Ngôn ngữ của đời sống và của tâm hồn

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam (Trang 167 - 235)

Trên bình diện ngôn ngữ, phong cách VXNT Thạch Lam cũng bộc lộ nhiều đặc điểm riêng rất đáng lưu ý. Đó là ngôn ngữ của đời sống và của tâm hồn, mang một vẻ đẹp bình dị, tự nhiên, gợi tả. Có thể thấy rõ ở đây 2 đặc điểm

chủ yếu: 1) Mang dáng dấp hiện đại và giàu chất thơ, chất sống: 2) Tập trung gợi tả cảm giác.

4.2.1. Ngôn ngữ VXNT của Thạch Lam là ngôn ngữ văn xuôi trên đường hiện đại hóa, giản dị tự nhiên trong sáng mà trang trọng mực thước; thấm đượm chất thơ, chất sống của cuộc đời bình lặng hàng ngày.

4.2.1.1. Trước hết, ngôn ngữ VXNT Thạch Lam mang đậm tính hiện đại. Rũ bỏ hoàn toàn lối văn biền ngẫu trầm bổng réo rắt còn vương vấn nhiều trong văn Hoàng Ngọc Phách (Tố Tâm), Phạm Duy Tốn (Sống chết mặc bay) Nguyễn Bá Học (Câu chuyện gia tình)..., ngôn ngữ văn xuôi Thạch Lam cũng nhƣ ngôn ngữ của các nhà văn khác trong Tự Lực Văn đoàn, căn bản là ngôn ngữ mang tính hiện đại, trên đường hiện đại hóa.

Nói là "trên đường hiện đại hóa", "căn bản mang tính hiện đại" là xuất phát từ một thực tế do ảnh hưởng của câu văn hiện đại theo văn phạm Pháp văn và do sự chập chững ban đầu, trong văn Thạch Lam, người ta có thể còn tìm thấy không ít cách đặt câu, dùng từ khác với ngày nay.

Ví dụ, trong tiểu thuyết Ngày mới (1939), có những câu, chữ nhƣ sau:

"Chàng muốn cái thời khắc ấy cứ lâu" [101:374]; "Lòng kiêu vì con của mẹ chàng rõ rệt quá, và câu nói lúc nãy mỉa mai chướng quá. Chàng muốn cho mẹ thôi đừng nói đến chuyện ấy, nhƣng không có cách gì, chàng đành cũng yên lặng" [101:390]; "Không muốn lại qua phố Trường rẽ xuống cánh đồng..." [101:446]; "Mấy người mà Xuân chơi với đều là con cái nhà giàu có" [101:418]; "Chỉ Trường thấy vừa ngượng vừa khó chịu" [101:390]; "Chỉ từ ngày Trường nhất định lấy Trinh và từ chối Hảo là nhiều sự không vừa lòng đã xảy đến cho bà" [101:498].

Các từ ngữ: "cứ lâu", "lòng kiêu", "đành cũng", "không muốn lại qua

phố" "mấy người mà Xuân chơi với", "chỉ"... ở các câu văn trên đã đƣợc dùng rất khác với chúng ta ngày nay.

Trong các truyện ngắn của Thạch Lam cũng có những cách dùng từ đặt câu còn ngượng ngập mà ngay từ thời ấy Trương Chính đã chỉ ra.

Nhƣng thực sự, trong các lỗi (hơn 15 lỗi đƣợc ông phân thành 5 loại [23:145-148]) mà Trương Chính hồi ấy liệt ra, chỉ có hai trường hợp đáng gọi là lỗi:

- "Bị khổ quá, nàng không khóc được nữa" [Hai lần chết, 101:162].

- "Quen biết nhau, rồi yêu mến nhau, chàng đã chẳng quản sự ngăn trở cửa nhà lấy nàng về" [Đói, 101:123].

(Chữ "bị" ở câu trên là thừa, và làm cho câu văn nặng nề; cách dùng từ "nhau" ở câu dưới là không chuẩn). Còn các trường hợp khác mà Trương Chính liệt ra, không nên xem là

"lỗi". Ví dụ:

- Bác Lê đem thằng Hy, con Phún ra gọt tóc cho chúng bằng một cái mảnh chai sắc"

[Nhà mẹ Lê, 101:73-74].

Trương Chính cho rằng "bằng" là chữ dùng sai, phải dùng "với" mới đúng. Ngày nay với chúng ta, ở câu trên "với" hay "bằng" đều đƣợc thậm chí "bằng" còn chuẩn xác hơn.

- "Một chút hối hận, đến cửa, làm chàng quay mặt lại... [Đứa con đầu lòng 101:67].

Trương Chính cho rằng "trong mẹo Pháp, đó là một chỗ hỏng nặng" [23:147]. Hỏng nặng là vì, nhƣ ông phân tích: "theo câu văn, chủ ngữ của "đến cửa" phải là "một chút hối hận", ông quên rằng hai chữ "đến cửa" ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ bởi hai dấu phẩy. Vì vậy "đến cửa"

chỉ có thể hoặc là trạng ngữ, hoặc là thành phần giải thích. Và nhƣ vậy, câu không có gì sai.

Tất nhiên nếu chuyển hai chữ này lên đầu câu, câu sẽ chuẩn hơn.

- "Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét". [Gió lạnh đầu mùa, 101:164]. Câu này, Trương Chính cho là "thiếu động từ (verbe)". Thực ra đó là một câu viết đúng: nòng cốt của câu là một cụm chủ vị: "lá // rung động và hình nhƣ sắt lại". "Những cây lan trong chậu" là đề ngữ của câu, "vì rét" là trạng ngữ chỉ nguyên nhân đặt ở cuối câu.

- "Thỉnh thoảng chàng nhận được ở nhà quê gửi ra một bức thư mà chữ viết non nớt nguệch ngoạc, và lời lẽ quê kệch" [Trở về 95:131]. Trương Chính cho rằng chữ mà ở đây dùng "một cách sống sƣợng vụng về". Quả nhiên, bỏ từ đi, câu trên vẫn đúng ngữ pháp.

Nhƣng sẽ có một chút gì đó tinh tế mất đi. Tiếng Việt có cách dùng từ để diễn tả sự kiện vượt ra ngoài dự tính của người nói. Tâm (chàng) một người có học, khi nhận thư, mà lại là thư tình, chắc phải tưởng tượng đến những câu văn tình tứ, nét chữ xinh xắn, mềm mại.

Nhƣng thực tế, "chữ viết non nớt nguệch ngoạc, và lời lẽ quê kệch". Ở đây thiết nghĩ dùng là đắt.

Ngôn ngữ với hệ thống ngữ âm, từ pháp, cú pháp, bao giờ cũng có nhiều khả năng cho nhà văn lựa chọn. Trong những trường hợp trên nếu không muốn xem là sự lựa chọn có dụng ý của người viết thì cũng nên xem là dấu hiệu của những bước đi ban đầu của câu văn xuôi tiếng Việt trên đường hiện đại hóa. Đó không hẳn là sự "non nớt", "trễ nại", "sống sượng" vụng về. Thậm chí trên đại thể còn phải nói rằng câu văn của Thạch Lam thường khá mềm mại tự nhiên uyển chuyển. Thời ấy, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao thường chí thú và rất tài hoa với những lối đặt câu linh hoạt gọn ghẽ gân guốc, Thạch Lam lại chú trọng một lối viết nhẹ nhàng, mềm mại, khoan hòa, câu văn thường co duỗi hợp lý. Đặc biệt, ông chăm sóc đến từng trạng ngữ, trạng từ, các thành phần cùng loại, thành phần đề ngữ, phụ chú, giải thích... để tăng sức diễn tả những trạng thái phức tạp của đời sống và của tâm hồn. Xin lần lƣợt điểm qua một số đặc

điểm cấu trúc của câu văn Thạch Lam.

*Dùng trạng ngữ, trạng từ: Câu văn của Thạch Lam ngoài các loại trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, thường có thêm trạng ngữ chỉ trạng thái, cách thức. Ví dụ:

- "Sung sướng, Loan đưa mắt trông các đồ vật bày trong phòng, các đồ vật quen sự có mặt của Nhung" [Bắt đầu, 96:154].

- "Cảm động, Diên cúi xuống để an ủi người yêu..." [Trong bóng tối buổi chiều, 96:

93].

Các từ chỉ trạng thái tâm lý như "sung sướng", "cảm động" vốn thường đi sau chủ ngữ, đƣợc đảo lên ở đầu câu nhƣ là các trạng ngữ chỉ trạng thái, cách thức có ý nghĩa miêu tả, biểu hiện một cách rõ rệt.

Có khi trạng ngữ trạng từ đƣợc cài vào giữa chủ ngữ và vị ngữ tạo cho câu văn sự mềm mại và ý vị riêng:

- "Cô thỉnh thoảng cất tiếng cười và huýt sáo miệng; lúc ấy bà mẹ vội vàng đưa mắt nhìn quanh, rồi ra hiệu bảo con im lặng?" [Người đầm, 101:174 ].

- "Cái mộng ấy, bây giờ làm chàng khi nghĩ đến mỉm cười.'" [Trở về, 101:82]. *Dùng đề ngữ tăng hiệu lực "chiếu vật" để nhấn mạnh ý văn và sự việc:

- "Anh trông lại đen đi nữa" [Dưới bóng hoàng lan, 101:224].

- "Cái mộng một cuộc đời sung sướng với Tâm, Liên buồn rầu cho nhƣ là những vật tốt đẹp mà nàng thấy bày trong tủ kính các cửa hàng, những vật quí giá mà nàng tưởng không bao giờ có thể về nàng đƣợc."[Một đời người, 101:140].

- "Những công việc đó, Tâm thấy hay hay, nhƣng chàng không để tâm đến. [Đứa con đầu lòng, 101:65].

- "Nhưng bỏ chồng bỏ con để lấy Tâm, để được sung sướng riêng lấy mình nàng Liên cho nhƣ là việc không bao giờ có thể làm đƣợc." [Một đời người; 101:136-137].

- "Đứa bé chải rửa sạch sẽ trông hồng hào nhƣ đánh phấn". [Đứa con đầu lòng, 101:68].

*Dùng nhiều kết cấu Chủ - Vi (C - V), trong đó chủ ngữ nhỏ ở vị ngữ là một bộ phận của chủ ngữ lớn của câu nhằm nhấn mạnh vào chủ thể của trạng thái hoạt động. Ví dụ:

- "Chúng tôi thấy chị khóc luôn; sang lúc nào cũng thấy chị mắt đỏ hoe, hay đang lấy muối và nước nóng đắp vào những vết thương bởi roi ông Cả."[Đứa con, 101:196-197].

- "Bốn mắt nhìn nhau: Tâm má đỏ bừng, tay không biết làm gì." [Cô hàng xén, 101:217].

Ngay cả khi đặt câu hỏi, chủ ngữ đôi khi được nhà văn đặt trước từ nghi vấn, với một hàm ý riêng:

- (Hỏi thế này khí không phải) cô sao không đến chơi sớm hơn một chút ? [Người bạn , 101: 151].

*Đăc biệt, Thách Lam dùng nhiều thành phần cùng loai, thành phần phu chú, giải thích... vừa tăng thông tin phụ, vừa làm cho mạch tự sự phong phú, linh hoạt, thêm sắc thái biểu cảm kín đáo ý nhị. Ví dụ:

- 'Tôi vào, nàng kể lể lôi thôi, trách móc nào là không biết thương vợ con, nào là đã ngần ấy tuổi - (tuổi mới có ba mươi !) - mà còn toan tính những ai." [Người bạn cũ, 101:152].

- "Lấy mấy tờ, độ hai tờ - tại sao lại hai ? Tôi không biết - thật dễ dàng quá." [Sợi tóc, 101:279].

- "Trường lặng yên nhìn thân hình mềm mại của Trinh trên nền cành lá: nàng bận một chiếc áo trắng mỏng; trên vành khăn nhung, trong mái tóc đen có giắt mấy bông hoa sói." [Ngày mới, chương IX phần thứ nhất, 101:447].

- "Một thứ quà của lúa non: cốm" [Hà Nội 36 phố phường, 101:336].

- "Ông quan phân xử, bắt voi hai bên đều bé lại, và ra lệnh từ đây chỉ đƣợc dùng những con vật hiền (như voi chẳng hạn) làm biển hàng mà thôi". [Những cái biển hàng, 101:290].

Cách sử dụng câu có thành phần cùng loại, thành phần phụ chú, giải thích thường biểu hiện qua hình thức (chính tả) sử dụng dấu câu. Các dấu hai chấm (:) với ý nghĩa giải thích, liệt kê; dấu chấm phẩy (;) với ý nghĩa liệt kê, bổ sung ý; dấu gạch nối (- -) hay ngoặc đơn: () với ý nghĩa phụ chú, giải thích, đƣợc dùng với một mật độ khá cao trong văn Thạch Lam.

Các số liệu thống kê (Phụ lục 3 :222-223) cho thấy Thạch Lam, Nam Cao, Nhất Linh, Bùi Hiển đều là những nhà văn rất chú ý sử dụng các dấu (:), (;), (- -), (). Đó là những dấu câu chuyên dùng ghi các loại câu đơn, có nhiều thành phần mở rộng, hoặc câu phức có nhiều vế câu, nhiều thành phần giải thích phụ chú. Thạch Lam là nhà văn dùng nhiều dấu gạch nối (- -) để đánh dấu thành phần phụ chú, giải thích nhất. Ông cũng là người rất ưa sử dụng các dấu hai chấm (:) để biểu thị quan hệ giữa các đoạn, vế câu, dùng nhiều dấu chấm phẩy biểu thị ý liệt kê, bổ sung ý. Chính điều này làm cho câu văn của ông có vẻ "sang trọng, hiện đại" hơn.

Trên bình diện cấu trúc lời văn nghệ thuật của VXNT Thạch Lam, ta cũng dễ dàng tìm thấy những đặc điểm riêng khá nổi bật. Ở đây, nếu xem lời văn nghệ thuật của tác phẩm VXNT bao gồm chủ yếu hai thành phần: lời dẫn (miêu tả, tự sự, giải thích thuyết minh) của tác giả hay người kể chuyện và lời thoại (đối thoại) của nhân vật, thì VXNT Thạch Lam, lời dẫn bao giờ cũng

chiếm ưu thế trên mọi phương diện. Tương quan giữa hai thành phần ấy trong cấu trúc lời văn nghệ thuật Thạch Lam có khác với nhiều nhà văn nhƣ Nguyễn Công Hoan, Nam Cao...

Nguyễn Công Hoan rất tài năng trong việc dựng đối thoại của nhân vật. Đối thoại trong truyện ngắn của ông thường chiếm một tỷ lệ rất lớn so với lời dẫn của người kể chuyện (trừ một số truyện nhƣ Chiếc quan tài, Thế là mợ nó đi tây, Phanh phách v.v.) và đặc điểm nổi bật của đối thoại ở đây là tính hành động của chúng (gần nhƣ ngôn ngữ kịch). Lƣợc bỏ đi lời dẫn rồi ghép nối các lượt lời trao - đáp giữa các nhân vật với nhau, người ta nhiều khi vẫn có một câu chuyện đang vận động và phát triển. Các truyện Tinh thần thể dục, Oẳn tà roẳn, Ngựa người và người ngựa, Thanh! Dạ!... đối thoại đều có một ý nghĩa đặc biệt nhƣ vậy.

Ở truyện ngắn Nam Cao, lời dẫn, đặc biệt là lời độc thoại của nhân vật lồng vào trong lời dẫn (mà người ta thường gọi là ngôn ngữ nửa trực tiếp), có một ý nghĩa chức năng rất quyết định. Nhƣng nhiều đoạn đối thoại trong truyện của ông vẫn rất giàu tính hành động, tính sự kiện. Chẳng hạn cuộc thoại giữa Hàn và Tơ trong Một chuyện xú vơ nia, cuộc thoại giữa bốn nhân vật trong Nhỏ nhen. Trong tiểu thuyết Sống mòn, ông cũng có những đoạn đối thoại nhƣ vậy: cuộc thoại giữa Thứ và San [chương VII, 16:92-95; 16:103-113] hay cuộc thoại giữa Mô và Hà mà Thứ, San nghe đƣợc vào một đêm nào [chương V, 16:44-47].

Với Thạch Lam thì khác hẳn. Đối thoại giữa các nhân vật của ông có 2 đặc điểm rất khác biệt: 1) rất ít có giá trị độc lập so với lời dẫn; chiếm một tỷ lệ khiêm nhường về lượng, thiên về bộc lộ tâm trạng, cảm xúc và 2) thường rất đúng nghi thức giao tiếp, ít tính chất cá thể hóa.

Khảo sát lời dẫn đối thoại trong truyện ngắn, tiểu thuyết của Thạch Lam ta sẽ thấy rõ các đặc điểm này. Trước hết là tương quan giữa lời dẫn đối

thoại, ở sáng tác của Thạch Lam, lời dẫn luôn chiếm ƣu thế gần nhƣ tuyệt đối cả về lƣợng, cả về chức năng tự sự, miêu tả, biểu hiện. (Trong các truyện kể theo quan điểm tác giả thì lời văn chủ yếu là lời tác giả nhập thân vào nhân vật mà kể nhƣ Cô hàng xén, Hai đứa trẻ, Đứa con đầu lòng... ; trong các truyện kể theo quan điểm nhân vật xƣng "tôi" thì lời văn thành lời độc kể của nhân vật nhƣ ở Sợi tóc, Người đầm, Một cơn giận...). Do vậy, các cuộc thoại ở đây vừa ít vừa ngắn: phần lớn các truyện ngắn của ông chỉ có vài ba mẩu lời thoại. Nhân vật của Thạch Lam thường có chung một đặc điểm là nghĩ nhiều, nói ít, hoạt động ít. Phần lớn các cuộc thoại, nếu có cũng chỉ gồm vài ba lượt lời. Trong đó nhiều lượt lời, nếu chuyển thành lời gián tiếp, hòa lẫn vào trong lời dẫn của người kể chuyện cũng không phương hại gì nhiều đến cấu trúc chung của văn bản tác phẩm. Ví dụ lời cô đỡ mời Tâm vào thăm con chàng:"- Mời ông vào-xong cả rồi" [Đứa con đầu lòng, 101:64]; lời than của mẹ Lê trước khi mẹ qua đời: "- Trời ơi ! sao tôi khổ thế này" [Nhà mẹ Lê, 101:79]. Đó là những cuộc thoại, chỉ gồm một lượt lời, chỉ cần trao mà không cần đáp, hoặc chỉ có trao mà không có đáp. Lại có những cuộc thoại mà quan hệ trao đáp hoặc là rất lỏng lẻo hờ hững, hoặc là không nhất thiết bảo đảm qui tắc luân phiên lượt lời.

Chẳng hạn, các cuộc thoại giữa Liên và An, giữa Liên và chị Tý trong phần đầu Hai đứa trẻ. Phan Huy Dũng đã nhận xét đúng: sắc điệu của lời đối thoại mang "tính chất lửng lơ" chúng "đưa tới cho người đọc không phải chuyện này chuyện nọ mà là một ấn tượng buồn nản xót thương thậm chí bực bội trước những câu hỏi tủn mủn bâng quơ không cần thiết phải trả lời, và những lời đáp quá chừng nhạt nhẽo, phẳng lặng" [35:153]. Cuộc thoại giữa Tâm, bà mẹ và cô Trinh trong truyện Trở về [101:83-89] lại có một đặc điểm khác:

không tuân thủ qui tắc luân phiên lượt lời (một cách đầy dụng ý). Cuộc thoại này có 22 lượt lời (của 3 nhân vật giao tiếp). Trừ lượt lời 16 là câu nói của Trinh, còn lại là lời của

Tâm và bà mẹ. Quy tắc luân phiên lượt lời ở đây chỉ đƣợc tôn trọng từ lượt lời (1) cho đến lượt lời (6). Sau đó liên tiếp là 3 lượt lời của bà mẹ: (7), (8), (9). Tiếp đến liên tiếp 2 lượt lời của Tâm: (10), (11) Rồi liên tiếp 4 lượt lời của bà mẹ (12) (13) (14) (15). Kết thúc cuộc thoại, bà mẹ sợ Tâm sớm bỏ về, "nhìn theo khẩn khoản":

-"Cậu hãy ở đây ăn cơm đã. Đến chiều hãy ra", (mẹ, 18) - "Thôi, bà để tôi về. Độ này công việc bận lắm." (Tâm, 19) - "Nhưng thế nào có dịp tôi cũng về". (Tâm, 20)

- "Đúng hai chục: bà cầm lấy mà tiêu, có thiếu, tôi lại gửi về cho" (Tâm, 21)

- "Thôi, bà ở lại, chào cô Trinh nhé. Bảo tôi có nhời hỏi thăm tất cả họ hàng" (Tâm, 22)

Cuối cuộc thoại, tác giả đã để cho Tâm "cướp lời" nói liên tiếp 4 lượt: (19), (20), (21), (22). Đó là vì anh chàng vừa muốn chủ động kết thúc sớm cuộc trò chuyện không mấy hào hứng với mình để ra về (vì "nghĩ đến vợ đợi"), vừa muốn tỏ ý hãnh tiến, kênh kiệu "trước mặt cô Trinh". Và cũng muốn lấp liếm đi tình cảm vốn đã trở nên nhạt nhẽo của mình với bà mẹ, với cội nguồn.

Hiện tượng "cướp lời" như thế ở Tâm, cũng như ở bà mẹ vừa là để bộc lộ cảm xúc tâm trạng của người trao lời vừa là để dành khoảng lặng để bộc lộ tâm trạng của người

"nhận" lời mà chƣa thể, hay chƣa muốn đáp lời ngay. Đó là những lời thoại trong một cuộc thoại có "vấn đề tâm lý" của nhân vật giao tiếp. Nó có ý nghĩa bộc lộ hay tự bộc lộ tâm trạng cảm xúc nhiều hơn là có tác dụng thúc đẩy câu chuyện vận động, phát triển.

Không những thế, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật Thạch Lam còn có một đặc điểm khác đáng lưu ý: thường rất đúng nghi thức lời nói giao tiếp và ít tính cá thể hóa.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam (Trang 167 - 235)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(235 trang)