Trần thuật trầm tĩnh khoan hòa và trữ tình sâu lắng

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam (Trang 125 - 143)

3.4.1. Nhƣ đã nói, truyện của Thạch Lam thuộc loại "phi cốt truyện", tức

là thường không có cốt truyện, hoặc nếu có, cốt truyện cũng rất đơn giản, sơ sài. Những sáng tác như thế thường "mê hoặc" lòng người bằng vẻ đẹp bất ngờ bên trong của nhân vật, và bằng cái duyên cùng tấm lòng của chính nhà văn thấm nhuần qua cách trần thuật (narration).

Cái duyên và tấm lòng ấy của Thạch Lam hòa quyện trong từng trang sáng tác của ông thành cái chất giọng trìu mến của Thạch Lam, cái điệu tâm hồn Thạch Lam - nhẹ nhàng, trầm tĩnh, khoan hòa.

Khảo sát sự trần thuật (narration) trong văn xuôn nghệ thuật của Thạch Lam, người ta có thể thấy nổi bật ba đặc điểm sau: 1.Tác giả thường sử dụng một cách nghệ thuật hai hình thức trần thuật quen thuộc: "trần thuật khách quan" và "trần thuật theo ngôi thứ nhất"; 2. xu hướng tìm kiếm và khái quát những đặc tính thuộc về con người nhân loại từ những cảm giác cảm xúc, tính tình cụ thể, từ con người cá thể cá nhân; 3. Cái nhìn trìu mến trầm tĩnh của nhà văn, thái độ thành tâm của nhân vật là cơ sở tạo nên giọng điệu trần thuật quen thuộc, chủ đạo, bao trùm lên hầu khắp sáng tác của Thạch Lam: luôn trầm tĩnh, khoan hòa và đầy trìu mến.

3.4.1.1. Trước hết là việc sử dụng hợp lý các hình thức trần thuật.

Trên ngưỡng cửa hiện đại hóa của nền văn xuôi nước nhà, Thạch Lam cũng là một trong những nhà văn đầu tiên vận dụng có sáng tạo các hình thức kể chuyện hiện đại. Khai thác ƣu thế của mỗi hình thức kể bằng tìm tòi, thể nghiệm riêng, ông đã mang lại cho các truyện ngắn của mình một dáng vẻ nhuần nhị, thanh thoát nhẹ nhàng, đôn hậu và giàu sức khơi gợi cảm xúc.

Trong số 33 truyện ngắn (thuộc 3 tập), có 20 trường hợp ông dùng cách kể "khách quan", theo quan điểm tác giả, 13 truyện còn lại, đƣợc kề theo quan điểm nhăn vật, tức lối kể chuyện xưng "tôi".

Tất nhiên, việc lựa chọn hình thức kể chuyện này hay hình thức kể chuyện khác, trong một số trường hợp, chỉ có ý nghĩa tương đối: Nhà văn có thể

kể theo cách này hay cách kia đều đƣợc. Chẳng hạn, trong số 20 truyện ngắn kể theo lối

"khách quan" của Thạch Lam, có những trường hợp mà thay lối kể "khách quan" bằng lối kể xưng "tôi", vẫn không làm thay đổi đáng kể gì đến hiệu quả nghệ thuật của câu chuyện (nhƣ trường hợp Cô áo lụa hồng, Buổi sớm...). Song trên đại thể, sự lựa chọn của tác giả, nếu không góp phần làm tăng hiệu quả thẩm mỹ, ý nghĩa tư tưởng của truyện, thì ít ra, cũng làm cho nhà văn cảm thấy thuận lợi, dễ làm chủ đƣợc câu chuyện của mình. Vì vậy, cách kể mà ông đã lựa chọn, thường là có nghĩa lý.

Không phải ngẫu nhiên, khi phần lớn các truyện ngắn mà nhân vật chính là những người lao động, những người dân nghèo, những phụ nữ tần tảo bất hạnh đều được Thạch Lam khai thác lối kể theo quan điểm tác giả. Còn khi kể về những người học sinh, những thanh niên mới lớn, những trí thức, công chức phố huyện, Thạch Lam lại thường sử dụng lối kể xưng "tôi", theo quan điểm nhân vật. Đó là vì, hình thức kể chuyện ở đây, không còn đơn thuần là biện pháp kỹ thuật nữa mà là hình thức mang tính nội dung, hay có tính quan niệm.

Quả là khó mà hình dung được rằng những tấm gương cam chịu, cứng cỏi như mẹ Lê, cô Tâm, cô Liên, cô Dung (Nhà mẹ Lê, Cô hàng xén, Một đời người, Hai lần chết...) lại có lúc nào đó, tự kể chuyện, tự ta thán về số phận của mình. Chính nhân cách nhân vật không cho phép họ tự nói về mình. Trong các trường hợp đó, kể theo quan điểm tác giả là thích hợp nhất.

Hơn nữa, bản thân tác giả, cũng cố tình giữ một khoảng cách với các nhân vật mà ông vừa thương, vừa trọng, lại vừa không dám chắc là đã hiểu cặn kẽ về họ. Đó là chưa kể đến, nếu để cho những người "nhà quê" tự kể chuyện mình, thì truyện ngắn của ông tất kéo theo yêu cầu cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật. Đây vốn là điều không thuộc sở trường cũng nhƣ hứng thú sáng tạo của Thạch Lam.

Cũng khó mà tin rằng ở các truyện ngắn nhƣ: Một cơn giận, Tình xưa, Sợi tóc, Người đầm... khi các nhân vật chính xƣng "tôi" bị "truất quyền" tự thuật, mà không phá vỡ, hay làm giảm đi đáng kể hiệu quả thẩm mỹ - nhân văn do hình thức kề xưng "tôi" mang lại.

Đó là bởi, ở đây, những "sự cố nội tâm", những "vụ việc" được kể ra, như những lời tự thú trong một trạng thái sám hối thành thực, là những "sự cố", "vụ việc" mà nếu không do nhân vật tự kể ra, thì vĩnh viễn không ai được biết đến. Chúng sẽ mãi mãi bị lấp vùi trong một cõi

"bí mật", riêng tư. Mặt khác, mỗi truyện ngắn khai thác hình thức kể chuyện xƣng "tôi" của Thạch Lam, đều mang dáng dấp của một "phúng dụ luận đề": Người ta có thể tàn ác một cách dễ dàng (Một cơn giận), thành tên ăn cắp một cách dễ dàng (Sợi tóc), phụ tình một cách dễ dàng (Tình xưa), bạc bẽo với "bạn cũ" dễ dàng (Người bạn cũ), sa cơ lỡ vận dễ dàng (Người lính cũ, Người bạn trẻ), buông thả và chuốc lấy bi kịch đau đớn dễ dàng (Cái chân què)...

Những ý tưởng luận đề như vậy sẽ kém thuyết phục rất nhiều nếu không phải do một người đã từng nếm trải, chiêm nghiệm tự kể lại nông nỗi của mình.

3.4.1.2. Thứ hai là xu hướng khái quát những đặc tính thuộc về con người nói chung từ những cảm giác, cảm xúc, tính tình cụ thể của con người cá nhân.

Đã có những ý kiến cho rằng, trong khi miêu tả, kể chuyện về con người giữa cuộc đời, Thạch Lam thường chú ý tô đậm "nhấn mạnh những cái chung ở người ta hơn là nhấn mạnh cái khác biệt thuộc đặc thù xã hội - giai cấp" [9:68].

Nhận xét nhƣ thế không phải không có cơ sở, nhất là khi chính Thạch Lam đã công khai thừa nhận xu hướng ấy. Ông đã nhiều lần nhấn mạnh trong tiểu luận "Theo dòng", rằng:

nhà nghệ sĩ phải "tìm thấy tâm hồn mọi người qua tâm hồn của chính mình" [101:281] rằng:

"Qua tâm hồn ta, chúng ta có thể đoán biết tâm hồn mọi người" [101:285].

Tuy vậy, không nên ngộ nhận rằng vì có xu hướng muốn nhìn thấy ở con

người "cái chung ờ người ta hơn là cái có tình đặc thù xã hội - giai cấp" mà con người trong sáng tác của Thạch Lam hoặc có cùng một cái "khuôn" tâm lý, một gương mặt không đổi, hoặc thiếu tính cách xã hội rõ nét.

Thực ra, chính Thạch Lam là người rất sợ sự vô cảm, vô hồn và luôn luôn có ý thức tránh xa sự rập khuôn khô cứng, trừu tượng trong việc miêu tả con người. Khi ông yêu cầu người nghệ sĩ "tìm thây tâm hồn mọi người qua tâm hồn của chính mình" hoặc "đoán biết được tâm hồn mọi người qua tâm hồn mình." thì cần phải hiểu rằng tâm hồn nhà văn đƣợc ông xem nhƣ một thứ nguyên mẫu sống động để ƣớm vào đó những tâm trạng, cảm xúc, những phản ứng nội tâm của nhân vật đủ mọi hạng người, đủ mọi cảnh ngộ. Điều cốt yếu là nhà văn phải hiểu sâu sắc cái "nguyên mẫu" tâm hồn mình ấy: "...Chỉ khi nào chúng ta hiểu được trạng thái tâm lý của mình một cách sâu sắc, chúng ta mới hiểu biết được trạng thái tâm lý của người khác" [101:285]. Cho nên "cốt nhất phải đi sâu vào trong tâm hồn mình, tìm những tính tình và cảm giác thành thực". Theo hướng đó, Thạch Lam còn hy vọng rằng, con người một khi thống nhất giữa tính cá nhân, cá thể và tính nhân loại, có thể "đi đến chỗ bất tử mà không tự biết" [101:281] hoặc "tác phẩm, ngoài cái phần cấu tạo vì thời thế, còn có những cái gì bất diệt, đời đời trong các nhân vật" [101:280].

Từ quan điểm này, Thạch Lam có một nguyên tắc kỹ thuật về miêu tả tâm trạng, phô diễn cảm giác cũng là nguyên tắc trần thuật: chọn "mẫu" và phân tích "mẫu". "Mầu" ở đây là mẫu cảm giác, tâm trạng có tính chất riêng tƣ, cá biệt, ở vào một trạng huống, khoảnh khắc đột xuất nào đó. Nhà văn bằng việc quan sát miêu tả của mình, làm nổi bật ở con người mình hay con người của "ai đó" được chọn làm mẫu cái có tính nhân loại, hay cái chung ở người ta. Tức là rút ra "những tính tình và cảm giác thành thật" chung cho "mọi người", cho con người ta từ "những tính tình và cảm giác thành thật" của một người.

Kỹ thuật trần thuật này đặc biệt thuận lợi khi Thạch Lam viết về những người cùng giới với ông: người trí thức tiểu tư sản thành thị.

Chẳng hạn ở truyện Một cơn giận, Thạch Lam lấy "một cơn giận" vô cớ, phi lý, ngoài sự kiểm soát lý trí của nhân vật Thanh, người kể chuyện xưng "tôi", để rút ra một nét tâm lý có tính "nhân loại": "sự giận dữ có thể sai khiến ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngờ.

Tôi biết hơn ai hết vì chính tôi đã trải qua sự đó". Toàn bộ mọi cố gắng trong cách trần thuật trầm tĩnh của tác giả qua lời kể của "tôi" là làm sao tô đậm, thuyết minh sáng rõ cho cái kết luận chung đó. Những người bạn của Thanh nghe anh kể cũng như độc giả chăm chú nghe Thạch Lam trần thuật, bị cuốn theo câu chuyện của nhà văn, chủ yếu là nhờ cách chọn đúng mẫu tâm trạng, cảm giác và phân tích tinh vi cơn giận lạ lùng mà có thật đó.

Kỹ thuật trần thuật theo lối chọn và phân tích mẫu tâm trạng, cảm giác nhƣ vậy, thi thoảng ta có bắt gặp trong một vài truyện ngắn khác cùng thời. Ví dụ Nhất Linh với truyện Cái tẩy, Nam Cao với Nhỏ nhen, Cái mặt không chơi được. Nhƣng ở Cái tẩy thái độ hoài nghi bởi chuyện may rủi ngẫu nhiên thường xảy đến gây đảo lộn trong số phận hay đường đời, đưa đến cho nhân vật một quan niệm sống, ứng xử của người ta có phần kém thuyết phục. Bởi nó tô đậm thái quá tính khí kỳ cục, cố chấp, thất thường của một ông thầy giáo địa lý. Các truyện Nhỏ nhen, Cái mặt không chơi được (Nam Cao) lại thiên về kỹ thuật sử dụng các tình tiết cùng loại (cuộc đời toàn những chuyện nhỏ nhen, nhan nhản trong tôi trong anh, trong người khác) hoặc thiên về việc luyến láy cái cảm giác của những người quanh "tôi" về cái mặt "thế nào ấy" của anh ta. Giọng của Nhất Linh (Cái tẩy) là giọng của người thành đạt cảm thông với một người bạn kém may mắn. Giọng của Nam Cao (trong cả hai truyện) vẫn là cái giọng khinh bạc, hờn mát với đời.

Riêng Thạch Lam, chọn "mâu" và phân tích "mẫu" tâm trạng cảm giác, vẫn trầm tĩnh, khoan hòa.

Tiểu thuyết Ngày mới và các truyện ngắn khác nhƣ Cuốn sách bỏ quên, Nắng trong vườn, Đói, Dưới bóng hoàng lan, Tình xưa, Người bạn trẻ, Kẻ bại trận... đều chung một kỹ thuật trần thuật phân tích mẫu cảm giác tâm trạng nhƣ vậy. Tùy theo trạng huống khoảnh khắc, màu sắc, chiều hướng biến cố tâm lý khác nhau mà nhà văn rút ra những nét tâm lý mang đặc tính "chung cho con người" sao cho tin cậy và thấm thìa.

Khi Thạch Lam viết về những người khác giới với ông, chẳng hạn viết về người phụ nữ tảo tần, viết về những người dân nghèo... kỹ thuật trần thuật của ông có ít nhiều thay đổi.

Nhƣng về cơ bản vẫn theo lối chọn mẫu và phân tích mẫu. Có điều "mẫu" ở đây là "mẫu"

người (tạng người), "mẫu" tính tình. Ví dụ mẹ Lê (Nhà mẹ Lê) thuộc "mẫu" những người mẹ lao động nghèo, đông con. Tính tình của mẹ Lê thành thực ở lòng thương con mộc mạc và đáng thương của mẹ. Nhà văn phân tích "mẫu" tính tình ấy để rút ra một nét chung cho những người mẹ cần lao nghèo khốn. Nét chung đó là ngay cả trong cảnh nghèo, con người vẫn có chút vui đầm ấm, ngay trong cảnh chật vật đói rét, những người mẹ khốn khó ấy vẫn hết lòng lo toan đùm bọc lấy những đứa con. Cô Tâm (Cô hàng xén) thuộc một "mẫu" người khác -

"mẫu" cô hàng xén chợ huyện. "Tính tình" thành thực của cô nổi bật nhất là đức chịu thương chịu khó từ lúc trẻ cho đến lúc già và rất nhiều cảm giác, cảm xúc của cô thay đổi theo tháng năm, công việc, tuổi tác. Cô hàng xén ấy, cũng như cô hàng nước (Hàng nước cô Dần) lúc nào cũng ánh lên nét đẹp truyền thống của người chị, người vợ Việt Nam. Công việc, tính tình, cảm xúc, hành vi ứng xử của cô Tâm tất cả đều rất dịu dàng, đôn hậu, giàu tình thương, bề bộn nỗi lo và rất giàu nữ tính.

Nhƣng có một nguyên tắc: "mẫu" càng sống, càng thực, càng linh động

bao nhiêu thì sự khái quát thành "cái chung ở người ta" càng thuyết phục, tâm đắc ám ảnh bấy nhiêu. Bí quyết của nhiều truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, đƣợc nâng lên hàng "mẫu mực" chính là nhờ tạo đƣợc sự thống nhất hài hòa giữa hai mặt ấy.

Ngƣợc lại, khi "mẫu" không đủ sức sống nội tại, không đủ tầm vóc cho sự khái quát liên tưởng để nhà văn gửi gắm một điều gì tâm đắc, sâu xa hơn thì tác phẩm có nguy cơ hoặc chỉ còn lại những cảm hứng, cảm giác tản mạn, hoặc chỉ còn lại những ý niệm không đủ sức thăng hoa. Một số ít truyện ngắn của Thạch Lam nhƣ Cô áo lụa hồng, Bóng người xưa, một số chương khúc Ngày mới rơi vào tình trạng này. Và khi ấy câu chuyện về ai đó hay về một cái gì đó đƣợc ông kể ra không phải bao giờ cũng làm cho độc giả chăm chú lắng nghe.

3.4.1.3. Thứ ba, bao trùm lên hầu khắp tác phẩm của Thạch Lam là một cái nhìn trìu mến, trầm tĩnh khoan hòa, và chất giọng trữ tình sâu lắng.

Việc phân tích mẫu tính tình, cảm giác thành thực nơi tác giả hay người kể chuyện xƣng "tôi", luôn đòi hỏi một cái nhìn trầm tĩnh, khoan hòa. Ở đó, các trạng thái nội tâm, cảm xúc, cảm giác chọn làm "mẫu" đã đƣợc khách quan hóa thành đối tƣợng của sự phân tích và nhận thức trực cảm. Những nét tâm lý phức tạp, những rung động kín đáo, những cảm giác bất thường, lạ lẫm nơi các "vai chính" trong tác phẩm Thạch Lam sẽ không được nhìn chủ yếu theo thang giá trị tốt - xấu về đạo đức, nhân cách, mà như một cái gì thuộc về con người, thuộc về nhân loại trong "cõi người ta". Và ở đây, nói như Tchêkhôv: "Sự lạnh lùng là không thể thiếu, chỉ có những kẻ lạnh lùng mới nhìn sự việc một cách tỏ tường" [dẫn theo 147]. Duy có điều sự "lạnh lùng" của Thạch Lam không phải là thứ "lạnh lùng" băng giá, mà là sự trầm tĩnh, "đứng trên tất cả mọi sự phiền muộn hay hân hoan" [147].

Chính vì trần thuật trên tinh thần nhƣ vậy, khi sử dụng hình thức "trần

thuật theo ngôi thứ nhất", Thạch Lam thường tạo cho nhân vật người kể chuyện xứng "tôi"

một khoảng lùi thời gian cần thiết để có đƣợc cái nhìn "lạnh lùng" trầm tĩnh, chín chắn hơn đối với những gì mà anh ta "kể lại". Tất cả các cảm giác, cảm xúc, tâm trạng, chuyện đời, chuyện lòng ở đó, bao giờ cũng là những gì đã thuộc về "ngày hôm qua", "hôm đó", "ngày ấy", "ngày xưa"... Và, "tôi" tái hiện lại, kể ra, nhƣ những mẩu hồi ức đáng nhớ và ám ảnh nhất, nhƣng trong một trạng thái tinh thần minh mẫn, tỉnh táo, đáng tin cậy nhất.

Các truyện Một cơn giận, Tiếng chim kêu, Tình xưa, Nắng trong vườn, Sợi tóc...

đều có một cái nhìn, thái độ và giọng điệu nhƣ vậy: trìu mến, trầm tĩnh khoan hòa. Đó là thái độ, giọng điệu của người kể chuyện luôn tin rằng -nói như một ngạn ngữ nổi tiếng - "Tôi là người, không có gì thuộc về con người xa lạ với tôi". Cũng chính vì trần thuật trên một tinh thần như thế mà khi kể về những người dân nghèo thành thị, thôn quê, những số phận bất hạnh, mòn mỏi, Thạch Lam trong vai trò của người trần thuật, luôn giữ một thái độ trìu mến với con người.

Cuộc đời của những mẹ Lê (Nhà mẹ Lê), cô Tâm ( hàng xén), cô Liên (Một đời người), Dung (Hai lần chết), Liên và Huệ (Tối ba mươi), Liên, An (Hai đứa trẻ), Trinh (Ngày mới), Dần (Hàng nước cô Dần)... có lẽ có rất nhiều chuyện buồn thương tủi cực, nhiều như bóng tối đêm ba mươi của làng quê Việt Nam, hay như gió lạnh mưa phùn những tối mùa đông nơi những dãy phố nghèo, những căn gác cũ nát. Nhƣng nhà văn không vì thế mà tạo cho các câu chuyện của ông một giọng lâm li u uất. Thạch Lam vẫn khoan hòa trầm tĩnh kể, tả lại tất cả: cả nỗi buồn và chút ít niềm vui, cả sự tối tăm và ít nhiều ánh sáng, cả nỗi cơ hàn và những cảnh sum vầy đầm ấm, cả cái số kiếp lầm lũi nặng nề và những phút giây bay bổng của tâm hồn.

Đặc biệt, ngay cả khi cần tỏ một thái độ trọng khinh, một chút "lập

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam (Trang 125 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(235 trang)