Trong nội hàm của khái niệm, thể loại tất nhiên không đơn thuần thuộc về phạm trù hình thức, nhưng trong chương này, luận án chỉ xem xét thể loại như là những biểu hiện cho cách thức tổ chức vật liệu tạo nên chỉnh thể tác phẩm, tức là sẽ chỉ xem xét nó nhƣ một yếu tố thuộc phạm trù hình thức. Trong ý nghĩa này, luận án cho rằng VXNT Thạch Lam dù là truyện ngắn, tiểu thuyết hay tùy bút đều mang đậm chất thơ và sắc thái trữ tình, thích tìm cảm hứng ở những cảnh đời và tâm trạng.
4.1.1. Truyện ngắn Thạch Lam:
Giới nghiên cứu phê bình văn học hơn nửa thế kỷ qua đã đánh giá rất cao đóng góp và tài năng của ông ở thể văn này: Thạch Lam được xem là người "có sở trường về truyện ngắn"
[153], là "một nhà văn chuyên viết đoản thiên" [140], là ngòi bút "có biệt tài về truyện ngắn"
[94]. Thậm chí, "là người chưng ra giữa làng văn một nghệ thuật tuyệt hảo và một nhân tài hiếm có" [theo 44] là người đã có những truyện ngắn "không kém gì so với các nhà văn có tài hơn hết bên Pháp" [226]. Chừng mực nhƣ Vũ Ngọc Phan mà cũng phải khen nhiều truyện của Thạch Lam (trong tập Sợi tóc) là "những đoản thiên hay nhất trong văn chương Việt Nam" [153]. Khó tính nhƣ Nguyễn Tuân mà cũng phải thừa nhận một số truyện ngắn của Thạch Lam "có thể coi như là mẫu mực được" [219].
Những lời khen ngợi nhƣ trên thật xứng đáng với Thạch Lam. Song điều mà luận án quan tâm ở đây là trên bình diện thể loại, bút pháp truyện ngắn
Thạch Lam đã kết tinh đƣợc những phẩm chất gì đặc sắc?
Sau đây luận án chỉ nhấn mạnh thêm một vài đặc trƣng quan trọng, độc đáo, bao quát nhất của truyện ngắn Thạch Lam, từ góc nhìn thể loại.
Thứ nhất: Truyện ngắn của Thạch Lam là truyện phô diễn tâm tư, đọng nhiều suy nghiệm.
"Sự giận giữ vô cớ có thể sai khiến ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngờ", và vì thế, "người ta có thể tàn ác một cách dễ dàng". Hãy coi chừng với "sự giận giữ vô cớ" ấy (Một cơn giận). Đó là một triết lý; "Việc vợ chồng chẳng qua là chuyện duyên số" "không biết thế nào mà định trước được"(Duyên số), đó cũng là một triết lý. Các triết lý nhƣ thế có thể được diễn tả dưới nhiều hình thức: Có khi đó chỉ là suy ngẫm về một trạng thái tâm hồn đáng dè chừng như trường hợp Một cơn giận. Có khi là suy ngẫm về một điều tưởng như đã cũ hay bán tín bán nghi, nhƣ Duyên số. Có khi là suy ngẫm về một quan niệm, một tín điều trong cuộc sống, như trường hợp Cái chân què. Có khi là suy ngẫm về một sự lựa chọn, một quan niệm về hạnh phúc trong cuộc đời, như trường hợp Những ngày mới v.v.
Nói chung, khi viết về người thị dân - trí thức, những trang văn của Thạch Lam thường đọng rất nhiều suy ngẫm có tính triết lý như thế.
Nhƣng, tính triết lý nhƣ vậy có nguy cơ làm cho tác phẩm văn học trở thành một lối văn minh họa. Thạch Lam tránh được nguy cơ này bởi vì các triết lý của ông thường nhẹ nhàng và bao giờ cũng đƣợc nói bằng một hình tƣợng thuyết phục, tâm đắc, nhất là khi các hình tƣợng ấy lại đƣợc bồi đắp bằng việc khắc họa tâm trạng, phô diễn cảm giác.
Thứ hai: Truyện ngắn Thạch Lam vang vọng những âm điệu man mác buồn thương, giàu không khí tâm trạng và thật nhiều dư âm dư vị.
Truyện ngắn của Thạch Lam, đúng là truyện ngắn, vì sự việc đơn giản và
thường là rất ngắn (truyện dài nhất như Cô hàng xén cũng chỉ dài 20 trang khổ nhỏ; ngắn nhất chỉ 5 trang; trung bình 7 đến 10 trang), cảnh vật, chi tiết thì thường giản dị đến mức đơn giản.
Thế mà đọc truyện ngắn Thạch Lam, bao giờ người ta cũng có cảm giác như được sống thật với cái không khí riêng của từng câu chuyện, cùng chia sẻ buồn vui với bao niềm nỗi.
Đây là cái không khí của một làng quê yên ả với tiếng sáo dìu dặt mỗi chiều (Tiếng sáo), kia là thế giới xa cách nhuốm màu huyền sử, ngọt ngào cảm giác thần tiên qua mắt trẻ thơ (Bên kia sông). Đây là cái không khí bao bọc hơi nóng nhộn nhịp của chợ phiên (Cô hàng xén), kia là một cảnh buôn bán đìu hiu nơi ga xép lúc chiều hôm (Hai đứa trẻ). Rồi cái không khí của con đường làng có lũy tre tỏa bóng (Cô hàng xén, Trở về); cái không khí của đồng quê mùa gặt (Những ngày mới), là ngôi vườn xưa đầy hương thơm bóng mát (Dưới bóng hoàng lan) là một miền trung du đầy nắng trên nương sắn vườn trà (Nắng trong vườn), là phố xá Hà Nội tối ba mươi với rất nhiều bóng tối và mưa lạnh (Tối ba mươi), là những khu nhà lụp xụp tồi tàn tối tăm ẩm thấp của dân nghèo ngoại ô lam lũ (Một cơn giận) v.v.
Và khi trang văn gập lại, từ thế giới nghệ thuật của Thạch Lam, trở về với thực tại, tâm trí ta vẫn man mác bâng khuâng. Hình nhƣ rất nhiều chi tiết, hình ảnh, âm thanh trong thế giới ấy đê mê ở mãi trong lòng ta cũng nhƣ nhà văn đã "cảm động đê mê từ bao nhiêu tháng năm trước.'" [101:803].
Thứ ba: Truyện ngắn của Thạch Lam, tùy theo "qui mô" phản ánh, có kỹ thuật tự sự linh hoạt về những cảnh đời và những tâm trạng.
Truyện của ông có thể tập hợp thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm những truyện chỉ kể về những tâm trạng, ở đó nhà văn dùng một việc, một cảnh khởi sinh trong chốc lát, khai mở một tâm trạng, một nỗi niềm, hoàn toàn "phi cốt truyện" nhƣ
các truyện: Hai đứa trẻ, Buổi sớm, Sợi tóc... Có thể gọi đây là nhóm truyện tâm trạng.
Nhóm thứ hai gồm các truyện kể về những duyên phận, những kiếp người, ở đó nhà văn lấy cái tình thế chung là cả một cuộc đời hoặc một sự kiện có tính đột biến trong cuộc đời chìm lặng của nhân vật, từ đó mà gợi lên số phận, nhân cách và nỗi niềm riêng tây thầm kín của nhân vật. Thuộc nhóm này có thể kể các truyện nhƣ Nhà mẹ Lê, Cô hàng xén, Một đời người, Hai lần chết, Tình xưa, Nắng trong vườn, Người lính cũ... Đây là nhóm truyện duyên phận.
Dựng từng truyện theo mỗi nhóm này, nhà văn đều gặp những khó khăn, thử thách không nhỏ. Nếu nhƣ các truyện thuộc nhóm truyện tâm trạng có nguy cơ trở thành những bài văn tả cảnh, tả tình hay ghi nhận một cảm tưởng, thì dựng các truyện thuộc nhóm truyện thân phận lại có một nguy cơ khác: không thành truyện ngắn mà thành những "tiểu thuyết viết ngắn".
Để tránh các nguy cơ trên khi dựng các truyện thuộc nhóm thứ nhất, cách thức của tác giả là: thứ nhất, "cưa lấy một khúc đời sống" có hàm lượng tư tưởng cao, hoặc có tính vấn đề rõ rệt; thứ hai, dựng bối cảnh và nhân vật; thứ ba, khai thác tối đa sức biểu đạt chủ đề của chất liệu đời sống, từng chi tiết nhỏ nhặt nhất. Hai đứa trẻ là một ví dụ. "Trước giờ khắc của ngày tàn", khi bóng tối trùm lên phố huyện, trong ánh sáng của ngọn đèn tù mù "chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ", con người ở đây như bắt đầu sống cuộc sống thứ hai của họ. Đó không phải là cuộc sống vật lộn lam lũ hay buôn bán ế ẩm mà là cuộc sống trong trạng thái đợi chờ: chờ một chuyến tàu đêm rực sáng đi qua, cũng là chờ chuyến tàu đem lại một chút gì mới mẻ cho cuộc đời mình. Song, chuyến tàu đêm rực sáng thì có, dù chỉ là trong chốc lát, còn chuyến tàu mang lại vui vẻ hạnh phúc cho mỗi người thì vẫn chỉ là một cái gì "xa xôi không biết đến". Cái "khúc cuộc sống" mà Thạch Lam "cƣa lấy" cho truyện Hai đứa trẻ tự nó đã có
một hàm lượng tư tưởng cao, hàm chứa một cái gì vừa khắc khoải xót xa vừa man mác, thi vị.
Đó là cơ sở đầu tiên, bảo đảm cho một bức tranh sinh hoạt nhƣ ở Hai đứa trẻ trở thành một truyện ngắn hay.
Nhƣng nhƣ thế vẫn chƣa đủ, trên cái nền của sự kiện tình huống nhƣ vậy, nhà văn bằng ngòi bút của mình còn phải dựng đƣợc bối cảnh giàu không khí và nhân vật có tâm trạng. Sự kiện và tình huống trên đây sẽ có ý nghĩa tư tưởng nghệ thuật chỉ khi hai đứa trẻ và người phố huyện lắng nghe được cái âm điệu buồn man mác của buổi chiều quê thấm vào tâm hồn, cảm nhận đƣợc cái lê thê của thời gian và độ đặc dày của bóng tối, cảm thấy một cách thấm thìa nỗi khát thèm đƣợc chiếu sáng và đƣợc đổi thay. Mặt khác, từng nhịp điệu âm thanh, từng sắc độ ánh sáng, từng họa tiết trong bức tranh thiên nhiên nhân thế phố huyện buổi chiều hôm, từng biến thái của thời gian, từng biến thiên của tâm trạng (buồn nhớ hay mong đợi, căng thẳng hay thư giãn., rõ nét hay mơ hồ, trông ngóng ở tương lai hay hồi tưởng về quá khứ) ... tất cả đều tập trung vào một ý chính, một chủ đề. Đọc Hai đứa trẻ ta thấy, cái tài của Thạch Lam là làm cho toàn bộ thời gian, không gian lúc ấy như đều hướng cả tới cảnh tượng rực sáng, náo nhiệt của đoàn tàu. Không chỉ có chị em Liên mà dường như cả phố huyện cùng đợi chờ một chuyến tàu. Và vì vậy, khi đoàn tàu qua nhanh, thì dường như cả phố huyện cùng "lặng theo mơ tưởng"...
Nhƣ vậy, Hai đứa trẻ đã vƣợt thoát khỏi hình thức một bài văn buồn tẻ để thành một truyện ngắn xuất sắc khó ngờ. Các truyện ngắn khác thuộc cùng một nhóm với Hai đứa trẻ cũng đã tránh đƣợc nguy cơ trở thành những bài văn tả cảnh, thuật việc ghi cảm nhận thông thường theo cái cách như vậy.
Khi dựng những truyện ngắn thuộc nhóm thứ hai, nhà văn đã làm thế nào để tránh cho truyện của ông trở thành những "tiểu thuyết viết ngắn" ?
Ở đây không thể không bắt đầu từ việc phân biệt kỹ thuật tự sự của
truyện ngắn và tiểu thuyết. Cùng tái hiện một hiện thực về cuộc đời và số phận nhân vật nhƣng nhà tiểu thuyết có kỹ thuật tự sự khác với nhà văn viết truyện ngắn. Một đằng là "cƣa lấy một khúc", đằng khác là bứng lấy toàn vẹn một cái "cây" cuộc sống mà trồng vào trang sách của mình (nếu có thể ví như vậy). Là "một khúc cuộc sống" truyện ngắn hướng thẳng tới một chủ đề. Là một cái cây toàn vẹn, hiện thực trong tiểu thuyết có nhiều rễ, nhiều nhánh, và có thể hướng tới nhiều chủ đề.
Về mặt nguyên tắc kỹ thuật, cái cách Thạch Lam giữ cho các tác phẩm như Nhà mẹ Lê, Cô hàng xén, Một đời người, Tình xưa... không trở thành "tiểu thuyết viết ngắn", cũng giống nhƣ cái cách Lỗ Tấn viết A.Q chính truyện, Nam Cao viết Chí Phèo. Cũng cùng một đề tài nhƣ vậy, nếu mở rộng qui mô phản ánh, triển khai nhiều tuyến tự sự và tuyến nhân vật các tác phẩm kể trên đều có thể trở thành tiểu thuyết. Ở truyện ngắn Thạch Lam cũng vậy, cuộc đời của cô hàng xén từ lúc trẻ cho đến lúc già, quan hệ với biết bao nhiêu khách hàng có bao nhiêu là sự kiện. Nhƣng Thạch Lam chỉ chọn lấy một trục quan hệ: cô hàng xén với gánh hàng và bổn phận nuôi gia đình; một trục tự sự: thời gian cuộc đời cô hàng đƣợc kể theo trình tự tuyến tính, nhƣng cắt dán nhảy cóc vài ba thời điểm khác nhau thành một quá trình giản lược. cũng vẫn con đường ấy và gánh hàng xén ấy: một công việc không đổi. Nhưng ý nghĩ tâm tƣ của cô hàng thì có kín đáo đổi thay. Dòng tâm tƣ ăn nhịp với tiết tấu cuộc đời và công việc... Tất cả, chỉ nhằm làm bật nổi số phận khó nhọc, tâm tính nhân hậu và một chút băn khoăn riêng của một cô hàng xén. Còn những gì ngoài mục đích chú ý này đều bị giản lƣợc, bỏ qua hoặc đẩy lùi vào tuyến sau (cha, mẹ, em, chồng và gia đình nhà chồng, bạn bè Tâm và con Tâm...) chỉ đƣợc nhắc đến hay kể, tả, làm nền để vẽ chân dung cô hàng xén.
Các truyện Nhà mẹ Lê, Một dời người, Hai lần chết... cũng đƣợc xây
dựng với kỹ thuật tự sự của truyện ngắn nhƣ vậy.
Nhìn chung cách xử lý kỹ thuật khi viết các truyện ngắn thuộc nhóm này của Thạch Lam thường có mấy nét chung rất nổi bật là: 1. Tiết tấu chậm rãi của truyện luôn phù hợp với số phận, nhịp sống, nhịp cảm của nhân vật; 2. Chỉ có một nhân vật chính và thường là người phụ nữ truyền thống cam chịu một cách cứng cỏi, trong sạch; 3. Thủ pháp kết cấu trùng điệp song hành được sử dụng phổ biến và thường gây được ấn tượng về một cái gì mòn mỏi quẩn quanh.
4.1.2. Tiểu thuyết Thạch Lam:
Nhƣ đã nói, sau Ngày mới, Thạch Lam còn viết một tiểu thuyết nữa là Thúy Mai.
Nhƣng Thúy Mai chỉ đăng báo đƣợc vài kỳ rồi bỏ dở. Cứ tình hình ấy thì khó mà nói đến một phong cách tiểu thuyết Thạch Lam với đầy đủ ý nghĩa của nó. Tuy nhiên dựa vào Ngày mới, người ta có thể hiểu thêm hoặc khẳng định vững chắc thêm một số nét nổi bật trong phong cách văn xuôi nghệ thuật của ông. Đặc điểm đáng lưu ý của Ngày mới là nó thuộc loại tiểu thuyết phô diễn những trạng thái tâm hồn phức tạp, sâu kín, chú trọng phân tích cảm giác; có xu hướng tổng hợp, hội tụ vốn sống của Thạch Lam.
Thứ nhất: "Ngày mới" là cuốn tiểu thuyết chú trọng phân tích cảm giác với nhiều trạng thái tâm hồn sâu kín, phức tạp.
Do nhu cầu tập trung phô diễn những trạng thái tâm hồn sâu kín phức tạp của nhân vật, Ngày mới có khuynh hướng "phi cốt truyện" hóa. Nó khước từ việc khai thác tiềm năng
"hành động" của cốt truyện.
Ở bề sâu, Ngày mới thực ra vốn tiềm tàng những quan hệ chứa đựng nhiều tình tiết gay cấn. Sự khác biệt về quan niệm, lối sống, cách nghĩ cách nhìn giữa các nhân vật khá sâu sắc. Nếu tác giả cố tình khơi sâu và đặt các nhân vật ấy cạnh nhau, cho họ "va chạm" với nhau, hoàn toàn có thể tạo ra những "pha"
gây cấn, dữ dội. Cụ thể, nếu muốn khai thác theo hướng này, ít nhất Thạch Lam có 4 cơ hội làm cho cốt truyện trở nên gay cấn, quyết liệt (• Những cuộc chạm trán giữa Trường và Tiến;
• Những cuộc gặp gỡ giữa Trường và Xuân; • Việc tự quyết hôn nhân của Trường trái với sở nguyện của bà Phán; • Cuộc tái ngộ giữa Trường và Quang...).
Nhƣng Thạch Lam đã không dùng đến các cơ hội ấy: Ngày mới đã đƣợc "phi cốt truyện" hóa để dồn trung tâm sự chú ý của sáng tạo nghệ thuật vào việc phô diễn tâm tƣ và phân tích cảm giác.
Điều đó không có nghĩa là Thạch Lam hoàn toàn từ bỏ các hành động sự kiện. Trái lại, ông rất chú ý săn sóc đến hành động sự kiện khi chúng có thể trở thành những tình huống khơi gợi hoặc phô diễn nội quan, tức là phô diễn, khơi gợi "những trạng thái tâm tưởng" của nhân vật.
Ngày mới gồm 2 phần: Phần thứ nhất, 11 chương, chủ yếu phô diễn cái tâm lý của Trường, chàng trai vừa thi đỗ trước niềm vui, sự vì nể, trọng vọng của mọi người và trước việc lựa chọn tình yêu hạnh phúc, hôn nhân. Phần thứ hai, 12 chương, tập trung vào phô diễn những nuối tiếc, bực dọc, bừng thức để đi đến tự điều chỉnh quan niệm về hạnh phúc, ứng xử với gia đình, với bản thân và với vợ con của Trường (xem tóm tắt Ngày mới, Phụ lục 1 :220).
Tất nhiên, trung thành và kiên trì với quan niệm về tiểu thuyết của mình, Thạch Lam không kể về việc thi đỗ (nhƣ Ngô Tất Tố đã làm trong Lều chõng) mà chỉ kể về tâm trạng của Trường và mọi người thân, sơ của chàng trước việc thi đỗ; không kể về việc Trường đã từ chối cuộc hôn nhân với Hảo, con bà Hai, cùng với những mâu thuẫn nảy sinh trong gia đình như thế nào mà chỉ kể về các ý nghĩ, thái độ và nói chung, tâm lý của Trường trước cuộc hôn nhân ấy. Tuy vậy, Thạch Lam đã săn sóc đến các sự kiện có ý nghĩa tình huống: sự sốt sắng thái quá của hai gia đình bà Phán, mẹ Trường và bà Hai, mẹ Hảo. Cuộc trở về