Nghệ sĩ sinh ra vốn là để đi tìm cái Đẹp, sáng tạo và nâng đỡ cái Đẹp. Nhƣng cái Đẹp lại muôn hình ngàn vẻ, cho nên với mỗi người, vấn đề là tìm kiếm vẻ đẹp nào, tìm kiếm ở đâu.
Thời Thạch Lam, trong văn chương Việt Nam, không ít người tìm kiếm cái Đẹp tài tử siêu phàm hay cái Đẹp xưa chốn rừng Nho (như Nguyễn Tuân). Có những người tìm kiếm, đề cao cái Đẹp hoang dại nguyên sơ đôi khi gắn với bản năng, phi lý tính (nhƣ Khái Hƣng).
Cũng có người vật vã từ bỏ cái Đẹp của một "ánh trăng xanh huyền ảo" "làm đẹp đến cả những thứ tầm thường" để đến với cái Đẹp của "tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than" (nhƣ Nam Cao).
Thạch Lam cũng đi tìm cái Đẹp, nhƣng với ông, trong đời sống, cái Đẹp vốn tiềm tàng khuất lấp, và trong văn chương, cái Đẹp là sự sống được cảm thấy.
1.4.1. Cái Đẹp vốn tiềm tàng, khuất lấp
Hãy nghe Thạch Lam trực tiếp phát biểu về điều này:
" [...] Thật hoa là đẹp, liễu có vẻ nên thơ, không ai chối cãi điều đó. Nhưng cái Đẹp chỉ cứ ở hoa ở liễu thôi đâu? Cái Đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát biểu vẻ đẹp ở chính chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái Đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức. [...] Với tôi sự đẹp có muôn hình vạn trạng phong phú và đầy đủ, có những giá trị khác xưa" [Theo dòng, 101:597].
Đó là ý kiến trong bài tiểu luận Một vài ý nghĩ ... Ở đó, Thạch Lam đã phê phán gay gắt khuynh hướng biếng lười rập khuôn theo cái Đẹp mòn sáo giả tạo, sống sượng và khẳng định khuynh hướng tìm kiếm cái Đẹp ngay trong đời
sống hàng ngày. Đó không phải là một ý kiến chợt đến trong đầu nhà văn vào một sáng đẹp trời nào, mà là cái gì đã được nung nấu, kiểm nghiệm của một nghệ sĩ trưởng thành, đã qua được cái thời "biên chép những câu văn sáo về hoa nở trăng lên" hay bắt chước Giả Bảo Ngọc "lẩn thẩn nhặt cánh hoa rơi đem chôn ở vườn". Vì vậy, đó là những ý kiến đáng tin cậy. Và thực tế, ý kiến ấy đã nêu lên đƣợc những luận điểm quan trọng trong quan niệm của nhà văn về cái Đẹp:l) Cái Đẹp không bị giới hạn, khuôn hẹp trong một không gian thời gian nào, nó phong phú đa dạng chất chứa trong cuộc sống quanh ta; 2). Nhƣng vì cái Đẹp "tồn tại" "man mác", "len lỏi", "tiềm tàng", "kín đáo" và "bị che lấp", cho nên không dễ gì và không phải ai cũng nhận biết, cảm thấy. Vì vậy mà cần đến sự tinh tế, lịch lãm của nhà văn;
và 3) Cách nhìn, cách cảm của mỗi người, mỗi thời cấp cho cái Đẹp những giá trị riêng.
Trong ba luận điểm này, mỗi luận điểm có một ý nghĩa riêng: luận điểm (1) mở ra một tiềm năng, một chân trời vô tận cho nhà văn đi tìm cái Đẹp; luận điểm (2) khẳng định vai trò vừa khiêm nhường vừa quyết định của nhà văn trong việc mở cánh cửa dẫn người đọc vào thế giới của cái Đẹp; luận điểm (3) đề cập tới bản sắc riêng trong quan niệm về cái Đẹp ở mỗi thời, mỗi người.
Tuy vậy, điều có ý nghĩa bao trùm lên các luận điểm này là: cái Đẹp vốn đa dạng, tiềm tàng nhưng thường khuất lấp, cần phải có nhà văn phát biểu (hay phát hiện), tìm và chỉ ra những vẻ đẹp ấy.
Quan niệm về cái đẹp nhƣ trên đã thực sự giúp Thạch Lam "tìm" và "phát biểu" đƣợc nhiều vẻ đẹp ở những chỗ khuất lấp, kín đáo, ở cả những vật tầm thường không ai ngờ tới thật.
Chẳng hạn, cái bóng tối nơi làng quê đồng nội Việt Nam, thường được xem như một cái gì thù địch với sự sống, với con người lương thiện: có biết bao tai ương rình rập kiểu "tắt đèn nhà ngói cũng nhƣ nhà tranh". Thế mà, thú vị
thay, Thạch Lam lại nhiều lần miêu tả bóng tối như là bè bạn tin cậy của mọi người.
Ví nhƣ cái thứ bóng tối bè bạn của một thiếu nữ "bắt đầu" yêu, một mình mơn man với bao mộng tưởng của riêng mình: "Loan trở lại cái mộng xinh đẹp của mình. Sung sướng, nàng nhắm mắt, để cho bóng tối đến, mát và rực rỡ bao bọc cả tâm hồn, thân thể nàng" [Bắt đầu, 96:149]. Hoặc: "Bóng tối dưới vòm cây thân mật, như giục gọi: lối đi trong vườn quen thuộc giữa hai bên, là lối đi nhỏ ấm cúng vô cùng" [Bắt đầu, 96:155].
Còn nhƣ cái thứ bóng tối trong Bóng người xưa thì không chỉ là bè bạn mà còn nhƣ một thứ "phép màu" khi đƣợc pha hòa với một ít ánh sáng, làm: "[...] Vân không thấy trước mắt mình nét mặt hàng ngày của vợ nữa, chàng chỉ thấy một người vợ trẻ hơn, đẹp hơn.
Những vết nhăn của người đàn bà luống tuổi đã mất đi trong bóng tối; khuôn mặt trở nên đều đặn, cái miệng hơi hè trên hàm răng nhỏ trắng muốt, đôi mắt long lanh sáng" [96:110].
Và đây nữa, cái bóng tối ta gặp rất nhiều lần nơi phố huyện. Ai bảo rằng nó chỉ là hiện thân cho những cảnh đời tăm tối quẩn quanh: "Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung, và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối [...]" [Hai đứa trẻ, 96:110].
Có lẽ trước Thạch Lam và cùng thời với ông, chưa có ai lại tả bóng tối ban đêm sinh động, có hồn và đầy sinh thú nhƣ thế. Trong mắt ông và trong tâm hồn ông, đến cả "tiếng muỗi vo ve", "tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào" cũng có sức xao động lòng người chẳng kém gì "tiếng trống thu không", "từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều về", chẳng kém gì tiếng còi tàu nao nức "ở đâu vang lại trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi" [Hai đứa trẻ, 96:110-114]. Mùi của ao bèo, của phân cỏ, mùi của đất đai [Hai đứa trẻ, Cô hàng xén...] cũng có một sức quyến rũ lành mạnh chẳng kém
gì sức quyến rũ lành mạnh của hương trà, hương lúa [Những ngày mới, Nắng trong vườn]
hay hương hoa mộc, hoa hồng, hoa sen, hoa lý, hoàng lan... [Nắng trong vườn, Đêm sáng trăng, Ngày mới, Dưới bóng hoàng lan].
Vẻ đẹp thiên nhiên đã thế, vẻ đẹp của con người cũng thế: Những thiếu nữ dậy thì tuổi mười lăm mười tám đang yêu hay bắt đầu yêu như Hậu [Nắng trong vườn], Liên [Tiếng sáo], Hảo, Trinh [Ngày mới], Tâm [Cô hàng xén], Nga [Dưới bóng hoàng lan]... thật là những kỳ quan của xuân sắc. Nhưng những người phụ nữ tần tảo làm con làm vợ làm mẹ như Tâm, Liên [Cô hàng xén], Liên [Một đời người], mẹ Lê [Nhà mẹ Lê], bà Nhì, bà Phán (mẹ Trường) [Ngày mới], cô bé Liên [Hai đứa trẻ], cả đến bé Lan, bé Sơn [Gió lạnh đầu mùa], bé anh, bé em [Tiếng chim kêu]; thậm chí cả đến bà đầm [Người đầm], bà Cả [Đứa con]- những kẻ tưởng như chỉ tập trung toàn cái ác, cái xấu, theo quan niệm thông thường - cũng đều tiềm ẩn những nét đẹp cao quý bất ngờ, hay những rung cảm đáng trân trọng.
Như vậy là cái đẹp hiện diện ở khắp mọi nơi, ở nhiều tầng lớp, hạng người, ở mọi thời (cũng như cái xấu có thể có mặt khắp nơi, mọi thời, mọi người). Đó là cái đẹp của thực tại đời thường, cái đẹp bình dị. Cái đẹp bình dị của thực tại, của đời thường ấy không giống với cái đẹp thiêng liêng sang trọng, kiểu nhƣ Chữ người tử tù đƣợc ngục quan "bái lĩnh" của Nguyễn Tuân, càng không giống cái đẹp ở thế giới người hùng kiểu Tiêu Sơn tráng sĩ với những Phạm Thái, Quang Ngọc, Nhị Nương... của Khái Hưng, kiểu Đời mưa gió, Lạnh lùng với những Tuyết, những Nhung của Nhất Linh, Khái Hƣng.
1.4.2. Cái đẹp là sự sống được "cảm thấy "
Trong bài tiểu luận Một vài ý nghĩ, Thạch Lam đã tâm đắc nhắc lại câu nói của André Bellesort: "Không gì bằng sự thực; sự sống là chuẩn đích, là mực thước của mọi vật"
[101:601]. Bởi vì, với Thạch Lam, cái đẹp là sự sống. Nhƣng
sự sống ở đây là sự sống được "trông nhìn" và "thưởng thức", sự sống được cảm thấy. Nói cái đẹp là sự sống được cảm thấy thì có nghĩa là, một mặt, ở đâu có sự sống thì ở đó có cái đẹp. Mặt khác, sự sống ấy phải đƣợc cảm thấy, đƣợc cảm thụ với những rung cảm thành thật của tâm hồn. Sự sống đƣợc cảm thấy ấy dĩ nhiên trái ngƣợc với tất cả những cái gì là khuôn sáo, a dua.
Thời của Thạch Lam là thời mà ý thức văn học đang có những bước chuyển sâu sắc và triệt để về chất. Quan niệm về con người thay đổi thì quan niệm về cái đẹp cũng thay đổi.
Tuy vậy, giữa buổi giao thời và hiện đại hóa văn học ấy, người ta chưa dễ gì từ bỏ được những "khuôn mòn", những "lối quen". Bởi vì nhiều lẽ: có cái lẽ vì "quen mất nết đi rồi"
nhưng cũng có cái lẽ vì lười biếng dễ dãi. Ngay như Thạch Lam cũng tự thú nhận rằng đã có một thời ông chạy theo cái đẹp đã mòn cũ mà cứ đinh ninh là hay, là đẹp. Cái thói nệ cổ hay sự a dua à la mode thực ra chỉ là hai mặt của một tình trạng. Về sau khi viết Theo dòng, ý thức đầy đủ về tác hại của tình trạng này Thạch Lam đã phê phán, hay tự phê phán, rất thẳng thắn, gay gắt. Ông viết: "Không bao giờ thấy chân mày cô thiếu nữ giống như nét xuân sơn, mà cứ viết tưởng là hay, nhà văn suốt đời chỉ là một người đi vay mượn, một tâm hồn nghèo nàn mang người khác đi cầm để mua chút danh hão cho mình" [101: 574]. Hoặc: "Tôi còn nhớ đã đọc một thiên truyện ngắn, trong đó tác giả tả cảnh bến đò Tân Đệ một đêm trăng:
"Bên bờ ngàn liễu rủ mình trong sương lạnh". Nhưng bến đò Tân Đệ không có liễu bao giờ cả, chỉ có những kè đá với những biển gỗ sơn đen. (Có lẽ tác giả trong một cơn cao hứng đã tường nhầm cái cột dây thép ra cây liễu chăng)" [101:597].
Nhà văn trong vai trò của người dẫn đường, "tìm" và "phát biểu" cái đẹp để cho người đời "cảm thấy" cái đẹp, mà lại tự mình không thực sự cảm thấy cái đẹp hoặc cứ cố tình tạo ra thứ văn chương sáo rỗng vô hồn vô cảm như vậy, thật
đáng để Thạch Lam phê phán. Đó là thứ văn chương "theo chiều gió" (chữ của Thạch Lam), không phải là nghệ thuật đích thực có thể tạo ra cái Đẹp có giá trị. Sự sống cần phải đƣợc cảm thấy. Cái Đẹp cần được "trông nhìn" và "thưởng thức" bằng xúc cảm thật.
Cái Đẹp là sự sống. Mà sự sống thì luôn đổi thay, nảy nở những "mầm giống" xanh non mới lạ. Nhà văn phải cảm thấy được sự sống ấy để làm cho người đọc cũng cảm thấy như mình và với mình.
Có lẽ vì vậy mà sự cảm thấy cái đẹp ở dạng "mầm giống", cái Đẹp trong trạng thái
"đổi thay" và "nảy nở" thường được Thạch Lam nhấn mạnh nhiều lần với thái độ trân trọng đặc biệt. Chẳng hạn:
- "Tìm xét sự sống ở trong ta và ở xã hội quanh ta; tức là biết nhận được cái gì đang thay đổi, những mầm giống gì sắp nảy nở [...]" [101:601].
- "Tôi thấy trong cái mầm đầy nhựa của một cây rất tầm thường trong những túp lá mới non nhiều ý nghĩa: sự sống mạnh mẽ tràn trề của mọi vật cái vui sướng của mầm cây từ dưới đất nhô lên đón ánh mặt trời, cái rung động của ngàn lá trong cơn gió" [101:598].
Do thiên hướng đề cao và tìm kiếm cái đẹp như vậy - sự sống được cảm thấy - mà cái đẹp trong văn Thạch Lam luôn có một dáng vẻ riêng. Đó là cái Đẹp luôn mới mẻ, thanh tân cứ như lần đầu biết đến và là cái Đẹp mang trong lòng nó cái thiêng liêng sâu xa của bản thân sự sống. Cái đẹp ấy, với những biểu hiện sinh động của nó, luôn luôn đƣợc các nhân vật chính của Thạch Lam cảm nhận với những rung động thành thật, sâu xa và bằng một thái độ trân trọng hiếm có. Không phải ngẫu nhiên mà vẻ đẹp của các thiếu nữ luôn đƣợc nhà văn miêu tả qua cái nhìn xao xuyến của những chàng học sinh trẻ trai, nhân vật chính của các tác phẩm.
Đặc tính này rất dễ thấy khi Thạch Lam miêu tả vẻ đẹp của thiếu nữ
đang yêu, đang hạnh phúc. Đó là cái đẹp của Hậu (Nắng trong vườn). Trong ánh mắt của chàng trai thành phố, dáng người của Hậu thật "mảnh dẻ và uyển chuyển như một cái cành non", khuôn mặt "xinh xắn và tươi", "hai mắt nhung như cành hoa tím ướt", "vẻ e lệ ừng đỏ hai gò má", "thân thể trẻ con của cô [...] như một cái mầm non trong nắng", "người Hậu như thoảng ra một thứ hương thơm ngát và say sưa". Còn "những cái hôn tha thiết và vụng về của Hậu" thì "có một hương vị mới mà tôi chưa từng được hưởng, hương vị đượm ngát của một bông hoa dại" [96:12-19].
Thiếu nữ ấy nổi bật, thanh tân như bông hoa bắt đầu khoe sắc ban mai dưới lung linh ánh "nắng trong vườn". Hơi tiểu thƣ, mơ mộng một chút nhƣng rất hòa hợp với cảnh trí thiên nhiên. Đó cũng là vẻ đẹp của Trinh [Ngày mới] trong mắt Trường chàng tân khoa về từ đất Hà thành. Mới có bóng nàng "thấp thoáng" từ "trong vườn" "đi ra phía sông" mà "nước sông Tiên" đã "trong hơn", "cỏ tươi thêm và ngày rực rỡ khác thường hơn". Trinh " [...] đứng bên khóm cây mộc, đang nhặt trong khe lá những chùm hoa nhỏ để đem về ướp chè [...] thân hình mềm mại trên nền cành lá: nàng bận một chiếc áo trắng mỏng; trên vành khăn nhung trong mái tóc đen có giắt mấy bông hoa sói [...]" [101: 447].
Đó cũng là vẻ đẹp của Nga [Dưới bóng hoàng lan] khi nàng ngắt rau: "Lá rau tươi xanh ngắt bên bàn tay trắng hồng nhỏ nhắn", khi nàng ngồi bên mâm cơm lặng lẽ nhìn Thanh: "đôi môi thắm", "hai má hồng", "nụ cười nở tươi", "nàng nhìn lại Thanh, một chút thôi, nhưng biết bao âu yếm", "ngoài vườn trời vẫn nắng, giàn thiên lý pha xanh một bên tà áo trắng cửa Nga" [101:225].
Những thiếu nữ ấy càng đẹp, đáng yêu thêm bội phần trong tâm hồn, ánh mắt của những chàng trai đang rung động chân thành tha thiết sâu xa trước những mối tình đầu.
Những vẻ đẹp nhƣ thế luôn mới mẻ thanh tân - cũng là vẻ đẹp mang cái
thiêng của bản thân sự sống. Trước một vẻ đẹp như vậy người ta không thể suồng sã, ồn ào.
Bởi vì cái đẹp ấy non tơ như búp xanh mới nhú, như làn hương trong gió thoảng, hay mong manh nhƣ sợi tơ lòng "bước đi sẽ dứt, động hờ sẽ tiêu".
Cũng nhƣ Thạch Lam, các nhân vật của ông thật sự nâng niu trọng thị cái đẹp của sự sống thiêng liêng đang "nảy nở" ấy:
- "Nhìn đứa trẻ ngây thơ nằm trong lòng mẹ, Tân cảm thấy lần đầu cái thiêng liêng sâu xa của sự sống và nhận thấy những cái bé nhỏ hèn mọn hàng ngày nó phá hoại cuộc đời.
Và Tâm thấy trong lòng rung động khẽ như cánh bướm non một tình cảm sâu xa mới mẻ chàng chưa từng thấy" [Đứa con đầu lòng, 101:68].
- "Tân với bọn thợ gặt bước đều về nhà, ai nấy đều yên lặng không nói gì, như cùng kính trọng cái thời khắc của ngày tàn. Trong cái giờ khắc này, Tân như thấy cảnh vật đều có một tâm hồn, mà lớp sương mù kia là tâm hồn của đất màu, đã nuôi hạt thóc cần cho sự sống của loài người" [Những ngày mới, 95:30].
- "Một cơn gió hay một cái mầm cỏ non, đối với chàng đều có ý nghĩ riêng" [Những ngày mới, 95:29].
- v.v.
Trên đây luận án đã khảo sát một vài nét chủ yếu trong quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam: quan niệm đề cao con người cá nhân - chủ thề tự nhận thức - với đời sống nội tâm "phiền phức"; quan niệm cái Đẹp là sự sống được cảm thây, cái Đẹp tiềm tàng, khuất lấp.... Từ đó chỉ ra nét đặc sắc trong quan niệm nghệ thuật về con người và về thế giới của ông. Đó cũng chính là một trong những mặt biểu hiện cụ thể và chủ yếu thuộc về ý thức nghệ thuật hay hẹp