Y ếu tố Melayu trong tôn giáo Chăm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển (Trang 66 - 86)

Quá trình hội nhập của Islam vào Champa xảy ra rất chậm chạp, trải dài suốt tám thế kỷ từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII.

Sau thế kỷ XV, văn hóa Ấn Độ suy tàn ở vùng Đông Nam Á, kéo theo sự suy tàn của các quốc gia ảnh hưởng văn minh Ấn Độ và nhường chỗ cho sự bành trướng của Hồi giáo vào Đông Nam Á. Sự kiện Malacca – Bán đảo Mã Lai bị sụp đổ vào năm 1511 và Champa – vùng Vijaya bị thất thủ vào năm 1471 là bằng chứng của sự kiện này [86, tr. 1]. Thời điểm Hồi giáo du nhập Champa được đề cập ở nhiều nguồn tư liệu khác nhau bắt đầu từ thế kỷ X – XVIII. Đầu tiên, tư liệu Trung Hoa, chủ yếu tư liệu sử nhà Tống ghi chép về câu kinh đọc để tế trâu của triều đình Champa là Allo Akbar (Câu kinh nhật tụng của Hồi giáo đề cao thượng đế vĩ đại) vào thế kỷ X [85, tr. 13]. Bên cạnh đó các văn bản Chăm cũng ghi chép về biên niên sử vua Champa ghi Po Auloah (Alla) là triều đại đầu tiên của vua Champa tương ứng với năm 1000. Từ hai nguồn tư liệu này, G. Maspero cho rằng vào thế kỷ X người Chăm đã bắt đầu theo Hồi giáo. [85, tr. 13-14]

Năm 1922, P. Ravaisse xác định hai bia kí tìm thấy ở vùng biển Phan Rang là bia mộ của người Ả Rập, ghi niên đại khoảng 1025 – 1039. Từ đó, tác giả xác định có sự tồn tại của một cộng đồng Hồi giáo ở Champa vào thế kỷ XI. Điều này không chắc chắn cho lắm bởi vì bia kí này chỉ là bia mộ của người Ả Rập gác đường bên bờ biển Champa, chứ không phải là mộ của người dân Champa theo Hồi giáo. [86, tr 1-2]

Thế kỷ XIII, lịch sử Champa và Jawa ghi nhận sự kiện vua Chăm Inravarman III cưới một công chúa Jawa tên Bia Tapasi. Từ đây, người ta biết rằng Hồi giáo đã hiện hữu trong cung đình Champa vào thế kỷ XIII và phổ biến ở Champa sau thế kỷ XV [85, tr. 13], [86, tr. 1-2]. Cũng từ những nguồn tư liệu nêu trên, đầu tiên các nhà nghiên cứu nghĩ rằng Champa tiếp nhận Hồi giáo trực tiếp từ Trung Đông (Ả Rập) nhưng sau này một vài nhà nghiên cứu đã phát hiện, sau thế kỷ XV, Hồi giáo vào Champa do những thủy thủ Mã Lai mang đến hoặc người Chăm đến học đạo trực tiếp từ người Mã Lai.

[77, tr. 15]

Đọc qua văn bản Chăm còn lưu lại ở vùng Chăm hiện nay cho ta thấy rõ điều này. Hầu hết vua, tướng lĩnh Chăm ở vùng Panduranga (Ninh- Bình Thuận ngày nay) như Po Klaong Garai, Po Rome, Po Tang Ahaok, Po Hanim Par… khi lên ngôi đều đến thánh địa Makah – Kelantan (Mã Lai) để học đạo.

Từ lí do này, Hồi giáo ở Chăm hiện nay ở Việt Nam là tương tự hệ Hồi giáo Mã Lai hơn là Hồi giáo Ả Rập. Bằng chứng, cũng giống như Mã Lai, Hồi giáo Champa theo hệ phái Suni (Sunnah) thuộc hệ phái Shiites biểu hiện qua việc tôn thờ hai vị thần Ali, Fatimâh và thờ tổ tiên và tín ngưỡng bản địa được sùng bái chính trong nghi lễ của họ hôm nay mà Hồi giáo Ả Rập không thể chấp nhận. [86, tr. 13], [77, tr. 15]

Bên cạnh việc thờ chính hai vị thần Ali, Fatimâh và thờ cúng tổ tiên của người Hồi giáo Champa và Mã Lai đã tạo ra sự khác biệt so với Hồi giáo Ả Rập, trong tư liệu (văn chương) Chăm còn chỉ rõ mối quan hệ gần gũi giữa Hồi giáo Mã lai và Champa. Trong văn chương, người Chăm ít khi nhắc đến danh từ Ả Rập, trong khi đó danh từ Ả Rập xuất hiện phổ biến ở đảo Aceh. Danh từ Asulam (Islam) cũng xuất hiện trong văn chương Chăm, nhưng rất ít khi người Chăm quan tâm đến ý nghĩa của từ này. Ngược lại danh từ Jawa được văn chương Chăm nhắc đến phổ biến nhằm để chỉ các nước Mã Lai – Đa Đảo. Người Chăm còn biến đổi một số từ có nguồn gốc Ả Rập thành các từ mà họ tự cho là xuất phát từ các nước Mã Lai – Đa Đảo. Bằng chứng, Po Awlaohuk (Allhu), Awlaoh (thánh Alla) có nguồn gốc từ Ả Rập nhưng văn bản Chăm viết là từ Makah (Mã Lai). Kinh thánh Chăm Awal viết bằng chữ Ả Rập nhưng người Chăm cho rằng kinh thánh viết bằng chữ Jawa (Akhar Jawa). Thay vì lịch Chăm là lịch hỗn hợp có chứa một số yếu tố Ả Rập như tên ngày tháng (ngày thứ sáu – Jumaat, tháng chín – Ramadan…) nhưng người Chăm không gọi lịch hỗn hợp Champa - Ả Rập mà họ gọi là Sakawi (Saka + Jawi), tức là lịch Saka của Ấn Độ và lịch Jawi của Mã Lai có nguồn gốc từ Harji của Ả Rập.

Ngay cả đấng Alla của Hồi giáo khi đi vào Champa không còn là đấng duy nhất mà chỉ trở thành một trong những thần linh trong hệ thống tín ngưỡng đa thần của người Champa [55, tr. 247]. Thay vì địa danh Makah là địa danh Hồi giáo ở xứ Ả Rập nhưng người Chăm biến đổi thành địa danh Kelantan ở Mã Lai. Ngay cả khái niệm về sự gia nhập đạo Hồi, người Chăm gọi là tama Jawa (vào đạo Mã Lai) chứ không phải là tama Asulam (vào đạo Islam) và khái niệm này cũng còn hiện diện trong văn chương Mã Lai gọi là masuk Melayu (vào đạo Mã Lai), tức là theo Hồi giáo [83, tr. 70]. Ngay cả người Chăm Awal họ vẫn tự cho họ là người Chăm Ar mal adat jawa, tức là Chăm theo phong tục tập quán Mã Lai, chứ không phải là Chăm Islam của Ả Rập. Và ngay từ Bani hoặc Bini (beni) theo nghĩa Ả Rập là

“những đứa con trai” [75, tr. 29] nhưng khi vào Mã Lai từ Bani/ Bini biến nghĩa thành “vợ” [71, tr.

434] và trong ý niệm biểu trưng của người Champa cũng vậy: Bani/ Bini là vợ (kamei) thuộc phái nữ.

Bani/ Bini là từ để chỉ Cham Awal (awal có nghĩa là: trước tiên, đầu) thuộc về “phái nữ” (vợ) để hòa hợp với Chăm Ahier (Ahier có nghĩa là: sau thuộc về “phái nam” (chồng). [53, tr. 210]

Ngoài những yếu tố chung về Islam nêu trên, giữa Champa và Mã Lai còn có nhiều yếu tố tương đồng trong tín ngưỡng cổ. Họ vẫn còn tin vào nhiều thần linh vô hình có quyền lực tối cao, luôn che chở và phù hộ con người mà họ gọi là yang và những vị thần khác lại luôn quấy phá, đe dọa con người mà người Chăm thường gọi là Jin (Mã Lai cũng gọi là Jin), Kamalai (Mã Lai: Malaikat) và Bhut (Mã Lai: Buta). Ngoài những lớp từ chung để biểu lộ lòng tin của mình, Champa và Mã Lai còn có một kho tàng văn chương về tín ngưỡng mà Chăm gọi là sanuw tiap bhut (những bài kinh, bùa phép để trừ tà ma) còn Mã Lai gọi là ilimu sihir hay ilmu ilmu ajaib. Đối với người Chăm sanuw tiap bhut là một loại văn chương kĩ thuật chứa đựng nhiều từ có nguồn gốc Mã Lai mà người Chăm vẫn còn gọi là Akhar Jawa (ngôn ngữ Mã Lai) và nhất là các hình vẽ bùa chú để cầu thần yang, chữa bệnh, trừ tà. Loại văn chương này và những loại bùa chú của người Chăm đều có nguồn gốc từ Mã Lai. Ngày nay mặc dù người Mã Lai đã theo Hồi giáo chính thống, công nhận thánh Alla là đấng tối cao nhưng họ vẫn còn lưu giữ loại văn chương đuổi tà ma và bùa chú ở vùng nông thôn (kampung) và nó chiếm giữ vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của họ. Cũng vậy, đối với người Chăm, văn chương đuổi tà ma và bùa chú không những chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng mà họ còn biến loại văn chương này thành một ngành khoa học riêng, chiếm số lượng lớn so với các loại văn chương khác trong kho tàng tư liệu của người Chăm ở Việt Nam. Phải chăng, từ mối quan hệ gần gũi trên về tín ngưỡng giữa Champa và Mã Lai này mà E. Aymonier đã kết luận rằng: Đạo Bani (Bani Jawa) Champa là tôn giáo của Mã Lai (La religion malaise). [74, tr. 323]

Như vậy chúng ta thấy rõ ràng, về sau người Chăm hoàn toàn tiếp nhận Hồi giáo Ả Rập thông qua Mã Lai và khi tiếp nhận, họ cải biên và biến đổi cho phù hợp với truyền thống của họ. Và đến đây tôi tạm kết luận rằng: Hồi giáo du nhập Champa được chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ I (từ thế kỷ X-XV), Champa tiếp nhận Hồi giáo thông qua các thương gia và nhà truyền giáo Ả Rập. Bằng chứng chắc chắn nhất cho đến nay, những kinh kệ của tu sĩ Chăm Awal/ Bini ghi chép kinh Koran và những tục cúng lễ đều được tu sĩ Po Acar chép bằng chữ Chăm - Ả Rập (Akhar Bini). Thời kỳ II (từ sau thế kỷ XV- XVIII), Champa tiếp nhận Hồi giáo qua người Mã Lai. Bằng một số bài kinh lễ tục, cúng tế nói về tôn giáo Mã Lai được thầy Maduen ghi chép bằng tiếng Chăm – Mã Lai gọi là Jawa Ahaok. [46]

Nhưng sau khi đế quốc Ấn Độ (từ thế kỉ XI, và nhất là vào thế kỉ XV) kiệt quệ bởi sự đánh phá và chiếm đóng của quân đội Hồi giáo thì ảnh hưởng của văn hóa Ấn cũng suy dần ở khắp vùng Đông Nam Á. Vương quốc Champa, trong quãng thời gian đó, chỉ quan hệ giao lưu với các nước trong khu

vực ở phía Nam mà các sự kiện lớn được ghi nhận là vào cuối thế kỉ XIII và đầu thế kỉ XIV, Jaya Simhavarman III (tức Chế Mân) cưới công chúa Nhà Trần là Huyền Trân và công chúa Java là Tapasi.

Vào thời điểm này, vương quốc Champa cũng đã kết hợp với Đại Việt và Java tạo thành một liên minh quân sự chống đế quốc Mông – Nguyên. Việc Po Kabrah (1460-1494) cưới một công chúa Mã Lai, sứ mạng quân sự và tôn giáo của hai hoàng tử Mã Lai ở đất Champa vào cuối thế kỉ XVI, hay sự kiện Po Rome (1627-1651) sang Kelantan tìm hiểu giáo lí Hồi giáo Mã Lai và công dụng của nó… nói lên mối quan hệ mật thiết của vương quốc Champa với các nước trong khu vực.

Đấy là những điều kiện thuận lợi cho hạt giống văn hóa tư tưởng Hồi giáo nẩy mầm và phát triển trong một đất nước đang suy yếu này. Để không lâu sau đó, khoảng cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII, văn hóa Hồi giáo đã giữ vai trò quan trọng trong Vương quốc Champa. Và vì Hồi giáo là tôn giáo mang tính đại chúng nên tư tưởng của nó đã có những ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều tầng lớp của xã hội.

Ed Huber viện dẫn trong bài viết của mình một đoạn trong Tống sử câu phiên âm “A lo ho kibar” mà người Chăm đọc khi giết trâu tế thần. Căn cứ vào câu này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có thể Hồi giáo đã xâm nhập vào Champa ở thế kỷ thứ X. Còn Ravaisse tìm thấy hai tấm bia mà một tấm ghi niên đại 1039 đề cập đến những thương nhân ngoại quốc theo Hồi giáo đã đến Champa và được quyền tạm trú ở ven biển Trung Bộ. Hơn nữa theo biên niên sử Chăm, năm 1000 “Po Aulaoh” đã hành hương Makah (tức thánh địa La Mecque) và làm vua tại Champa từ năm 1000 đến năm 1036. Một số người Chăm lại hiểu rất “thiển cận” cho rằng Po Aulaoh này chính là Đấng Allah hóa thân (mà người Chăm gọi là Po Aulaoh). Thật ra nhà vua này là một người có lẽ thuộc hoàng tộc đã cải đạo (hoặc ít nhất đã hành hương La Mecque) trước khi lên ngôi và trị vì tại Bal Sri Binây. Theo G. Maspéro, sở dĩ những thương nhân Hồi giáo đến Champa rất muộn vì họ cho xứ này có nhiều khó khăn nhất định: Khí hậu khắc nghiệt và khai thác thổ sản ít thuận lợi, dân cư không mến khách, thiếu hải cảng tốt… Những người đến Champa vào thời kì này bằng hai con đường: buôn bán và ngoại giao giữa các cộng đồng Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á – Hải Đảo.

Theo P. Manguin trong Sự du nhập của Islam vào Champa quốc vương Champa vào năm 951 có gởi đến Trung Hoa vị đại sứ đầu tiên và vào các thế kỷ X và XI có nhiều đại sứ khác tiếp tục đến.

Trong các vị đại sứ này có người mang chử BU (Abu) gắn với tên họ (như Abu – Hassan); theo các sử gia Trung Hoa có lẽ là người của những gia đình Hồi giáo giàu sang quyền quý định cư tại Nam Trung Hoa (Canton) và trước kia đã từng cư trú tại Champa. Từ năm 986, nhân một người Việt tiếm ngôi (Lưu Kỳ Tông), có những đoàn người Chăm di cư đến Nam Trung Hoa và miền Nam đảo Hải Nam,

trong số này có người theo đạo Islam. Trong thời kỳ này có nhiều công chúa hay hoàng tử Champa lấy chồng hay vợ là người có đạo Hồi giáo như công chúa Daravati và cô em. Quốc vương Champa tiếp nhận một người du lịch giàu sang xứ Trung Đông tên là Pandita Arifa, chính vị này về sau đã chuyển hóa nhà vua và cả dân chúng vào Hồi giáo. Một bài viết của Ciberon vừa được khám phá gần đây tiết lộ rằng có nhiều cuộc quan hệ giữa La Mecque, Champa và Java. Ông ta còn khẳng định là việc dạy giáo lý của kinh Coran do những vị Maulana đảm đương, có một vị trong số Maulana này đã cưới công chúa của nhà vua.

Marco Polo đã đến Champa vào năm 1280 và nhấn mạnh rằng nhà vua và dân chúng đều là người thờ hình tượng Islam. Ở xứ Champa, những nhà buôn lớn gốc Hồi giáo lúc nào cũng quan hệ chặt chẽ với nhà vua và triều đình để kiểm soát sự xuất cảng và tài trợ cho du lịch thương mại. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý với nhau là việc Islam hóa xứ Champa chỉ xảy ra tích cực sau 1471 (năm thủ đô Vijaya – Bình Định thất thủ). Những nhà lãnh đạo Champa lúc bấy giờ không tin ở văn hóa Ấn Độ nữa mà mong ước trang bị cho đất nước mình nền văn minh Ả Rập. Vị Sejarah Melayu viết trong đoạn nói về Champa rằng: Sau khi Vijaya thất thủ vào năm 1471, một trong những hoàng tử của nhà vua tên Idera Berna Syah (Indravarman?) cùng bà vợ và đoàn tùy tùng đến nương náu tại Malaka của Sultan Mansur Syah. Tất cả đều cải đạo sau đó. Còn hoàng tử em Syah Pauling (Po Liang) thì đến xin nương náu tại Aceh nhưng tác giả không nói đến tôn giáo của vị này.

Vào năm 1518, Duarta Barbosa viết về châu Á có một đoạn nói: “Một đảo lớn gồm nhiều người sùng đạo mà người ta gọi là Champa và có một ông vua sùng đạo”

Ngày 7 tháng 12 năm 1595, Diogo Veloso và một số người khác lấy tin từ Champa (vì bị cầm tù ở đó) nói rằng: Trong vương quốc này có nhiều người theo đạo Islam và nhà vua lấy làm thích thú khi được giảng giải về đạo giáo của Mahomet và ở đó có nhiều thánh đường Hồi giáo.

Tháng 10 năm 1607, hạm đội của Đô đốc Cornelis Matelief từ Trung Quốc ghé Champa để tiếp nhiên liệu viết rằng: Vua ngự trị ở thủ đô tại Phan Rí. Nhà vua không theo đạo (Hồi giáo) nhưng Urang kaya (Vị quan lại đại diện nhà vua) đến viếng hạm đội là một người theo Hồi giáo. Nhà vua có những mối quan hệ tốt với triều đình Johor.

Vào năm 1640, linh mục Escalona OFM đến bờ biển Champa và thuyền của ông bị những người theo đạo Hồi giáo tấn công. Vào năm 1675, Linh mục M. Hainques viết: “Người Chăm hầu hết đã vào đạo của Mahomet nhưng chẳng cần xem xét kỹ… (thiệt hơn)”. Nhưng vào 1676, Linh mục Mahot MEP là người đầu tiên được giáo hội Thiên Chúa đưa đến Champa để truyền đạo Thiên Chúa và chăm sóc các con chiên Việt Nam đã cho những thông tin khá chính xác về sự bành trướng Hồi giáo:

“Nhà vua và một phần vương quốc đã là tín đồ Hồi giáo, nhưng ngu ngốc. Về tình trạng tôn giáo của vương quốc này, những người Mã Lai theo Hồi giáo đã rất xông xáo hơn chúng ta; chúng đã lôi cuốn cả nhà vua và triều đình đi theo giáo phái đáng nguyền rủa của họ”.

Năm 1685, M. Feret MEP cũng chứng kiến tôn giáo Islam của nhà vua: “Trong một lá thư gởi cho Toàn quyền ở Bativa vào năm 1680, nhà vua Chăm mang chức tước rõ ràng của Mã Lai “Paduca Seri Sultan”. Chữ Sultan khẳng định hình thức bề ngoài là Islam.

Giữa 1607, năm mà nhà vua Chăm còn là Bàlamôn, và năm 1676 quốc vương Chăm là Hồi giáo, gần bảy mươi năm trôi qua, trong khoảng thời gian ấy không có một chứng cứ nào cho chúng ta biết tôn giáo của nhà vua.

Theo nguồn tư liệu Chăm, thì vua Po Rome đã tìm mọi cách chấm dứt cuộc tranh chấp giữa hai tôn giáo và có một trong ba người vợ là Hồi giáo. Po Thaot thì thuyết dụ dân chúng liên tục để vận động dân vào Islam nhưng vị vua này vẫn theo đạo Bà-la-môn. Còn ở đền thờ Po Nraup – vị vua kế vị Po Rome – người ta vẫn thấy hai mộ của hai bà vợ và một trong hai bà là người có đạo.

Qua cuộc viếng thăm của chiếc tàu chống tàu ngầm (la frégate) của Pháp vào năm 1720, người ta được biết là đạo của Mahomet chế ngự vương quốc Champa. Một thế kỷ sau, qua các Cha cố truyền đạo, người ta biết được đạo Islam có một vị trí đàng hoàng nhưng lại không được thông tin về tôn giáo của nhà vua

3.5. Yếu tố Melayu trong lễ hội Chăm

Các lễ hội Chăm và Mã Lai rất phong phú và có mối quan hệ lâu đời với nhau một trong những lễ hội thể hiện rõ nét nhất yếu tố Melayu đó là lễ hội Rija Praong, tôi xin dẫn chứng qua một số lễ hội của người Chăm có liên hệ với các lễ hội của Mã Lai

Lễ Raja/Rija Praong là có quan hệ mật thiết với lễ Mak Yong hay còn gọi là lễ Rajas ở Kelantan và Terengganu của người Mã Lai.

Lễ Raja Nagar và lễ Palao Sah của người Chăm có nội dung gần giống như lễ Puji Pantai của người Mã Lai ở tiểu vương quốc Terangganu và Kelantan ở cửa biển để cầu mưa thuận gió hòa

Lễ múa Tamia Karit trong lễ Raja Harei của người Chăm là tương tự như lễ múa Tarian Keris của người Mã Lai

Lễ Paper Kalang (lễ thả diều) của người Chăm nhằm tưởng nhớ Po Yang Ing rất là gần gũi với lễ Cik Siti Wau Bulan ở khu vực miền đông Mã Lai, nhất là ở Kelantan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển (Trang 66 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)