣa sống, chƣa thật. Nói một cách nghiêm ngặt, so với Truyện thầy Lazarô Phiền (Nguyễn Trọng Quản), Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách)
là một bước dật lùi về hành văn, các tiểu thuyết có khuynh hướng đạo đức trong Nam của Hồ Biểu Chánh là một bước dật lùi về khám phá miêu tả nội tâm con người.
Phải chờ đến Thạch Lam trong Tự Lực Văn đoàn, những "đột phá kỹ thuật" nhƣ một hiện tƣợng "độc sáng" [31] của Nguyễn Trọng Quản trong Truyện thầy Lazarô Phiền mới được phát huy và đẩy xa thêm một bước trưởng thành mới. Và sau Thạch Lam, Nam Cao sẽ còn đẩy phương thức tự sự của văn xuôi nghệ thuật hiện đại sang một bước mới với kỹ thuật miêu tả và phân tích tâm lý.
Thực ra phải xem phương thức khắc họa tâm trạng, phô diễn cảm giác của Thạch Lam cùnng phương thức miêu tả và phân tích tâm lý của Nam Cao như hai biểu hiện của cùng một hướng tìm tòi phương thức tự sự ở vào một giai đoạn khá phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nhƣng sự khác biệt ở đây cũng khá rõ. Và sự khác biệt ấy không đơn thuần là "vấn đề kỹ thuật" mà còn là "vấn đề cái nhìn".
Nam Cao và các nhà văn hiện thực (tả chân) xem tâm lý nhân vật nhƣ là động cơ của các lựa chọn các hành vi ứng xử, các hành động trong đời sống xã hội của con người. Nhân vật của ông thường vật vã, băn khoăn trước một hành vi, một quan hệ của đời sống. Tâm lý của họ vì vậy thường diễn biến theo một quá trình nào đó. Quá trình này phản ánh các quá trình, các xung đột trong đời sống xã hội và đƣợc chiếu sáng bởi tình cảnh, số phận của nhân vật.
Ở đó, một mặt, người đọc có thể nhìn sâu vào tâm lý nhân vật để hiểu hành động, hành vi của họ (ví dụ nhìn vào tình thương con, trạng thái dằng xé nội tâm của lão Hạc trước cái "gia cảnh deo dắt" để hiểu các hành vi lẩm cẩm gàn dở của lão). Mặt khác, có thể nhìn vào hành vi, hành động mà "đọc" đƣợc tâm lý bên trong (ví dụ nghe tiếng chửi lạ lùng của Chí Phèo để mà hiểu đƣợc
nỗi bi phẫn đến tuyệt vọng, bế tắc của hắn). Có thể gọi đó là phương thức miêu tả, phân tích tâm lý.
Thạch Lam và một số tiểu thuyết gia trụ cột của của Tự Lực Văn đoàn thì không hẳn nhƣ vậy. Thế giới nội tâm của nhân vật chủ yếu dừng lại ở một vài trạng thái tâm lý đơn giản nhưng nổi bật nào đó của nhân vật. Trạng thái này vẫn thường được nhìn trong tính độc lập tương đối của nó. Đó là một trạng thái tâm hồn khá đặc thù, "chủ yếu được dệt bằng những cảm giác" và đƣợc miêu tả chủ yếu để "chứng tỏ sự phong phú của tâm hồn, của đời sống nội tâm chứ không phải để thuyết minh cho hành động của nhân vật" [217]. Đó là những nhân vật mà theo cái nhìn và dụng công miêu tả của nhà văn thường được chiếu sáng cả hai phía:
phía hành động xã hội và phía nội tâm thầm kín, đặc biệt là phía nội tâm thầm kín. Và giữa hai mặt này, không phải bao giờ cũng có một mối liên hệ một lôgic rõ ràng. Khuynh hướng mô tả nhân vật và cái nhìn đời sống nhƣ thế, đã tạo ra trong hàng loạt tiểu thuyết luận đề xã hội của Tự Lực Văn đoàn một kiểu nhân vật, một thế hệ nhân vật hoặc có đầu óc cải cách xã hội, có hành động thực tiễn, hoặc chấp nhận lối sống dấn thân va đập với hoàn cảnh, nhƣng tất cả các nhân vật này đều giống nhau ở tâm hồn mơ mộng; đặc biệt nhạy cảm với vẻ đẹp và những biến thái của thiên nhiên tạo vật, sống nhiều với nội tâm và cảm giác. Đó là những Chương (Đời mưa gió, Nhất Linh), Cảnh (Băn khoăn, Khái Hưng), Loan (Đôi bạn, Nhất Linh), Trâm (Nắng thu, Nhất Linh), Dung (Con đường sáng, Hoàng Đạo), Nhung (Lạnh lùng, Nhất Linh), Mai (Nửa chừng xuân, Khái Hưng)...
Ở trường hợp Thạch Lam cũng vậy. Nhưng cái nhìn và sự miêu tả nội tâm của Thạch Lam còn có nhiều đặc điểm riêng biệt. Con người cá nhân với đời sống nội tâm phiền phức, trong văn ông, sinh ra dường như không phải là để hành động, ứng xử trước xã hội, mà là để tự nhận thức cảm nghiệm. Cho nên
nhân vật của ông là nhân vật tâm trạng, thường được đặt vào một trạng thái tâm hồn cụ thể để đẩy tới một sự vỡ lẽ, bừng ngộ nào đó trong việc tự nhận thức đời sống và tự khám phá tâm hồn. (Ví dụ vỡ lẽ hay bừng ngộ ra rằng một cơn giận vô cớ bỗng nhiên trở thành điều ác một cách dễ dàng nhƣ thế nào [Một cơn giận]; làm một việc tốt, một điều thiện nhiều khi thật khó [Tiếng chim kêu]; mà lắm khi cũng thật dễ dàng [Đứa con]; hoặc ranh giới giữa cái tốt, cái xấu, lương thiện và bất lương là mong manh đến mức nào [Sợi tóc]).
Nhƣ vậy, đến văn xuôi tự sự Tự Lực Văn đoàn, "thế giới cảm giác" đã "trở thành nét đặc trưng của phương thức tự sự mới". Nhƣng đúng là chỉ "dưới ngòi bút Thạch Lam, một tác giả không đắm say với tiểu thuyết luận đề mà luôn gắn bó với trạng thái nhân sinh khác nhau", thế giới cảm giác đó mới "phát huy hết thế mạnh mà quan niệm mới về con người nội tâm mang lại" [217].
3.2.2. Trong tính độc đáo của nó, thế giới cảm giác đó có những đặc điểm riêng.
Trước hết, đặc điểm nổi bật của thế giới cảm giác ấy là tính chất kỳ thú, bí ẩn cửa nó.
Đọc sáng tác của Thạch Lam, đặc biệt là truyện ngắn, người ta như được tham dự vào một cuộc phiêu lưu thám hiểm vào những tầng sâu, những vỉa ngầm của đời sống tâm hồn.
Thế giới cảm giác của con người giàu có đến kỳ lạ, đủ mọi màu sắc, cung bậc. Bên những cảm giác mong manh thầm kín nhẹ nhàng có những cảm giác dữ dội, cay đắng tái tê nhƣ cái cảm giác về hai lần chết (Hai lần chết), về cái chân què và vết thương rớm máu trong tâm (Cái chân què). Bên những cảm giác sắc nét rõ rệt có những cảm giác nhòa nhạt, mơ hồ nhƣ cảm giác về vũ trụ về nỗi buồn và "bao nhiêu sự xa xôi khó hiểu" khác của tâm hồn trẻ thơ (Hai đứa trẻ). Có những cảm giác thuộc về thể chất và cũng có những cảm giác thuộc cõi tâm linh, thuộc về tinh thần nhƣ cái cảm giác về sự trống trọi lạc loài của hai cô gái giang hồ tội nghiệp phút giao thừa (Tối ba
mươi). Lại có cả những cảm giác trái ngƣợc, khỏa lấp thay thế hay chuyển hóa lẫn nhau nhƣ cảm giác của Trường sau khi thi đỗ (Ngày mới), cảm giác của nhà văn Thành trước sự kiện cuốn sách bị bỏ quên (Cuốn sách bỏ quên)... Đó quả là cả một thế giới, bí ẩn, là sức hấp dẫn chủ yếu của văn chương Thạch Lam.
Nếu bỏ đi các cảm giác của nhân vật Nhất Linh, Khái Hƣng, thì truyện của các ông vẫn cứ là truyện, dù có mất đi chút ít lung linh của tình ý, của văn. Nhƣng bỏ đi thế giới cảm giác thuộc về con người trong sáng tác của Thạch Lam thì ở đó chẳng những văn không còn mà truyện cũng mất. Điều này cho thấy cảm giác ở đây quan trọng nhƣ thế nào.
Thứ hai, thế giới cảm giác trong sáng tác của Thạch Lam là thế giới làm nên sương mặt tinh thần khó quên của từng nhân vật.
Chia tay với các nhân vật văn học nói chung, ta nhớ đến số phận riêng, tính cách riêng, những bi kịch riêng của họ. Còn chia tay với các nhân vật của Thạch Lam ta nhớ nhất ở họ điều gì? Không phải là những tính cách, cũng không phải chủ yếu là số phận, không phải là những chuyện đời éo le, chuyện tình oan trái của riêng họ; tất cả còn lại chủ yếu là những cảm giác: những cảm giác đã đƣợc lắng lọc rất điệu nghệ, đƣợc sáng tạo lại, đủ sức truyền sự sống và linh hồn cho nhân vật từ trang sách bước ra cuộc đời.
Đọc Dưới bóng hoàng lan chẳng hạn, nhớ chàng công chức trẻ về thăm bà, người ta nhớ mãi cảm giác về hương thơm và bóng mát của khu vườn, của lòng bà, của tình bạn gái man mác như hương hoàng lan lòng chàng. Chia tay với Tâm (Cô hàng xén) người ta cảm thương biết bao cái đời hy sinh lặng lẽ nhẫn nại của cô hàng xén chợ huyện cùng những cảm giác về thời gian cuộc đời cô hàng "ngày nọ dệt vào ngày kia như tấm vải thô sơ". Không có những cảm giác nhƣ thế thì các nhân vật chỉ còn là ý niệm hay là cái xác không hồn, không hương không sắc mà thôi.
Thứ ba: thế giới cảm giác trong sáng tác của Thạch Lam chủ yếu là những cảm giác nảy sinh tức thời trước những trạng thái tinh thần phức tạp, bất thường và luôn luôn tươi mới.
Chẳng hạn trong truyện Đói, tâm lý của người chồng tên Sinh thật phức tạp, bất ngờ.
Bắt đầu là cảm giác đói, thèm ăn; thương vợ tê tái cõi lòng; rồi ghen tuông hờn giận, khinh bỉ; rồi đau đớn uất ức, và sau khi đã ăn uống hèn hạ thô tục, thì "một cái chán nản mênh mông tràn ngập cả người"... Những loại cảm giác chuyển đổi mau lẹ bất ngờ như vậy thường có khả năng gây tạo nên tính kịch hay tính sự kiện cho từng chi tiết, từng cảm giác tưởng như nhỏ nhặt tầm thường nhất. Chúng thường nằm ngoài cả ý muốn chủ quan của tác giả, và đi chệch dự đoán của độc giả. Gương mặt tinh thần của nhân vật vì vậy luôn luôn giữ được vẻ mơ hồ, bí ẩn chưa biết hết, và vì vậy, luôn luôn lấp lánh sự tươi mới.
Cũng do tính đột biến, nảy sinh tức thời và luôn luôn mới của thế giới cảm giác này mà nhà văn nhiều khi đã gợi lên trong tâm hồn người đọc nhiều nỗi băn khoăn, nhiều niềm ám ảnh. Thế giới cảm giác của con người thường có tính hai mặt. Một mặt nó khiến người ta sống nhạy cảm hơn, đẹp hơn, Người hơn; mặt khác nó cũng chứng tỏ sự bé nhỏ, bất lực của con người trước sự bí ẩn của tâm hồn nhất là khi con người tự thấy không đủ khả năng kiểm soát hết mọi biến thiên cảm giác, cảm thấy đáng lo cho hệ số an toàn của nhân tính, nhân cách. Câu chuyện Một cơn giận và Sợi tóc là những lời nhắc nhở, cảnh báo thấm thía về điều này.
3.2.3. Như vậy quan niệm độc đáo về con người - con người nội tâm "phiền phức"- mở ra trong sáng tác của Thạch Lam một thế giới cảm giác kỳ thú bí ẩn, có những đặc điểm riêng và mang những giá tri mới mẻ, sâu sắc.
Nhưng thế giới cảm giác ấy thường được tạo ra theo một "cơ chế" riêng,
thông qua những tìm tòi thể nghiệm riêng của Thạch Lam.
3.2.3.1. Thứ nhất: Có một sự hài hòa giữa cái cảm giác (tài liệu của ngũ quan), mang đậm tính thể chất, và cái cảm nghĩ (sản phẩm của ý thức tƣ duy), về đặc tính này, cảm xúc của con người cá nhân trong sáng tác Thạch Lam rõ ràng có khác biệt rất đáng kể với cảm xúc của nhân vật trong sáng tác của Nam Cao, trong thơ và văn xuôi của Xuân Diệu.
Cảm xúc của nhân vật Nam Cao thiên về phía cảm nghĩ, suy tƣ, nhiều khi đẩy đến triết lý. Đoạn văn tả các ý nghĩ dồn đẩy nhau, lật trở nhau của Hộ trong Đời thừa [15:255]
tiêu biểu cho thế giới cảm xúc của nhân vật Nam Cao.
Dĩ nhiên đó là một "pha" độc thoại nội tâm được người trần thuật "thuật" lại. Nhưng là một độc thoại đầy cảm xúc. Và điều đáng lưu ý là các điệp ý: "hắn nghĩ thế", " hắn nghĩ đến", " hắn lại nghĩ" vừa nhƣ điểm nhịp cho mạch cảm xúc với nhiều lớp trăn trở, dằn vặt, vừa là bằng chứng cho một thế giới cảm xúc có vẻ hơi nghèo về cảm giác nhƣng lại sôi lên thật nhiều cảm nghĩ.
Cảm xúc của nhân vật Xuân Diệu, kiểu nhân vật trữ tình quen thuộc trong các "truyện ý tưởng" của ông, lại thiên về một phía khác: cảm giác thể chất. Đừng tưởng chỉ loài người mới có cảm giác này. Đến "Chó mèo hoang", đến "Cái giường" cũng có cảm giác thân thể.
Thân thể con người trong văn Xuân Diệu không chỉ có những khoái cảm mà còn có những cảm giác rạn vỡ, đớn đau, hoang mang của một thân thể đang trên đà cường tráng. Ví dụ cái cảm giác trên thân thể các "cậu trai" mới lớn trong truyện ngắn Thân thể của Xuân Diệu [29:54-55]. Thiên hướng riêng của Xuân Diệu là khám phá và miêu tả những bí mật của cảm giác, của thân thể.
Không hướng vào tìm kiếm cái mạch lạc của những quá trình tâm lý, không sục sạo vào các ý nghĩ, suy tƣ nhƣ Nam Cao, cũng không thiên lệch về phía những cảm giác có tính nhục thể, thân xác nhƣ Xuân Diệu, Thạch Lam,
cùng lúc, vừa "tìm vào nội tâm", vừa "tìm vào cảm giác". Điều này khiến cho cảm xúc của con người cá nhân được giải phóng trong văn ông, có một vẻ đẹp của một "cơ chế" hài hòa, nó không bồng bột sôi nổi nhƣ ở văn Xuân Diệu, không tỉnh táo gồ ghề góc cạnh nhƣ ở văn Nam Cao mà đạt tới một sự lắng sâu, dịu nhẹ, tao nhã, thanh thoát. Đặc điểm này không chỉ thể hiện trong truyện ngắn và tiểu thuyết mà còn thể hiện rất rõ cả trong tùy bút (Hà Nội 36 phố phường) của ông. Hãy nghe Thạch Lam tả cái món ăn - các thức quà gợi cảm của người Hà nội thanh lịch. Thạch Lam tả bánh su sê thì bánh su sê [105:155] dậy lên màu sắc nhƣ một công trình hội họa. Thạch Lam tả bún chả Hà Nội [105:136] thì bún chả hội đủ cả ngũ quan, mọi cảm giác. Thạch Lam tả cốm [105:162-163] thì cốm thành một kết tinh, một sự thăng hoa của ngon, của đẹp, của thi vị và của hồn thiêng.
Trong truyện ngắn và trong tiểu thuyết, thế giới cảm giác của Thạch Lam dường như đều đƣợc lọc qua tâm hồn, cảm xúc của nhân vật. Ở đây, có những đoạn văn miêu tả đẹp nhƣ những bài thơ: cảm giác và nội tâm, miêu tả và biểu hiện, tự sự và trữ tình dường như không còn một đường biên nào nữa. Ví như đoạn tả những cảm giác đầu tiên của Thanh, anh học trò làm việc trên tỉnh thành về thăm bà [Dưới bóng hoàng lan, 97:5].
Cảm giác về ngôi vườn êm ả tươi mát từ bên ngoài ùa vào Thanh, không dừng lại ở ngũ quan mà len lỏi, tỏa lan vào tận tâm hồn. Và chính cuộc "trở về" trong tâm hồn - trở về với nguồn cội muôn thuở thuần khiết - lại làm sống dậy, trẻ lại đến tận từng tế bào cảm giác.
Đó là một thế giới cảm xúc tự nhiên sâu lắng mà có lẽ chỉ có trong văn Thạch Lam.
3.2.3.2. Thứ hai: Cám giác hay cám nghĩ của nhân vát đểu hiên hữu và đểu có thể cảm thấy bằng các giác quan và bằng tâm hồn. Sự chuyển hóa giữa cái cảm thầy bằng giác quan và điều cảm thấy bằng tâm hồn thường là rất tự