3.3.1. Phản ánh hiện thực qua một (hay một chuỗi) sự kiện, biến cố, hành
vi của con người, một cách khách quan, mỗi một tác phẩm tự sự bao giờ cũng là một "câu chuyện về ai đó hay về một cái gì đó".
Điều quan trọng ở đây là làm sao cho tác phẩm, nhất là những nội dung, ý tưởng mà nhà văn viết ra, kể ra thành "câu chuyện". Nó buộc người ta phải "lắng nghe", suy ngẫm, chia sẻ với nhà văn.
Để làm đƣợc nhƣ thế, nhà văn có nhiều cách, và mỗi cách đều có thể có ƣu thế riêng của nó. Ví dụ, nhà văn có thể dựa hẳn vào ƣu thế của một cốt truyện ly kỳ độc đáo. Cũng có thể dựa hẳn vào cái tài, cái duyên kể chuyện để biến những việc bình thường, thậm chí tầm thường, thành "chuyện", thành "câu chuyện". Lại cũng có thể phối hợp cả hai cách nói trên.
Phương thức tự sự truyền thống thường rất chú trọng vào cách thứ nhất, dùng cốt truyện, một cốt truyện với đầy đủ những thành phần "cổ điển" nhƣ "trình bày, "khai đoan"
(thắt nút), "phát triển", "đỉnh điểm" (cao trào) và "kết thúc" (mở nút). Phương thức tự sự hiện đại thường không chú trọng nhiều vào việc xây dựng cốt truyện (mà nếu có chú ý thì cốt truyện cũng đã thay đổi, thường chỉ còn là mô hình giản lược, chủ yếu với "thắt nút", "mở nút"). Trung tâm chú ý của người viết truyện giờ đây là nghệ thuật kể chuyện, tức là cái cách nhà văn làm cho độc giả chăm chú lắng nghe mình "nói" nhƣ thế nào và đến mức nào.
Tất nhiên trên bước đường hiện đại hóa văn xuôi nghệ thuật, nhất là truyện ngắn, tiểu thuyết ở chặng đường 1933-1945, các nhà văn hiện đại Việt Nam có nhiều cách ứng xử kỹ thuật đối với cốt truyện. Nguyễn Công Hoan vẫn viết rất hứng thú với các câu chuyện có cốt truyện bất ngờ độc đáo (nhất là ở lối thắt nút, mở nút tài tình). Nam Cao khi cần cũng tận dụng cốt truyện nhƣng chủ yếu tập trung sáng tạo tính cách, bi kịch tinh thần của nhân vật.
Riêng Thạch Lam thì gần nhƣ chối bỏ cốt truyện, để phát huy cái duyên kể chuyện và khơi
sâu tâm trạng.
Người đọc quả nhiên sẽ gặp không ít lúng túng khi đọc xong một truyện ngắn của Thạch Lam - Hai đứa trẻ hay Dưới bóng hoàng lan chẳng hạn - có người hỏi ở truyện ấy Thạch Lam đã kể chuyện gì và yêu cầu ta kể lại. Đó là vì truyện của Thạch Lam thường được dựng theo khuynh hướng "phi cốt truyện" (chữ của Trần Đình Sử, 180). Luận án xem đặc điểm này nhƣ một nét đặc trƣng trong phương thức tự sự của Thạch Lam.
3.3.2. Khuynh hướng dựng truyện "phi cốt truyện" của Thạch Lam, như đã nói là hệ quả kỹ thuật tất yếu của quan niệm con người cá nhân với đời sống nội tâm "phiền phức".
Quan niệm ấy đặt trung tâm chú ý của ý thức văn học vào thế giới nội tâm và cảm giác của nhân vật. Nó đòi hỏi những biến đổi tương ứng trong kỹ thuật của phương thức tự sự. Ở đây là cách dựng truyện.
Đổi mới cách dựng truyện theo hướng này, cùng với Thạch Lam còn có một số tác giả khác nữa, nhƣ Xuân Diệu, Nam Cao. Nhƣng Xuân Diệu viết truyện cũng nhƣ làm thơ, nếu không nhằm bộc lộ cảm xúc, thái độ sống (Tỏa nhị Kiều) thì cũng nhằm thỏa mãn trí tưởng tƣợng, niềm khát khao (Người Lệ Ngọc, Thân thể...). Tác giả có thành tựu đáng nói hơn về mặt này là Nam Cao. Nhƣng "phi cốt truyện" chƣa phải là nét đặc trƣng cho thi pháp cốt truyện của Nam Cao. Thực ra, trừ một số truyện nhƣ Cái mặt không chơi được, Những truyện không muôn viết, Mua nhà, Cười, Trẻ con không được ăn thịt chó... đúng là "phi cốt truyện", còn phần lớn truyện của Nam Cao, kể cả Sống mòn, đều có cốt truyện với rất nhiều tình tiết bất ngờ, "gây cấn". Có điều cốt truyện, trong sáng tác của Nam Cao thường bị nhà văn cố tình cắt vụn, chia nhỏ ra rồi phân bố chúng lại, với một sự hoán đảo thời gian, theo một áp lực kết cấu nào đó, nhằm thực hiện yêu cầu tư tưởng nghệ thuật của mình. Có thể gọi đó là nghệ thuật "phi cốt truyện" hóa.
Do vậy, khi cần, người đọc có thể khôi phục lại nguyên dạng cốt truyện của Nam Cao và kể lại khá dễ dàng. Lão Hạc, Dì Hảo, Đời thừa, Chí Phèo đều là những truyện đƣợc "phi cốt truyện" hóa một cách đầy dụng ý nghệ thuật nhƣ vậy.
Thạch Lam thì lại khác. Ông thực sự dựng truyện bằng những chất liệu ít tính sự kiện, tính hành động nhất. Không chú trọng vào cốt truyện, nhà văn chú trọng vào việc tạo tình huống, nhƣng đó là những tình huống "phi cốt truyện". Nó chỉ cốt tạo ra một bầu khí quyển viền nổi các tâm trạng.
Có thể so sánh Cô hàng xén của Thạch Lam với Chí Phèo của Nam Cao để thấy rõ sự khác biệt này. Dĩ nhiên hai truyện ngắn này này rất khác xa nhau bởi nhân vật khác xa nhau. Nhưng điều mà ta lưu tâm ở đây là tính chất "phi cốt truyện" ở truyện này và "phi cốt truyện" hóa ở truyện kia.
Cô hàng xén là một truyện ngắn đƣợc dựng lên từ những tình tiết rất ít "tính sự kiện".
Không có "chuyện", không có biến cố: Trong cái khoảng thời gian dài dặc của cuộc đời nhân vật, vẫn không gian ấy, con đường, bãi chợ và công việc ấy. Cô hàng xén gánh hàng đi chợ huyện lúc mờ sáng. Cô hàng xén gánh hàng trở về nhà lúc mịt tối. Cô hàng xén bán hàng, nuôi cả nhà mình. Cô hàng xén đi lấy chồng, vẫn bán hàng nuôi nhà chồng, nuôi cả nhà cô.
Có cái gì đáng gọi là "chuyện" để cho ta kể lại ? Nhưng chính cái công việc thường ngày, cái không khí thường ngày bao bọc lấy cô hàng sẽ là tình huống khơi mở cái tâm tình, những rung động buồn vui sâu kín trong lòng cô. Tóm lại, đó là một truyện rất Thạch Lam: ít sự kiện nhưng giàu sự tình.
Chí Phèo thì lại có đủ thứ chuyện: có chuyện phiêu lưu, chuyện ghen tuông, chuyện hận tình, chuyện báo thù "đứng đắn", chuyên chém mướn đâm thuê và cuối cùng, có cả chuyện "án mạng" dữ dằn. Một cốt truyện nhƣ vậy tự nó đã rất hấp dẫn rồi. Nhƣng Nam Cao đã "phi cốt truyện" hóa một hệ thống sự
kiện nhƣ vậy. Nhà văn không kể lại "toàn bộ các biến cố sự kiện" ấy theo nhƣ diễn biến thời gian khách quan của nó. Ông chia nhỏ, cắt vụn hệ thống ấy ra, tổ chức và phân bố lại. Một phần do chính tác giả kể lại, một phần do Bá Kiến nhớ lại khi độc thoại nội tâm, một phần do dân làng "truyền tụng", và phần khác do Chí Phèo hồi tưởng trong hương cháo hành thoang thoảng của Thị Nở mang cho. Bởi vì, trung tâm chú ý của Nam Cao ở đó không phải là cốt truyện, hành động, mà là những xung đột nội tâm, những bi kịch của tính cách. Cốt truyện đã được khai thác để diễn tả và phân tích tâm lý của con người trong tác phẩm của Nam Cao.
Nói khác đi, cốt truyện của Nam Cao đã "biến dạng" đi, lặn xuồng bề sâu của mạch tự sự để làm nổi bật những động cơ, những mâu thuẫn bên trong của nhân vật. Trong khi đó, khuynh hướng "phi cốt truyện" của truyện Thạch Lam là để mở rộng tối đa diện tiếp xúc của nhà văn và độc giả với con người nội tâm trực cảm đầy bí ẩn, phong phú, tinh vi của nhân vật.
Tất nhiên, Thạch Lam cũng có một số truyện ngắn có cốt truyện, hay "phi cốt truyện"
hóa có giá trị (cũng nhƣ Nam Cao có một số truyện ngắn "phi cốt truyện" đặc sắc). Nhƣng trên những nét lớn, cách dựng truyện của Thạch Lam -và riêng Thạch Lam - là "phi cốt truyện".
3.3.3. Bây giờ xin đƣợc tìm hiểu sâu hơn về cách dựng truyện của Thạch Lam theo lối kiến tạo tình huống "phi cốt truyện" ấy. Cách kiến tạo này bộc lộ qua ứng xử kỹ thuật đồng bộ của ông trong tất cả các khâu nhƣ xử lý sự kiện; tạo kết cấu mạch lạc; và bao trùm là tạo tình huống "phi cốt truyện".
3.3.3.1. Ở dạng đơn giản nhất, truyện của Thạch Lam thường lấy một cảnh, một việc thông thường, thậm chí nhỏ nhặt, làm duyên cớ khơi nguồn và "bộc lộ trạng thái tâm tưởng của nhân vật chính", theo hướng hiện đại [63:22].
Chẳng hạn, việc một "người đầm" không ngồi ở lô ghế sang trọng mà ngồi ở hàng ghế rẻ tiền trong rạp xi nê, khơi nguồn cho những suy nghĩ miên
man, những băn khoăn ƣớc đoán của nhân vật "tôi", vai chính (Người đầm). Cũng nhƣ vậy, việc một người đi xa trên "tỉnh" trở về ngôi nhà bà tổ mẫu đầy bóng mát, hương thơm tuổi nhỏ (Dưới bóng hoàng lan), việc một chuyến tàu đêm đi ngang qua ga xép và những đứa trẻ đêm nào cũng cố thức để đƣợc nhìn đoàn tàu (Hai đưa trẻ), hay một cơn gió lạnh đầu mùa thổi về phố huyện (Gió lạnh đầu mùa)... tất cả, đều có vẻ chẳng có gì "nên chuyện" cả. Hứng thú nghệ thuật ở các truyện ngắn Thạch Lam dĩ nhiên không nằm ở các cảnh, việc nói trên.
Nhƣng đó chính lại là cái hạt nhân, cái lõi tự sự để từ đó làm nảy sinh, phô diễn những trạng thái tâm hồn của người trong truyện. Nói cách khác, nếu không có những cảnh, những việc ấy thì cũng sẽ không có các truyện ngắn ấy. Như vậy, đằng sau cái vẻ "thông thường", "nhỏ nhặt" của các cảnh, các việc... không làm nên cốt truyện của Thạch Lam, lại chứa đựng cả một tiềm năng tâm lý bất ngờ cho nhân vật của ông.
Ở dạng phong phú hơn, truyện của Thạch Lam, đôi khi, cũng dùng đến một cốt truyện, một việc xảy ra có đầu có cuối (Một cơn giận, Sợi tóc), một mẩu đời lúc nổi lúc chìm (Cái chân què, Người lính cũ...), một mối tình trắc trở dở dang (Tình xưa, Nắng trong vườn, Đêm sáng trăng...), một cảnh ngộ éo le, giàu kịch tính (Hai lần chết, Trở về, Cái chân què).
Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp này, cốt truyện nếu có, cũng chỉ đóng vai trò như là phương tiện bộc lộ những "trạng thái tâm tưởng" của nhân vật chính. Những "trạng thái tâm tưởng" ấy nhiều khi cũng nghịch trái như chính những cảnh đời nghịch trái của nhân vật. Các biến cố trong cuộc đời nhân vật, những đột biến trong quan niệm và hành động của họ, đƣợc nhà văn sử dụng nhƣ những cái khung diễn biến của tâm trạng, của sự ngẫm nghiệm một thái độ, một quan niệm sống. Giá trị, hứng thú của các tâm trạng, của những cuộc nghiệm sinh nhƣ vậy, không thể tách rời cái khung sự kiện biến cố, dù khá
đơn giản, của truyện ngắn Thạch Lam. Các truyện Cái chân què, Một cơn giận... đều có thể xem là rất tiêu biểu cho cách dựng truyện này.
Thực ra, đứng trước một sự việc, một "chuyện" do cuộc sống gợi ra, nhà văn có quyền lựa chọn theo nhiều hướng khác nhau để xây dựng tác phẩm của mình. Nhưng để sự kiện đƣợc chú ý, thật sự trở thành một chủ đề tốt, điều cốt yếu là nhà văn phải biết nhìn sự vật theo kiểu của mình, biết liên kết nó lại theo những dường mối sâu xa bên trong [145:95].
Xung quanh chuyện về một người ăn cắp, có biết bao hướng lựa chọn khai thác đối với người viết truyện ngắn. ứng với mỗi một tình huống, một sự kiện trung tâm và những dường mối bến trong sự kiện trung tâm ấy, nhà văn có thể viết nên một truyện ngắn có giá trị.
(Chẳng hạn, Hoan Bôtsơ, một nhà văn Trung Mỹ, đã nêu lên ba bức phác thảo có thể trở thành những truyện ngắn hay [145:95]).
Truyện Sợi tóc của Thạch Lam thuật lại việc một người nảy ra ý định lấy cắp vài tờ giấy một trăm trong cái ví áo của bạn chỉ vì cầm lộn áo của nhau. (Có cái gì na ná nhƣ ví dụ thứ ba trong ba ví dụ mà Hoan Bôtsơ đã phác thảo. Quả là một sự trùng hợp thú vị. Tuy nhiên, truyện của Thạch Lam không có viên cảnh sát nào, cũng không có ai bị "thình lình" sa lưới cả. Đến hành động ăn cắp cũng chưa hề xảy ra). Ở đây, nhà văn chỉ dừng lại ở việc miêu tả một ý định: sự lầm lẫn không đâu, dẫn đến một cuộc giao tranh thầm lặng mà day dứt giữa cái xấu và cái tốt tiềm ẩn trong con người. Người đọc như cùng dự vào một cuộc phiêu lưu tâm lý với nhân vật của ông. Ranh giới giữa cái xấu và cái tốt trong con người, hóa ra thật mong manh, bất trắc - một "sợi tóc". Nhà văn, trong vai trò của người trải nghiệm và tự thú, đã nhìn thấy cái sợi tóc đáng kỉnh hoàng này và đã khéo léo kéo căng ra, phóng to nó lên cho mọi người cùng thấy. "Sợi tóc" tâm lý, một cách tự nhiên, đã trở thành một hình tượng phúng dụ tâm đắc. Nó đã làm
nên cơn sốt bên trong, rung chuyển từng tế bào cảm giác của nhân vật và rung lên hồi chuông báo động đối với mọi người, khi dòng cuối cùng của truyện chấm dứt.
Ở trường hợp Một cơn giận, sự lựa chọn của Thạch Lam cũng theo hướng đó. Hành động trung tâm của truyện ngắn này - nhƣ cái tên của nó - là "một cơn giận" cùng với sự ăn năn đến già của nhân vật "tôi", vai chính. Sự lựa chọn này đã chuyển một cốt truyện thông thường thành một cốt truyện tâm lý, chuyển hành động bên ngoài thành hành động bên trong, hay nói đúng hơn, chuyển một cốt truyện "đơn" thành một cốt truyện "kép"- cốt truyện lồng trong cốt truyện -theo cái cách mà sau này Nam Cao đã thực hiện thành công trong Lão Hạc.
Tuy nhiên trong cái cốt truyện "kép" này (cốt truyện nhận thức của "tôi" và cốt truyện về số phận bất hạnh của anh phu xe), "cơn giận" và "sự ăn năn" của nhân vật "tôi" đƣợc đƣa lên bình trung tâm, và hành động phạm luật bị phạt của anh phu xe bị đẩy xuống bình diện phụ, khiến cho truyện ngắn vốn rất "có truyện" này trở thành "phi cốt truyện" một cách nghệ thuật.
Tâm tưởng nhân vật sáng rõ hơn, chủ đề truyện cũng sâu sắc, ám ảnh hơn.
Cách nhìn, phát hiện và triển khai chủ đề từ một sự kiện giàu khả năng khơi mở cõi thầm kín bên trong của nhân vật như vậy là một nét nổi đậm trong khuynh hướng dựng truyện của Thạch Lam. Ông thường "thích thú"- nói như Hồ Dzếnh - với những tình tiết tâm trạng éo le phức tạp" có thể xảy ra cho mọi người, cho cả bản thân ông [9:247].
3.3.3.2. Nhưng thế giới tâm tưởng, đời sống tâm hồn của con người vốn là một cái gì chờn vờn, mông lung, bất định. Đi sâu vào thế giới ấy, cũng có nghĩa là nhà văn, phải chấp nhận một thử thách: một mặt, ông phải duy trì được hứng thú đối với độc giả bằng những bước phiêu lưu, đột biến nội tâm của nhân vật chính, tức là sử dụng tốt yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên. Mặc khác, ông lại phải
thường xuyên đề phòng nguy cơ phá vỡ tính mạch lạc của tâm trạng, sự kiện, tính mạch lạc của tác phẩm.
Một thí dụ: truyện Tiếng chim kêu thuật lại việc hai cậu bé trùm chăn, nghe tiếng kêu của một con chim đáng thương ngoài trời mưa gió, ai cũng thương, nhưng người nọ đùn đẩy cho người kia vì không ai đủ can đảm để xông ra gió rét mà cứu chú chim kia (phần đầu).
Sáng hôm sau hai cậu bé mới hay rằng các cậu đã lầm tưởng "tiếng cành tre bị gió lay" thành tiếng kêu của con chim tội nghiệp. Thì ra đó chỉ là một sự nhầm lẫn. Cả hai cười đến "chảy cả nước mắt" (phần cuối). Câu chuyện thoạt nhìn dường như có một sự đứt gãy nào đó trong bố cục. Tính mạch lạc hình như bị dán đoạn. Song cái kết cuộc "buồn cười" của truyện ngắn này thực ra lại là một kết cuộc rất nghiêm túc, phải lẽ. Trong cuộc đời lắm khi, một chuyện buồn thương đã xảy ra, lòng người ta lại cứ ao ước rằng giá như... nó chưa xảy ra, không xảy ra, hay chí ít, chỉ xảy ra trong ác mộng, một sự lầm lẫn. Như ở đây, ai bảo rằng cái "cười chảy cả nước mắt" của hai cậu bé kia, lại không ẩn giấu một niềm vui được giải tỏa khỏi cái điều mặc cảm ám ảnh rằng họ đã tàn nhẫn hay bất lực trước tiếng kêu cứu của một linh hồn bé bỏng giữa mƣa gió bất hạnh? Mặt khác, tiếng chim kêu kia, dù là thực hay là ảo, một khi đã vọng tới tâm hồn con người thì sẽ còn vang vọng mãi để rồi ở vào một dịp tương tự, một cảnh ngộ tương tự, nó buộc người ta phải ứng xử cho xứng đáng hơn.
Nhƣ vậy ở đây, mọi cố gắng của nhà văn là ở chỗ làm cho chủ đề ấy được thể hiện sáng rõ tập trung, thấm nhuần vào từng yếu tố, bộ phận, tình tiết, từng chi tiết nhỏ. Ngay cả những hành vi, ý nghĩ, cảm giác của nhân vật nếu có đột biến bất ngờ cũng trở nên phải lẽ, hợp lôgic và hướng vào chủ đề một cách sáng rõ, thuyết phục.
"Tính cách - muốn có tính chất thực - phải tiến triển đều đều, nhưng cốt