Con người văn hóa và cảm hứng "về nguồn"

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam (Trang 77 - 91)

2.4.1. Cũng đƣợc xem nhƣ một nội dung tự sự, con người văn hóa hiện diện trong VXNT Thạch Lam, làm cho các sáng tác của ông mang thêm một phong vị độc đáo ngay cả trên bình diện nội dung tư tưởng. "Văn hóa" ở đây chủ yếu là văn hóa ứng xử, giao tiếp trong những quan hệ giữa con người với đồng bào, đồng loại, với người thân, với quê hương, đất nước, cội nguồn sinh ra nó. Đó là những mối quan hệ mà người Việt ta rất coi trọng, giữ gìn, phát huy. Những nếp văn hóa nhƣ vậy ngấm sâu vào những số phận, cốt cách, tâm trạng của nhân vật Thạch Lam, trở thành một góc tiếp cận con người và hiện thực, một kiểu hình tượng nghệ thuật về con người văn hóa. Và nhà văn trong một

niềm nhiệt hứng, đã kể cho chúng ta chuyện về những con người như thế. Con người văn hóa ấy không còn là quan niệm mà đã trở thành một nội dung tự sự.

Nói đến con người trong mối quan hệ với văn hóa cội nguồn, không thể không nói đến những bản sắc truyền thống mà nó vừa có quyền lợi được thừa hưởng, vừa có bổn phận phải phát huy.

Sáng tác nghệ thuật của Thạch Lam luôn thấm đƣợm một bản sắc Việt Nam. Điều này rất dễ thấy và hầu như tất cả những ai nghiên cứu văn chương của ông đều có đề cập đến.

Nguyễn Tuân đúng khi cho rằng: "Thạch Lam khiến cho chúng ta biết trọng yêu mến xứ nhà và chỉ một chỗ đó cũng khiến cho chúng ta sủng ái nhà văn chân chính ấy của đất nước ta." [219].

Thế Uyên viết: "Tác giả Gió đầu mùa tiêu biểu nhất cho cái thiên năng của chúng ta, là An Nam nhất trong tất cả các nhà văn của ta." [224]. Phong Lê: "Trong văn Thạch Lam có cái cảm nghĩ dân tộc tinh tế đằm thắm" [108]. Phan Cự Đệ: "Truyện ngắn của Thạch Lam đậm đà hương vị màu sắc dân tộc và những vẻ đẹp khác nhau của quê hương" [39:52].

Nguyễn Hoành Khung: "Ngòi bút thiên về cảm giác ấy (tức ngòi bút Thạch Lam - NTT) được phát huy bằng tấm lòng gắn bó sâu nặng với những phong vị đậm đà của quê hương đất nước và thái độ trân trọng đối với những giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc để viết nên những trang thật tinh tế, tài hoa." [93:36]. Và Lê Thị Đức Hạnh, người dành riêng một bài báo viết về "màu sắc dân tộc" trong văn phẩm của Thạch Lam cũng khẳng định:

" thể nói ở sáng tác của Thạch Lam, cách nhìn, cách nghĩ cách cảm của dân tộc thấm đượm trong mỗi nhân vật, mỗi cảnh, mỗi tình tiết, mỗi ý, mỗi lời... nhiều khi chân thành đến cảm động..." [55].

Đọc lại từng tác phẩm hay toàn bộ sáng tác của Thạch Lam, ta sẽ nhận thấy những nhận xét nhƣ trên là hoàn toàn có cơ sở.

Trong Hà Nội 36 phố phường, Thạch Lam lần đầu tiên, với "tấm lòng gắn bó sâu nặng với những phong vị đậm đà của quê hương đất nước và thái độ trân trọng với những giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc", đã lặng lẽ dựng cả một tƣợng đài nghệ thuật về Thăng Long yêu dấu của đất nước ta trong những trang tùy bút tưởng như tản mạn tầm thường nhất.

Cái "nhã thú" (Nguyễn Tuân) mà Thạch Lam mang lại cho người đọc ở đây không chỉ là cảnh quan phường phố, phong tục, hay vài chục món ăn mặn ngọt thông thường mà ông miêu tả ghi chép; mà đó là cái nhã thú được làm một người Việt Nam thành thực, kiêu hãnh, khi ta cùng với nhà văn dạo qua băm sáu phố phường:

"Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải [...]. Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật (chúng ta chỉ cần tìm những vẻ đẹp ấy ra), và cũng vì chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội, cũng như người Parisien chính hiệu yêu mến Paris..." [101:286].

Một Hà Nội 36 phố phường đƣợc viết ra trong một niềm nhiệt hứng nhƣ thế, tất nhiên sẽ làm cho chúng ta thêm "biết trọng và yêu mến xứ nhà" và cũng trân trọng và yêu mến "nhà văn chân chính ấy của đất nước chúng ta".

Cũng với một tấm lòng trân trọng như thế với từng cảnh sắc, hương vị của đất nước Việt Nam, từng điệu sống của tâm hồn Việt Nam, Thạch Lam là "người đầu tiên" [Nguyễn Hoành Khung, 93] phát hiện ra chất thơ có thật (chứ không hề thi vị hóa nhƣ một thứ "ánh trăng lừa dối" mà nhiều nhà văn cùng nhóm với ông đã làm) ở cuộc sống thường ngày cả nơi phố nghèo, xóm vắng, đồng ruộng, lũy tre, ao bèo và ở khắp chợ cùng quê Việt Nam. Mỗi một truyện ngắn, mỗi một trang tiểu thuyết của Thạch Lam là một bằng chứng cho cái tài, cái tình ấy của Thạch Lam. ở đó, Thạch Lam trân trọng cuộc sống và phong vị

quê hương đến độ có thể khiến cho người đọc truyện của ông cảm nhận hết sức rõ rệt cái hồn riêng của con người, cảnh vật qua từng mùi vị của đất đai thảo mộc, từng sắc độ của ánh sáng đêm cũng như ngày, từng thanh âm của phố phường cũng như đồng nội.

Như vậy, màu sắc dân tộc, điệu tâm hồn Việt Nam, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam lung linh thấm đƣợm trong sáng tác nghệ thuật của Thạch Lam. Đó là điều không có gì cần phải tranh cãi nữa.

Nói đúng ra, ở vào thời của Thạch Lam, bên cạnh nhu cầu hướng ra "bên ngoài", đón lấy những làn gió mới duy tân của văn minh Âu Mỹ, các nghệ sĩ chân chính Việt Nam đều có nhu cầu và ý thức khá cao trong việc "về nguồn" để bám rễ sâu hơn vào sức sống cội nguồn dân tộc. Khẩu hiệu "tự lực" trong thời này bao hàm cả ý nghĩa đề cao bản sắc văn hóa Việt Nam.

Tuy vậy, có một thực tế là, cho dù nhà văn có ý thức hay không có ý thức đầy đủ, tự giác hay tự phát, thì màu sắc dân tộc hay tính dân tộc vẫn cách này hay cách khác, hiện diện trong sáng tác của họ. Trong trường hợp ấy, màu sắc dân tộc tồn tại như một cái gì tự nhiên, không thể xem nhƣ một tiêu chuẩn đánh giá giá trị của sáng tác văn học hay phong cách của tác giả. Vì vậy, cần phân biệt tính dân tộc nhƣ một thuộc tính tự nhiên, với lòng trân trọng cội nguồn văn hóa dân tộc nhƣ một cảm hứng, một phẩm chất độc dáo, thậm chí nhƣ một góc tiếp cận hiện thực đời sống của tác phẩm văn học. Nhưng ngay cả trong trường hợp này thì con đường "về nguồn" của mỗi người nghệ sĩ cũng vẫn có đặc điểm thành tựu riêng, dù rằng, rất hiếm người có được cái phong điệu dân tộc đặc sắc như một Nguyễn Bính (trong thơ), một Thạch Lam (trong văn).

Nhìn từ góc độ con người văn hóa hay cốt cách văn hóa của con người, luận án muốn thông qua khảo sát sáng tác văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam để khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc trong các sáng tác ấy nhƣ một nguồn cảm

hứng mãnh liệt, thiết tha, nghĩa là nhƣ một sự lựa chọn một góc tiếp cận đời sống có ý nghĩa phong cách. Có thể xem đó là biểu hiện của cái nhìn văn hóa trong VXNT Thạch Lam.

2.4.2. Đặt trong bối cảnh của lịch sử cụ thể và yêu cầu hiện đại hóa văn học, các nhà văn thời Thạch Lam, bằng sáng tác của mình đã mở những hành trình "về nguồn" với những mục đích, cách thức và thành tựu khác nhau.

Văn học yêu nước và cách mạng của những người chí sĩ và những người chiến sĩ cộng sản đã "về nguồn" trên tinh thần "phản đế phản phong": Vấn đề độc lập dân tộc và giải phóng giai cấp cần lao đƣợc đặt ra rất cấp bách và trực diện. Nội dung dân tộc gắn chặt với nội dung giai cấp. Và nhà văn - nói nhƣ tác giả "Từ Ấy" - "Đã vay dòng máu thơm thiên cổ, Phải trả ta cho mạch giống nòi" (Tố Hữu).

Văn học hiện thực phê phán hướng vào miêu tả những bức tranh hiện thực xã hội, những mâu thuẫn đối kháng cùng nỗi thống khổ, lầm than của người lao động, sự tàn ác độc địa của những kẻ áp bức bóc lột nhƣ những "sự thực ở đời". Cảm hứng về dân tộc, niềm tha thiết với cội nguồn do vậy, hoặc hòa tan, hoặc chìm khuất vào trong hiện thực nóng bỏng và bức thiết của đời sống nông dân và trí thức nghèo.

Văn học lãng mạn hướng vào đời sống tinh thần của cá nhân, thoát ly vào cõi bình lặng của tâm hồn, thường nguôi quên những vấn đề nhức nhối của cộng đồng. Tuy vậy, đây đó, một khi đã lóe lên những tia hồi quang về tình cảm cộng đồng, dân tộc, nước nhà, thì thường trở nên thiết tha khắc khoải vô cùng. Nguyễn Bính, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Đình Liên ... chẳng hạn, là những tia hồi quang nhƣ vậy. Nhƣng Nguyễn Bính, Vũ Đình Liên là thi nhân, người không kể chuyện mà chỉ trữ tình. Nguyễn Tuân trên đường về nguồn, ngoái lại quá khứ; viết Vang bóng một thời, nhƣ tỏ một thái độ bất hòa sâu xa với thực

tại.

Riêng Thạch Lam, lặng lẽ làm một cuộc "về nguồn" trong văn xuôi nhƣ "một người Việt Nam thành thực" (chữ của Huyền Kiêu). Tức là như một người Việt Nam từ hồn vía, ruột gan cho đến hình hài, chân tơ, kẽ tóc, một người Việt Nam với tất cả ý thức và lòng kiêu hãnh của mình.

Chàng trai "chân quê" Nguyễn Bính đã từng thiết tha gìn giữ bằng đƣợc "cái áo lụa sồi", "cái dây lưng đũi", "cái áo tứ thân", "cái khăn mỏ quạ", "cái quần nái đen" cho người đẹp "chân quê"; đã từng tiếc nhớ không nguôi những "hương đồng gió nội". Còn tác giả Nội 36 phố phường thì dứt khoát tuyên bố: "Không bắt chước Tàu, không bắt chước Tây, phải có cái can đảm "mình dám là mình", và chúng ta cứ việc diễn tả cái tâm hồn An Nam của chúng ta những tư tưởng những ý nghĩ mà chúng ta ấp ủ trong thâm tâm". Hoặc: "Chúng ta chỉ có thể bằng các nhà văn ngoại quốc khi chúng ta đi sâu vào tâm hồn của chúng ta mà thôi." [Theo dòng, 101:585].

Điều đó cho thấy, sâu xa từ trong quan niệm, Thạch Lam muốn khơi nguồn trong sáng tác của ông hiện thực về đời sống Việt Nam, tâm hồn Việt Nam, và nếu có thể ông hẳn rất sẵn lòng mở ra trong thế giới nghệ thuật của mình cả một bảo tàng văn hóa về tâm hồn và đời sống Việt Nam.

2.4.3. Nhƣng nhƣ trên đã nói, với cảm hứng "về nguồn" tha thiết và mãnh liệt, Thạch Lam không chỉ dừng lại ở việc làm sống dậy những cảnh sắc và hương vị của quê hương đất nước. Thạch Lam, từ trong sâu xa, còn muốn tạo dựng trong văn xuôi nghệ thuật của mình cái cốt cách tâm hồn của con người Việt Nam, cái cốt cách mà ông cho là rất cao quí, thân yêu; đặc biệt là cốt cách tâm hồn của người lao động Việt Nam, người phụ nữ Việt Nam.

Trong thực tế, có rất nhiều hình tƣợng nghệ thuật có thể tự nó mang đậm màu sắc, cốt cách dân tộc. Song người viết chúng chưa hẳn đã có dụng ý đầy đủ

về các màu sắc đó. Chẳng hạn: chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, là một nhân vật rất thành công ở sức khái quát về cốt cách của một người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nguyễn Tuân gọi đó là một bức chân dung sừng sững trên đồng lúa Việt Nam giữa cái "tối giời tối đất" của nông thôn ta trước cách mạng. Nhưng rõ ràng khi viết Tắt đèn và dựng nhân vật này, cụ Đầu Xứ Tố có thể không bị thôi thúc bởi một cảm hứng "về nguồn", cũng không hẳn đã có ý định nhìn người phụ nữ này ở góc độ con người văn hóa.

Nhà văn chắc chắn đã chú ý nhìn nhân vật trong tƣ cách một phụ nữ nông dân trong sạch mạnh mẽ, hơn là trong tƣ cách một phụ nữ Việt Nam từ trong cội nguồn văn hóa dân tộc. Cho dẫu thế, chị Dậu vẫn rất Việt Nam (bên cạnh cái điều mà cụ Tố muốn tô đậm: rất nông dân).

Ở đây cần phân biệt giữa một bên là cái mặc nhiên và một bên là cái chủ ý, chủ tâm của tác giả. Trong trường hợp này, ta nói chị Dậu và Tắt đèn đã không được sáng tạo theo cảm hứng

"về nguồn" và từ góc tiếp cận con người văn hóa. Vì đó chưa hẳn là nội dung tự sự của Ngô Tất Tố.

Trường hợp Thạch Lam viết Nhà mẹ Lê và dựng chân dung mẹ Lê, viết Cô hàng xén và dựng chân dung cô Tâm bán hàng xén, viết Hàng nước cô Dần và dựng chân dung cô Dần bán hàng nước ... thì lại khác.

Thạch Lam viết mẹ Lê và cố gắng tô đậm cốt cách của những bà mẹ Việt Nam nghèo, đông con mà cao quí. Cũng như vậy, dựng chân dung "cô hàng nước" hay "cô hàng xén", Thạch Lam muốn gửi gắm và tô điểm vào đó "cái tinh hoa thuần túy của người Việt Nam từ xửa xưa đến giờ" [105:187]. Cho nên, cũng là viết về người phụ nữ lao động nghèo, mà cảm hứng "về nguồn" và con người văn hóa ở sáng tác của Thạch Lam đã trở thành một nội dung tự sự.

Vậy, cái cốt cách văn hóa hay "cái tinh hoa thuần túy của người Việt Nam từ xửa xưa đến giờ" bao gồm những gì? Qua VXNT của Thạch Lam, có thể

thấy cái cốt cách, tinh hoa ấy đọng ở ít nhất ba nét nổi bật:

Thứ nhất: Đó là vẻ đẹp của những con người, một mặt có ý thức đầy đủ về lòng tận tụy, chịu thương chịu khó, nhẫn nại, lặng lẽ, tảo tẩn rất hãnh diện với duyên phận của mình, nhƣng mặt khác, cũng hy vọng đợi chờ một cái gì nhƣ sự đổi thay...

Gặp những trang văn viết về người lao động nghèo khó hiền lành của Thạch Lam, đặc biệt là người phụ nữ, nhiều khi ta không khỏi ngăn nổi lòng mình xúc động thương yêu, kính trọng và khâm phục những con người giàu những đức tính như vậy.

Đó là những cô Tâm, cô Liên (bán hàng xén) mỗi sáng sớm, mỗi chiều hôm, lại "chịu khó, chịu khó, từng tí một, hết bước nọ sang bước kia, cứ thế mà đi không nghĩ ngợi. [...]

ngày nay cũng như mọi ngày, ngày mai cũng thế nữa; tất cả cuộc đời nàng lúc nào cũng chịu khó và hết sức, như tấm vải thô sơ dệt đều nhau". Mà cũng không chỉ có riêng hai cô, "trong những lũy tre xanh kia bao nhiêu người cũng như cô, cũng phải chịu khó và nhọc nhằn, để kiếm tiền nuôi chồng nuôi con, nuôi các em" [97:37]. Đó là những cô Dần (bán hàng nước),

"là nhân vật biểu hiện nhất của sinh hoạt Việt Nam - dù dưới bóng đa, bên ràng lúa, hay ở dưới mái hiên của thành phố, ở đâu cũng vậy " mặc một cái áo tứ thân nâu cũ giản dị và đảm đang như các cô gái Việt Nam", cô bán hàng có khi "từ chín mười giờ tối, suốt đêm cho tới sáng" [105:186].

Thạch Lam yêu mến biết bao những "cô hàng xén" và những "cô hàng nước" ấy. Họ như là hai gương mặt tiêu biểu cho bao nhiêu gương mặt muôn vẻ muôn màu của người phụ nữ Việt Nam, nhƣ những bà Phán, bà Nhì, cô Trinh, cô Dung, (Ngày mới), Mai (Bóng người xưa) Liên (Một đời người) Liên (Hai đứa trẻ) Lan (Tình xưa)... Họ chịu thương chịu khó nhẫn nại, tận tụy, lặng lẽ đến mức đáng mến thương, nể trọng vô cùng. Nhưng nhà văn cũng luôn mong mỏi

cho những người như vậy may mắn có được hạnh phúc thực sự của mình (Cô hàng xén, Hàng nước cô Dần).

Thứ hai: Đó là vẻ đẹp của những con người giàu lòng nhân ái, giàu tình thương, và sống rất có nghĩa tình.

Con người văn hóa thuộc về cội nguồn và hiện thân cho những kết tinh của truyền thống, có một mối liên lạc sâu xa bền vững và những tình cảm cao quí với người thân, với nguồn cội.

Cô Tâm hàng xén lần lữa không nỡ đi lấy chồng chỉ vì thương cha mẹ, thương các em. Đến khi về nhà chồng làm vợ hiền dâu thảo vẫn nặng lòng chăm chút cho em từ chục bạc đến quyển sách, chỉ sợ em thua thiệt mếch lòng (Cô hàng xén). Mẹ Lê thương con thầm lặng mà sâu sắc, mà thương nhất thằng con thứ chín vì nó ốm yếu xanh xao nhất nhà và cũng vì nó

"giống thầy cháu như đúc". Trong tình thương con lặng lẽ chân chất của mẹ, có cả một chút hoài thương đối với người chồng đã mất (Nhà mẹ Lê).

Còn bao nhiêu hình ảnh chi tiết cảm động, tình nghĩa khác nữa mà Thạch Lam muốn chắt chiu tả, kể với chúng ta. Đó là cái tình lân lý, láng giềng của những người dân nghèo xóm ngụ cư (Nhà mẹ Lê) hay nơi phường khóm ngoại ô tăm tối (Một cơn giận) nhất là những khi có người ốm đau, tang chế ngặt nghèo. Đó là cái tình đồng bào san sớt đùm bọc lấy nhau theo cái nếp nghĩ giản dị "đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng" - thơ Nguyễn Trãi - (Gió lạnh đầu mùa, Tiếng chim kêu). Là cái tình nương tựa vào nhau nơi đất khách hay giữa cảnh lạc lõng bơ vơ (Tối ba mươi). Là tấm lòng vừa thương xót vừa tôn trọng quí mến cảm thông lẫn nhau trong lúc sa cơ lỡ vận (Người bạn trẻ, Người lính cũ) ... Đó còn là cái tình yêu mến tin cậy đối với quê hương bản quán, cội nguồn (Dưới bóng hoàng lan, Hà Nội băm sáu phố phường).

Thứ ba: Cái tinh hoa cốt cách Việt Nam qua sáng tác của Thạch Lam còn

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam (Trang 77 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(235 trang)