Y ếu tố Melayu trong văn học Chăm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển (Trang 59 - 63)

Một minh chứng khác là tác phẩm văn học Akayet Dewa Mano với 471 câu thơ theo thể Ariya – cổ điển nổi tiếng trong các văn bản akhar thrah của người Champa vào thế kỷ XVI có nội dung giống tác phẩm Hikayat Indra Putera của Mã Lai vào đầu thế kỷ XVII gồm 581 câu Ariya, đây là sáng tác thuộc mô tuýp người tráng sĩ (đại diện cho phái thiện) sau khi vượt qua bao chướng ngại bằng tài năng

và đức độ của mình đã chiến thắng lực lượng đại diện cho cái ác, mang lại an bình cho xứ sở và hạnh phúc cho nhân dân.

Deva Mano là một tác phẩm thơ ca cổ, được người Chăm rất yêu quí và trân trọng. G. Moussay, một chuyên gia nghiên cứu về văn hóa Chăm đã viết: “Deva Mano đã được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, luôn luôn được đánh giá cao và được người Chăm liên tục chép lại. Và mọi người còn nhớ có thời kỳ, người ta không ngập ngừng khi trả giá một xe trâu lúa cho việc ghi chép Akayet Deva Mano, để được có một bản của tác phẩm này mà họ giữ gìn bằng cách treo cuốn sách một cách quí trọng trên xà nhà của vựa thóc, nơi được coi như cao quý nhất của nhà [95, tr. 25 ]

Trường hợp của Deva Mano hơi đặc biệt. Tác phẩm này ban đầu không xuất hiện ở đất nước Chăm mà vốn sinh ra từ Malaysia rồi lưu truyền đến vùng Chăm vào cuối thế kỷ XVI (theo G.

Moussay). Nhà nghiên cứu này đã làm một sự so sánh khá tỉ mỉ giữa văn bản Deva Mano ở Chăm và văn bản cùng tên ở Malaysia (tiếng Malaysia là Hikayat Dewa Mandu) để rút ra kết luận trên.

Như vậy chưa có căn cứ để xem xét vấn đề đặc điểm xã hội của thời kì Deva Mano ra đời. Để trả lời vấn đề này cần khảo sát lịch sử Malaysia thời kì sản sinh Deva Mano và lịch sử Chăm thời kì này du nhập Deva Mano. Hiện nay tôi chưa đủ tư liệu để làm công việc trên. Nhưng có thể nói môi trường sinh tồn của Deva Mano là môi trường văn hóa dân gian. Dầu có chữ viết để ghi chép thì Deva Mano không phải là văn học bác học. Tôi không quan niệm văn học bác học sang trọng hơn văn học dân gian.

Tóm lại, Deva Mano là một tác phẩm thơ ca trường thiên phản ánh sự vận động lớn của lịch sử vào thời cổ, thời kì mà xã hội đòi hỏi sự thống nhất lãnh thổ, thống nhất lực lượng toàn cộng đồng trong sự thống lĩnh của một người thực sự có uy tín và tài năng, nhằm đưa đất nước tiến lên. Thời kì đó, để làm nhiệm vụ cao cả này, cần phải có chiến tranh như một “bà đỡ”. Chiến tranh trở thành đề tài chủ đạo của sử thi. Chiến tranh trong sử thi là chiến tranh để đi đến hòa bình và yên vui. Phương pháp nghệ thuật của Deva Mano phương pháp kỳ vỹ hóa, thơ ca tác phẩm chủ yếu được hát ngâm để truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ vùng này qua vùng khác. Và như Mác nói sử thi phải tồn tại trong môi trường của văn nghệ văn hóa dân gian, “ở giai đoạn thấp của sự phát triển nghệ thuật”(Mác).

Tất cả những đặc điểm về nội dung, hình thức và môi trường văn hóa trên đây của Deva Mano là đặc điểm của sử thi.

Vậy ta có thể gọi Deva Mano là sử thi hoặc anh hùng ca tức là épopée (Pháp), epic (Anh), narônưi Êpox (Nga).

Theo các nhà nghiên cứu, Akayet xuất hiện trong lịch sử văn học Chăm rất muộn (vào khoảng thế kỷ XVII). Tuy có mặt muộn, nhưng thể loại truyện thơ Akayet nhanh chóng trở thành thể loại văn học viết chính và được người Chăm yêu thích. Các Akayet nổi tiếng như Deva Mano, Inra Patra, Um Mưrup…đã từ lâu được người Chăm trân trọng và ưa thích, mặc dầu các tác phẩm văn học trên đều có nguồn gốc bên ngoài. Dẫu rằng Akayet Deva Mano (gồm khoảng gần 500 câu thơ lục bát cổ điển Chăm) được người Chăm say mê và tự hào nhưng theo G. Moussay, tác phẩm này được du nhập vào người Chăm qua con đường Hồi giáo vào khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII và có nguồn gốc từ Hikayat Deva Mandu của văn học Malaysia [95, tr. 43]

Trong những tác phẩm trên Akayet Inra Patra là truyện thơ lớn nhất (khoảng 600 đến 650 câu thơ). Cũng theo tác giả G. Moussay, tác phẩm Inra Patra được sáng tác vào khoảng đầu thế kỷ XVII và vay mượn từ Hikayat Indra Putera của Malaysia. [94].

Akayet thứ ba bằng thơ của người Chăm là truyện thơ Um Marup (khoảng 230-248 câu) ra đời cũng vào khoảng đầu thế kỷ XVII. Mặc dầu là thể loại bắt nguồn từ Hikayat của Mã Lai, nhưng khác hẳn hai Hikayat trên, Um Marup là một câu chuyện xảy ra trong xứ Chăm.

Như vậy là, thể loại văn học Hikayat của Mã Lai, qua con đường Hồi giáo, đã có ảnh hưởng lớn đến nền văn học viết của người Chăm. Mà, đặc trưng lớn nhất và tiêu biểu nhất của thể loại Hikayat là tính truyện hòa lẫn với tính trần thuật, tính giải trí hòa quyện với tính giáo huấn.

Bên cạnh sự có mặt của một số yếu tố Mã Lai trong Akayet, chúng ta có thể nói rằng Akayet Dewa Mano đã du nhập vào Champa qua con đường Islam vào khoảng cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII.

Trong bài khảo luận của mình, G. Moussay xác nhận rằng Akayet Dewa Mưno của Chăm được vay mượn từ Hikayat Dewa Mandu của Mã lai. Ông cũng sơ bộ đối chiếu tên địa danh và tên nhân vật giữa hai tác phẩm này

MELAYU CAMPA

Dewa Mandu Anggeran Dewa Dewa Arkas Peri Langkadura Berhamana Cendera

Dewa Raksa Malik Gangsa Indera Naga Samandan Karama Raja Langkawi Ratna Palinggem Cahya Lila Ratna Cahya Zanggi

Duri Patem Dewi Saribun Cahya

Deva Mano Akar Deva Arakas Kaphuari Birung Langdara Brahmana

Candra

Deva Samalek Gan Srik Inra Ina Madong Kurama Raja Langgiri Ratna Palingan Cahya

Ratna Cahya Sri Biyang Sanggi

Sapatan Divi Srik Ramut Cahya

Nhưng khi vay mượn tác phẩm Mã Lai, Akayet Dewa Mưno đã có nhiều thay đổi quan trọng về những tình tiết của cốt truyện lẫn tâm lí nhân vật.

Theo nghiên cứu của tôi, tính truyện và tính trần thuật của một số bài tụng ca trong lễ hội Rija Nưga của người Chăm mà tiêu biểu là ba bài:Cei Thun, Cei Dalim, Cei Sit, Cei Praong … hơi hơi có nguồn gốc Mã Lai. Hơn thế nữa, Alla tối cao của Hồi giáo cũng đã thấy có mặt và có vị trí quan trọng trong một số bài tụng ca. Có thể dẫn ra đây một vài ví dụ:

Po Nai trong bài tụng ca được Alla cho phép xuống trần: “Alla cho phép bà về” để “muôn dân khắp chốn, khắp quê lạy quỳ” và chính nữ thần đã được “Alla ban đủ phép thần” để “Po Nai hạ giới cho dân phụng thờ”. Không chỉ Po Nai mà cả Hanim Per cũng được: “Alla ban phước đủ đầy; khiến ngài đi đó đây khắp vùng”. Như vậy, những bài Pa Nai, Cei Thun, Cei Dalim, Cei Sit, Cei Praong lại

mang tính chất kể chuyện, trần thuật, giải trí và giáo huấn của các Hikayat Hồi giáo rất rõ. Thế nhưng, cũng chính các ở các bài tụng ca này, vẫn có những lời cúng của các bài ở thời kỳ và phong cách đầu tiên (bài Cei Tathun) và còn có cả những câu mang tính tán ca (ở hầu hết các bài).

Qua những bài tụng ca, một lần nữa có thể thấy được tính bản địa của lễ hội Rija Nagar đầu năm của người Chăm. Và cũng như nhiều hiện tượng văn hóa khác, những ảnh hưởng từ bên ngoài tới đã lần lượt để lại những dấu ấn của mình lên lễ hội truyền thống này của người Chăm. Ở lễ hội Rija Nagar, đặc biệt là trong các bài tụng ca, có ảnh hưởng lớn nhất từ bên ngoài tới đã để lại những dấu rất rõ. Như tôi đã phân tích, đó là lớp văn hóa Hồi giáo.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)