Từ bức tranh phố huyện và không gian làng - phố đến cái nhìn nhiều phía và những nội

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam (Trang 50 - 55)

Trong hầu khắp sáng tác của Thạch Lam, người ta dễ dàng nhận thấy, có sự hiện diện của một kiểu "thế giới", một khoảng trời riêng dường như chỉ có trong văn ông. Đó là cái thế giới mà nhiều người đã nói tới: phố huyện của Thạch Lam. Quan sát kỹ bức tranh phố huyện ấy người ta mới nhận ra rằng đó không phải là phố huyện nói chung, mà là phố huyện Việt Nam trong buổi chuyển giao lịch sử, chuyển giao văn hóa, chuyển giao xã hội vào cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Bức tranh phố huyện ấy có một cấu trúc không gian đặc thù của nó: cấu trúc không gian làng - phố, một cấu trúc không gian tiềm tàng, khuất lấp nhiều vẻ đẹp bình dị, nhiều sự sống kín đáo trong trạng thái "xâm thực", giao thời mà không phải bao giờ, bất kì ai cũng cảm nhận đƣợc. Nó đòi hỏi ở nhà văn một cái nhìn tinh vi điềm tĩnh, soi ngắm từ nhiều phía, nhiều tầng. Có thể cho rằng chính nét đặc thù này của phạm vi hiện thực mà nhà văn lựa chọn đã mở ra một cái nhìn lật trở nhiều phía về con người trong VXNT Thạch Lam.

2.1.1. Bức tranh phố huyện và không gian làng - phố Thế giới trong văn xuôi nghệ thuật của ông, về căn bản là thế giới nhìn từ phố huyện [65], hay từ một mô hình "phường phố" mang bản sắc riêng. Đó là một bức tranh nửa tỉnh nửa quê, là một "mô hình" không gian khá đặc biệt về thế giới.

Hai người anh của ông - Nhất Linh, Hoàng Đạo - cũng có một tuổi thơ

gắn bó với phố huyện nhƣ ông, đã lìa xa phố huyện để tìm kiếm và theo đuổi một thứ không gian khác: Không gian của đô thị Âu hóa với bãi tắm, sàn nhảy; không gian trường ốc với giảng đường, ký túc xá, và nhà trọ, trường cao đẳng...; không gian thơ mộng cho những mối tình thơ mộng; không gian ao tù nước đọng với những triển vọng cải cách nông thôn; không gian gia đình với những đụng độ quyết liệt giữa tân tiến và bảo thủ, giữa nàng dâu - mẹ chồng v.v.

Trong khi đó, Thạch Lam, trước sau vẫn thủy chung với cái phố huyện rất đặc thù của tuổi thơ ông. Trong số 33 truyện ngắn in thành tập, thì đã có tới 20 truyện có miêu tả hoặc gợi nhắc đến cái làng quê, phố huyện tuổi thiếu thời của ông. Tiểu thuyết Ngày mới của ông cũng có nhiều chương đoạn lấy bối cảnh là phố huyện. Đó là cái phố huyện gắn với những buồn vui thế sự, gắn với những số phận, những tâm tình của con người Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX và nửa đầu - nhất là những năm ba mươi - thế kỷ XX. (Các truyện ký khác của ông nếu không gắn với phố cổ giao thời, thì cũng gắn với cái không gian gia đình vừa đầm ấm vừa hiu quạnh.).

Cái phố huyện ấy của Thạch Lam, đúng như có người nhận xét, là một không gian

"nửa làng nửa phố"[85]. Nói đúng hơn là không gian làng - phố. Phố phía trước và làng phía sau. Phía trước là chợ, là ga, là đường sắt, là phố chợ; phía sau là đồng lúa, nương chè, vườn cây, là lũy tre, là con đường làng mấp mô vũng chân trâu. Phía trước là ánh sáng hắt về từ đô thị, là tiếng còi tàu náo nức, tiếng bánh sắt riết vào ghi; phía sau là ánh sáng của ngàn sao, của đom đóm, đèn lồng, là tiếng ếch nhái kêu ran là tiếng sáo mang hồn đồng nội.... ở đây có sự phân cực mà cũng có sự hợp nhất. Trong sự phân cực, làng - phố hình ảnh của những trung tâm trên đường đô thị hóa. Làng thuộc về quá khứ, phố thuộc về hiện tại và tương lai. Trong tính hợp nhất, làng phố đã có sự chung hòa, thì làng đang được đẩy tới phía tỉnh thành, phố lại bị kéo lùi về

phía "nhà quê". Cho nên, làng - phố, chứa đựng trong lòng nó bao nhiêu tình thế của xã hội và của con người, của số phận và của tâm trạng con người vào buổi giao thời mang tính "quá độ". Cái thế giới này của Thạch Lam rất khác cái thế giới làng Vũ Đại của Nam Cao đã đành, mà cũng rất khác cái thế giới xã hội tƣ sản thành thị của Vũ Trọng Phụng. Nơi đây có đủ âm vọng, đủ cái ồn ào huyên náo từ phía thị thành để người ta thỉnh thoảng phải sống chen lấn nhau. Nhưng cũng đủ sự yên tĩnh, êm đềm để người ta ngẫm nghĩ và trò chuyện điềm tĩnh nhỏ nhẹ với chính mình. Tóm lại, đó là một kiểu mô hình cấu trúc không gian rất tiện lợi cho việc chiêm nghiệm về số phận, lắng nghe tiếng nói nội tâm của con người cá nhân trong vai trò chủ thể nhận thức và tự nhận thức. Từ đây, nhà văn có thể nhìn ra ngoài phố để thấy anh công chức rảo gót về thăm nhà, ngoái nhìn sau làng để thấy những người lao động từ nhà quê phiêu bạt đến cƣ ngụ. Nhìn lên bầu trời đầy sao để thấy ngàn sao lấp lánh, nhìn xuống mặt đất để thấy ánh sáng xanh của đom đóm của đèn ghi...

Nhân vật đặc thù của thế giới làng - phố ấy, không ai khác, là cô hàng xén và các người bán hàng tạp hóa, hàng xáo, hàng quà. Đó là những cô Tâm, cô Liên (Cô hàng xén), Liên, An, chị Tý, bác phở Siêu (Hai đứa trẻ), là những bà Nhì, bà Phán, bà Cả (Ngày mới), là những cô Dần, cô hàng cơm nắm, cô hàng bún ốc... (Hà Nội 36 phố phường). Phía sau họ là những người lao động đời sống bấp bênh. Phía trước họ là những công chức học sinh thành đạt về quê nghỉ ngơi thăm thú hoặc những người trí thức bình dân mất việc, bất hòa với xã hội, lui về cố thủ hay "làm lại cuộc đời" ở chốn quê xƣa.

Làng - phố là một kiểu không gian đặc thù trong VXNT Thạch Lam cả trong truyện ngắn, tiểu thuyết, cả trong tùy bút và trong truyện thiếu nhi. Chính cái cảnh quan phố huyện và kiểu không gian làng - phố này đã đƣợc nhà văn tạo ra vừa nhƣ một nội dung hiện thực của đời sống Việt Nam trong buổi giao

thời, vừa nhƣ một mô hình nghệ thuật độc đáo để nhận thức, phản ánh thế giới và nghiền ngẫm hiện thực [Lê Ngọc Trà, 210]. Ở đó đời sống của thiên nhiên vẫn còn chan hòa trong những bức tranh sinh hoạt của con người. Ở đó có những "ô cửa" nhìn ra thế giới để thấy những cảnh đời, những duyên phận, và cũng có "ô cửa" nhìn vào nội tâm để thấy những tâm trạng, cảm giác, những trạng thái phiền phức, bí ẩn của tâm hồn. Và nhất là ở đó, con người đƣợc nhìn bằng cái nhìn "nhân học" từ nhiều phía, tạo nên các nội dung tự sự mới mẻ cho VXNT Thạch Lam.

2.1.2. Cái nhìn nhiều phía về con người và những nội dung tự sự chủ yếu trong VXNT Thạch Lam:

Các sáng tác tiêu biểu cho VXNT Thạch Lam bao gồm ba tập truyện ngắn, một cuốn tiểu thuyết, một tùy bút... Số lƣợng tác phẩm rõ ràng không nhiều nhƣng nội dung đề tài trong các sáng tác ấy lại khá phong phú. Rất nhiều vấn đề trọng yếu mà hiện thực thời đại ông từng đặt ra cho các trào lưu văn học, bằng cách này hay cách khác, đã được gợi lên, hay vang động vào sáng tác của Thạch Lam: Cách mạng và thất bại (Kẻ bại trận); khoảng cách giàu nghèo (Gió lạnh đầu mùa), mâu thuẫn chủ tớ (Đứa con); mâu thuẫn và đấu tranh cũ - mới (Ngày mới); khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp (Người bạn trẻ, Những ngày mới); đường đến với thành thị (Trong bóng tối buổi chiều, Tối ba mươi) đường về thôn quê (Những ngày mới, Trở về, Dưới bóng hoàng lan); đời sống hiện đại và cốt cách văn hóa tinh thần của người Việt Nam (Hà Nội 36 phố phường, Cô hàng xén); tình yêu và hôn nhân (Nắng trong vườn, Bắt đầu, Ngày mới); hạnh phúc và bất hạnh, đổi thay và tha hóa (Nhà mẹ Lê, Đói, Người lính cũ); luận đề xã hội và luận đề tâm lý (Người đầm, Sợi tóc, Một cơn giận, Tiếng chim kêu, Gió lạnh đầu mùa), vấn đề trẻ em và phụ nữ (Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, Cô hàng xén, Một đời người, Hai lần chết, Đêm sáng trăng...).

Nhưng tất cả những nội dung ấy trong nhiều trường hợp mới chỉ được gợi đến hay nhắc qua. Đó chƣa phải là nội dung tự sự. Nội dung tự sự, theo quan niệm của luận án, phải là những nội dung đã thực sự trở thành cảm hứng nghệ thuật và chịu sự quy định của đặc trƣng thể loại, cụ thể là các thể loại tự sự thuộc VXNT.

Thạch Lam đã viết trong "Một vài ý nghĩ" (Theo dòng): "[...] nói đến sự sống, tức là nói đến sư đổi thay (NTT nhấn mạnh). Cuộc sống không đứng yên một chỗ, lúc nào cũng hoạt động, cũng lưu chuyển như dòng sông chảy mãi không ngừng. Tìm biết sự sống trong ta và ở xã hội quanh ta. tức là biết nhận được những gì đang thay đổi, những mầm giống gì sắp nảy nở" [101:601].

Ông cũng đã viết về một ý tương tự trong Lời nói đầu Gió đầu mùa: "Trước ngọn gió đầu mùa... Tôi đem tâm nghĩ ngợi đến những cơn gió đột khởi ở lòng người, báo trước những sự thay đổi trong cái bí mật của tâm hồn. Tôi lại nghĩ đến những người nghèo khổ đang lầm than trong cái đói rét cả một đời người. Gió heo may sẽ làm cho họ buồn rầu lo sơ vì mùa đông sắp tới, mùa đông giá lạnh và lầy lội phủ lên lưng họ cái màn lặng lẽ của sương mù (NTT nhấn mạnh)" [95:3].

Có thể xem đó là những gợi ý quan trọng trong việc tìm hiểu hướng lựa chọn nội dung tự sự của Thạch Lam: VXNT Thạch Lam thường viết về những đổi thay, về những cơn gió "đột khởi" trong lòng người, thổi vào số phận con người.

Nói một cách đầy đủ, VXNT Thạch Lam kể với chúng ta về sự sống của con người tạo vật, về những gì đổi thay mà ông "tìm biết" đƣợc trong các mối quan hệ giữa: 1. Con người với đời sống nội tâm phiền phức sâu kín của chính mình; 2. Con người với những băn khoăn về duyên phận của chính mình; 3. Con người trong những quan hệ ứng xử giữa cộng đồng, và với nguồn cội. Đó là cái

nhìn "nhân học", cái nhìn nhiều phía về con người.

Nếu xem những sáng tác của Thạch Lam là một thứ "nhân học" ("văn học là nhân học"- M. Gorky), thì mỗi quan hệ trên đây là một cánh cửa mở ra cho thấy một phương diện trong cách nhìn và cách thể hiện con người qua sáng tác của ông.

Ứng với mỗi phương diện "nhân học" ấy là một nội dung tự sự trong VXNT của Thạch Lam: * Con người nội tâm "phiền phức" và những chuyện về đời sống tâm hồn của người trí thức bình dân; * Con người duyên phận và những chuyện buồn vui của dân lành ngoại ô, phố chợ; * Con người văn hóa và cảm hứng "về nguồn". Sau đây luận án sẽ lần lƣợt điểm qua các nội dung nêu trên.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(235 trang)