Căn cứ vào nguồn tư liệu khác nhau, từ cổ sử, truyền thuyết đến các di tích, di vật còn lưu lại hiện nay, chúng ta thấy nghề dệt của người Chăm đã xuất hiện, phát triển khá sớm và đạt đến trình độ tinh xảo.
Theo truyền thuyết về Po Nagar (Thần mẹ xứ sở) của người Chăm được ghi lại trong sách cổ cho rằng: Po Nagar dạy ngườu Chăm làm nghề dệt. Truyền thuyết viết: Ngày xưa, từ thuở hồng hoang, khi con người mới xuất hiện trên trái đất thì Po Nagar đã giáng thế xuống trần gian, sinh sống với người Chăm một thời gian rồi đi lấy chồng Trung Hoa, sau đó trở về xứ Chăm, dạy người Chăm cày cấy, trồng lúa, dạy phụ nữ biết dệt vải, quay xa. Ngoài ra còn dạy người Chăm biết tổ chức nhà nước, hành chính và đền tháp để thờ các vị thần [52, tr.38].
Bên cạnh truyền thuyết, người Chăm Mỹ Nghiệp còn có một tập thơ “Ariya Patauw adat kamei” (Thơ dạy đạo lí đàn bà) và tập thơ Ariya Muk Truh Palei (Thơ Bà Tổ ấm quê hương) đều có đề cập đến việc dệt vải của phụ nữ Chăm. Hai tập thơ này đều xem vấn đề dệt vải là tiêu chuẩn đánh giá đàn bà khéo tay, đảm đang. Đó còn là một trong những tiêu chuẩn về mẫu đàn bà Chăm lí tưởng, đẹp
người, đẹp nết. Nghề dệt được xem như là một tiêu chí để hình thành một nhân cách, lối sống của mẫu người phụ nữ Chăm lí tưởng xa xưa.
Ngoài truyền thuyết và hai tập thơ nêu trên, nghề dệt người Chăm còn được các tư liệu Trung Quốc, Việt Nam ghi chép như sau:
Theo Lê Quí Đôn, Vân Đài Loại Ngữ. “Ở Lâm Ấp có trồng cây cát bối, khi chín hoa cây giống như lông ngỗng, kéo sợi làm chỉ để dệt khăn không khác gì loại gai” “Vải Chăm không khác gì loại đay còn nhuộm 5 màu, dệt thành vải hoa (ban bố)”
Theo Thủy Kinh Chú: “Ngoài trồng bông kéo sợi, nhuộm sợi, dệt vải người Chăm còn biết trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Phụ nữ dệt vải và lụa” “Vải tàng trữ trong kho các vua chúa ngày xưa chứng tỏ họ dệt rất khéo… biết dùng sợi màu xen vào những sợi ngang để dệt bằng những họa tiết mỗi mặt một kiểu khác nhau không phân biệt đâu là phải, đâu là trái” “Y phục vua có áo bào bằng lụa hoa văn vàng trên nền đen và xanh lá cây”. “Người Chăm trước kia trồng dâu nuôi tằm và trồng bông.
Đến mùa bông nở, quả bông nở ra, bông trắng như lông ngỗng. Người ta lấy bông ra để kéo sợi thành vải thô, vải thô đan truội đi, trồng giống như loại nho. Nhuộm đi, dệt thành vải ngũ sắc và vải lốm đốm” [85, tr. 6]
Ngay từ thời nhà Đường, Thông Điển có chép “Đàn ông đàn bà Chiêm Thành đều quấn ngang một mảnh vải cổ bôi”. “Cựu Đường thư cũng nói đến vua choàng một tấm vải trắng, mịn”. Ngoài ra, các loại trang phục của vua (và kể cả quí tộc cung đình Chăm) như cái sampot hiện còn trong kho…
được dệt chen vào đó các họa tiết bằng lụa trắng và đen có điểm chỉ vàng trên nền chỉ đỏ thành những hình Garuda trong các dáng điệu nhảy múa hay cầu nguyện, và những con vật kì dị khác đã làm tăng vẻ đẹp mượt mà, đa sắc của vải lụa Chăm” [45, tr. 56]. Ngoài những tư liệu thành văn, chúng ta cũng dễ dàng tìm thấy những sản phẩm dệt vải của người Chăm trên các di chỉ văn hóa, trên các bệ thờ, tượng thờ điêu khắc, kiến trúc. Vấn đề này phải nhắc đến di chỉ văn hóa Sa Huỳnh. Mặc dù cho đến nay các di chỉ văn hóa chưa tìm thấy di vật bằng vải cũng như chưa thấy được các di vật thóc lúa, các đồ dùng bằng gỗ, tre… do chúng đã bị hủy hoại theo thời gian. Thế nhưng rải rác đó đây ở các di chỉ Sa Huỳnh sớm đến sa Huỳnh muộn, các nhà khảo cổ đã tìm thấy được nhiều dọi xe chỉ và con lăng in hoa bằng đất nung và những công cụ dệt vải. Riêng tại mộ chum Tam Mỹ (Quảng Nam – Đà Nẵng) đã tìm thấy được 20 chiếc dọi xe chỉ trong 5/44 mộ chum. Bên cạnh đó còn tìm thấy những dấu vết in vải trên công cụ sắt, các loại hoa văn in dấu thừng trang trí phổ biến trên gốm… Chứng tỏ nghề xe sợi dệt vải của cư dân Sa Huỳnh đã khá phát triển”
Sản phẩm dệt của người Chăm không những được tìm thấy trên các đền tháp Champa, Indonesia, Campuchia, Thái Lan mà họ còn được ghi lại trên nhiều bi kí.
“Trên bi kí Lai Trung ở Huế, nội dung có phần mô tả về cách ăn mặc của vua Champa Tndravarman III (918) là áo vua có dệt đính nhiều vàng, bạc. Bi kí Po Nagar cũng đề cập đến vua Chăm Wikratavarman III (854) có mặc áo đen và xanh có đính hoa văn và chỉ làm bằng vàng. Áo khác cũng làm bằng vải thô dệt chỉ bằng vàng rất đẹp” [77, tr. 28].
Ngoài các bia kí nói trên các nhà khoa học còn tìm thấy những sản phẩm dệt của người Chăm trên các phù điêu, trên các tượng thờ ở các đền tháp như các tượng thần Siva, vũ nữ Apsara với những dải áo mỏng, được trang trí bằng những nét hoa văn thật đẹp mắt, tinh vi. Các nhà khoa học còn tìm thấy những loại quần áo được trang bị cho những đội quân Champa, chẳng hạn như bức phù điêu chạm khắc trên tường tháp Angkor Wat, mô tả cảnh đội quân Champa tiến vào đánh Angkor vào thế kỷ XIII.
Bức phù điêu này cho thấy quân đội Champa mặc quần ngắn có đeo dải Bàlamôn; mặc áo ngắn cụt tay có dệt hoa văn; đầu đội mũ. “Các nhà khoa học cũng tìm thấy được một loại khung dệt có nét tương đồng với Champa được khắc trên vách tường của đền thờ Candi Trowulan ở phía đông Java và một số yếu tố khác của nghề dệt Chăm có mối quan hệ với Mã Lai” [77, tr. 28]. Như vậy, từ các nguồn tư liệu trên chúng ta có thể khẳng định được rằng, ngay từ thời xa xưa, nghề dệt của người Chăm đã phát triển rất sớm, phổ biến rộng rãi trong cư dân Champa. Và trong suốt thời kì lịch sử tồn tại của mình (từ thế kỷ II đến thế kỷ XVII), nghề dệt Chăm đã từng phát triển liên tục, sản xuất ra nhiều sản phẩm dệt phong phú, đa dạng và đạt đến trình độ tinh xảo.
Dù chiếm vị trí nào y phục cũng là đối tượng quan trọng của nghề dệt. Là sản phẩm của nghề dệt, y phục phản ánh rõ nét trình độ kĩ thuật dệt vải, cảm xúc thẩm mỹ, cách trang trí, những đặc trưng văn hóa, cũng như phản ánh về tôn giáo, tín ngưỡng Chăm.
Nghề dệt Chăm đã có một quá trình phát triển lâu đời gắn liền với một dân tộc đã từng có nhà nước và chịu ảnh hưởng nhiều loại hình tôn giáo, văn hóa khác nhau. Ngoài tôn giáo Bàlamôn, Hồi giáo người Chăm còn theo tín ngưỡng dân gian. Xã hội Chăm là một xã hội có nhiều giai cấp, vua chúa, quý tộc, bình dân. Do đó mỗi giai cấp, tầng lớp, quí tộc, bình dân. Do đó mỗi giai cấp, tầng lớp, mỗi chức sắc, tu sĩ tôn giáo người Chăm đều có y phục riêng. Chính vì vậy mà y phục Chăm phong phú đa dạng.
Để thấy rõ hơn sự khác biệt và tương đồng của tu sĩ Hồi giáo Bàni và tu sĩ Bàla môn, tôi xin đưa ra sự so sánh: Nói chung y phục của tu sĩ Hồi giáo Bàni cơ bản cũng giống như tu sĩ Bàlamôn. Nó chỉ khác nhau một số chi tiết ở áo và khăn đeo trước ngực mà dễ nhận thấy nhất là: tu sĩ Po Acar Hồi
giáo có đeo chùm khăn dài trước ngực tượng trưng cho dương vật còn tu sĩ Bàlamôn đeo túi nhỏ tượng trưng cho âm vật. Có thể nói y phục của tu sĩ Hồi giáo Bàni là nửa phần của y phục tu sĩ Chăm Bàlamôn và ngược lại. Và ngay trong bản thân y phục của tu sĩ cũng có hai phần: phần âm và phần dương. Y phục của tu sĩ Hồi giáo Bàni tượng trưng cho nữ (áo gài khuy, cổ hình tròn, hình trái tim) nhưng trước ngực lại có đeo chùm vải đỏ hình dương vật và đầu không để tóc tượng trưng cho nam.
Còn ngược lại, y phục tu sĩ Chăm Bàlamôn tượng trưng cho nam (áo buộc dây ở ngực, cổ đứng) nhưng ở phía sau lại đeo túi hình âm vật (kadung gibak) và đầu búi tóc tượng trưng cho nữ. Điều này biểu hiện yếu tố lưỡng nghi trong y phục Chăm: trong âm (nữ) có dương (nam) và trong dương có âm. Giữa Chăm Bàlamôn và Chăm Hồi giáo Bàni vừa là âm, vừa là dương, hội nhập chuyển hóa lẫn nhau. Vì vậy giữa Chăm Bàlamôn và Chăm Hồi giáo Bàni tuy hai nhưng vẫn là một.
Mặc dù y phục truyền thống Chăm là mảng màu phong phú có sắc thái riêng, nhưng vẫn có cái chung, có mối quan hệ với các dân tộc khác như áo dài truyền thống của Chăm cũng là một kiểu “aw loah”, “aw twa bong” mà các nhà nghiên cứu gọi là áo “poncho”. Loại áo này có nét chung gần gũi với áo truyền thống của phụ nữ Êđê, Churu, Jarai, Raglai, đặc biệt là giống áo dài truyền thống của người Mã Lai.
Theo nhiều nguồn tư liệu cổ nhận xét: “Y phục người Chăm xưa và nay, không khác y phục của người Mã Lai: nó là mảnh vải gọi là “kama” (trích Lương thư, LIV, 54 a) quấn quanh người từ phải sang trái và che từ ngang lưng đến chân. Ngoài miếng vải đó ra, cả đàn ông và đàn bà không mặc gì thêm nữa, trừ mùa đông họ mặc áo dài (Tùy thư, LXXX II, 37 a). Thường dân đi chân đất (Cựu Đường thư, CXC VII, 32 a); và mặc dù theo một tác giả nói chỉ có vua chúa mới đi giầy (Durand, Truyện Galathee, BEFEO, V, 366), hình như những người quyền quí cũng đi giầy bằng da thuộc (Lương thư, LIV, 54 a). Họ búi tóc (Cựu Đường thư, LIV, 54 a), đàn bà thì búi thành hình cái búa (Văn Hiến thông khảo) và xâu lỗ tai để đeo những vòng nhỏ bằng kim loại (Lương Thư, LIV, 54 a). Cũng như người Mã Lai, họ rất sạch sẽ; mỗi ngày họ tắm nhiều lần, xoa mình bằng thứ dầu cao làm bằng long não và xạ hương. Họ cũng dùng thứ gỗ thơm để ướp quần áo (Tân Đường Thư, CXVII, 32 a)” [85, tr. 9].
Y phục truyền thống Chăm đa dạng trong sắc thái biểu hiện. Nó đã trải qua nhiều thời đại lịch sử, sự khác nhau, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa khác nhau. Cho đến nay, mặc dù có nhiều sự biến đổi, lai căng từ yếu tố bên ngoài nhưng y phục Chăm vẫn cò lưu giữ được một phong cách riêng – phong cách ấy đã góp phần quan trọng hình thành nên bản sắc văn hóa Chăm mà không lẫn lộn được với các dân tộc khác.
Người Chăm ở Châu Đốc ăn mặc như người Malaysia áo cọc, xà rông và đội mũ phê (Fez) [31, tr. 23].
Tín ngưỡng nông nghiệp: Người Chăm là một cư dân nông nghiệp phát triển khá sớm mà hiện nay còn để lại nhiều dấu vết của các công trình thủy lợi tưới tiêu trên các công trình thủy lợi tưới tiêu trên cánh đồng miền Trung như đập Do Linh (Quảng Trị), đập Nha Trinh, đập Maren (Ninh Thuận)…Họ còn là người khởi đầu một cuộc cách mạng xanh ở một số vùng ở Châu Á. Vì Champa chính là nơi xuất hiện lúa ngắn ngày (100 ngày) rất sớm, rồi du nhập vào miền Bắc Việt Nam gọi là lúa Chiêm, đến thế kỷ XIII được truyền qua Trung Hoa, tạo nên sự đột biến nông nghiệp ở vùng Hoa Nam – Trung Quốc và cuối cùng du nhập sang Kelantan – Mã Lai gọi là Padi Cempa vào những năm sau thế kỷ XV [53, tr 230]. Từ xa xưa nông nghiệp truyền thống của người Chăm (trừ dân Phước Lập làm nương rẫy) luôn gắn liền với nghi lễ như: Lễ dựng chòi cày (padang paday tuan), lễ cúng ruộng lúa mới gieo (iew Po bhum), lễ cúng lúa làm đòng (paday tok tian) và lễ mừng lúa thu hoạch (da-a paday togok lan).
Bốn loại lễ trên có đặc điểm chung như nhau về thầy cúng lễ, lễ vật dâng cúng, hệ thống thần linh…Các lễ này do ông Cai mương (hamua ia) thực hiện hoặc ông Từ (camanei) hoặc ông Kadhar (thầy kéo đàn rabap) thực hiện. Ngày cúng lễ là ngày thứ tư hoặc thứ bảy trong tuần. Lễ vật gồm 1 con dê hoặc một cặp gà, 5 mâm cơm, rượu,trứng, trầu cau… Các vị thần linh được cầu cúng trong lễ này là các vị thần như thần trời (Po langik), thần cha (Po yang ama), thần mẹ xứ sở (Po Nagar), thần đất (Po Bhum), thần núi (Po cek), thần sông (Po Patao iai), thần thủy lợi như Po Klong Garai, Po Rome và các vị khẩn hoang tiền hiền. Mục đích lễ này, họ cầu mong cho mưa thuận gió hòa, công việc cày cấy được suôn sẻ, mùa màng tốt tươi, dân làng sức khỏe, no ấm.
Ngoài lễ nghi trên, lễ nghi nông nghiệp của Chăm Jat còn đắp đập (yang ngak Binak), lễ chặn nguồn nước (kakap kraong halau), lễ cầu đảo (paralao salih)… Tuy nhiên, những nghi lễ này đã bị ảnh hưởng một phần nghi lễ của người Chăm Ahier và Awal sau khi đạo Bàlamôn và Hồi giáo xâm nhập vào Champa [52, tr.55-63].
Hệ thống lễ nghi cộng đồng: Mặc dù bị ảnh hưởng Hồi giáo nhưng người Chăm Awal vẫn thực hiện các lễ nghi cúng tế dân gian bản địa như lễ cúng ruộng, lễ cầu mưa, cầu đạo và tu sĩ Po Acar còn có nghĩa vụ thực hiện lễ nghi cộng đồng chung với tu sĩ Chăm Ahier trong một số nghi lễ Palao Sah, lễ cúng trâu (ngap kabaw ka Po). Đặc biệt là lễ Raja, theo tư liệu Chăm ghi lại là một nghi lễ được du nhập từ Mã Lai vào Champa. Lễ Raja, mặc dù mang yếu tố Hồi giáo nhưng nó không chỉ thực hiện ở cộng đồng Chăm Awal, ảnh hưởng Hồi giáo mà cả cộng đồng Chăm Ahier, ảnh hưởng Bàlamôn giáo.
Lễ Raja, trong đó Raja Dayaup và Raja Praong được thực hiện do Po Acar (chủ lễ), tu sĩ ảnh hưởng Hồi giáo. Ông Maduen hát lễ là có nguồn từ Mindok và Muk Raja (Janjang) có nguồn gốc từ Makyong của lễ Makyong ở Mã Lai được truyền bá đến Champa vào thời vua Po Rome viếng thăm Kelantan vào thế kỷ XVIII. Trong hệ thống Raja, một điều nhận thấy, nó là nghi lễ tổng hợp thờ cúng nhiều vị thần như thần đất, thần sông, thần biển, vị anh hùng dân tộc, tổ tiên Chăm và cả thần linh Bàlamôn và Hồi giáo. Tuy nhiên thần linh cầu cúng chính là những vị thần Hồi giáo và bị ảnh hưởng Hồi giáo như Po Aulaoh (Alla) và những vị thần yang birow như Po Klaong Garai, Po Rome, Po Tang Ahaok, những vị thần mà đã có thời gian học đạo ở Mã Lai là vị thần cầu cúng chính. Quan trong hơn trong ngôn ngữ hành lễ của Raja Praong (Raja lớn nhất) là ngôn ngữ Mã Lai (Jawa Ahaok). Nghiên cứu hệ thống lễ Raja này, qua văn bản Chăm viết lại, chúng ta mới nhận biết được Ciet Atau – vật thờ tổ tiên trong mỗi gia đình tộc họ của người Chăm hôm nay là mới ra đời cùng với nghi lễ Raja Praong vào thế kỷ XVIII.
Điều này chúng ta thấy rằng, người Chăm bị Hồi giáo Mã Lai hóa mạnh mẽ trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong những năm sau thế kỷ XV khi Ấn Độ giáo suy tàn ở Champa.
Tóm lại: Sự xâm nhập đạo Hồi đã làm biến đổi sâu sắc tín ngưỡng tôn giáo của Champa.
Từ một bộ phận Chăm Jat, Chăm không theo tôn giáo nào và Chăm Ahier, ảnh hưởng Bàlamôn, họ đã cải đạo thành đạo Chăm Awal/ Bini. Quá trình chuyển đổi đạo này bắt đầu xảy ra từ thế kỷ X-XVIII và đã xảy ra nhiều xung đột trong lịch sử giữa các nhóm tôn giáo này mà hiện nay vẫn còn phản ánh trong văn chương Chăm như truyện Umarup, Ariya Cham – Bini. Trong quá trình cải đạo Chăm Awal không sao chép y nguyên Hồi giáo thế giới và luôn lấy tín ngưỡng bản địa làm nền tảng cải biên Hồi giáo thế giới tạo thành đạo của riêng mình gọi là đạo Awal/ Bani có sắc thái riêng Chăm.