Y ếu tố Melayu trong ngôn ngữ Chăm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển (Trang 63 - 66)

Tiếng Chăm rất gần với tiếng Mã Lai và có một truyền thống lâu đời. So với tiếng Mã Lai mà người ta tìm thấy dấu tích vào thế kỷ thứ VII, Chăm ngữ đã xuất hiện lần đầu tiên trên bia kí Đồng Yên Châu (Trà Kiệu) vào thế kỷ thứ IV, bộ tộc Chămpa sống ở khu vực Trà Kiệu thời đó đã dùng tiếng Chăm để diễn đạt tư tưởng.

Trong quá trình lịch sử, dân tộc nào cũng có một ngôn ngữ riêng, nhưng không nhất thiết là dân tộc đó chỉ sử dụng ngôn ngữ của mình trong việc truyền bá tư tưởng và trao đổi thông tin với người khác. Một số dân tộc ở khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Nam Dương, Lào, Thái Lan…ngoài tiếng mẹ đẻ của mình, họ còn vay mượn ngôn ngữ nước ngoài để làm phương tiện trao đổi thông tin, Champa trong thời cổ cũng không tránh khỏi qui luật này. Vì rằng, ngoài Chăm ngữ vương quốc này còn dùng Phạn ngữ trong hệ thống truyền bá di sản tiếng nói của mình. Chính vì thế, người ta xếp Champa vào trường hợp của quốc gia song ngữ vừa dùng tiếng Phạn và vừa dùng tiếng Chăm [21].

Bên cạnh đó, người Chăm còn có Akhar Bini, Akhar Jawi (chữ Ả Rập) và Akhar Jawa (Jawa Ahaok – Chữ Mã Lai). Akhar Bini có thể xuất hiện ở Champa trước thế kỷ XV do người Ả Rập mang đến. Loại chữ này, người Chăm thường dùng trực tiếp mẫu tự Ả Rập để sao chép kinh Qu’ran và những nghi lễ tín ngưỡng của họ. Akhar Jawi xuất hiện ở các quốc gia Đông Nam Á, cụ thể ở Mã Lai vào thế kỷ XV và sau thế kỷ XV chữ này được người Mã Lai truyền đến người Chăm Islam ở miền Tây và Thành phố Hồ Chí Minh. Loại chữ này, người Chăm cũng dùng mẫu tự Ả Rập có thêm bớt một vài chữ cái để viết thành tiếng Chăm gọi là Akhar Jawi. Những tác phẩm Chăm tiêu biểu cho loại chữ Akhar Jawi hiện nay đang còn lưu giữ ở người Chăm Campuchia và Mã Lai như Akayet Dalim Matak Saik, Ariya Cukai Marut… Còn Akhar Jawa (Jawa Ahaok) xuất hiện vào thời kỳ Po Romé cùng với lễ nghi Raja Praong vào thế kỷ XVII, chứ không phải Akhar Jawa (Jawa Ahaok) là chữ Ả rập. Đây là loại chữ

mà họ dùng chữ Chăm để phiên âm lại tiếng Mã Lai để viết về các nghi thức cúng lễ Raja Praong. Nói chung các loại chữ này, cơ bản được chuyển đến Champa do những nhà truyền đạo Hồi hoặc người Chăm sao chép từ chữ Ả Rập hoặc chữ Mã Lai kể từ sau thế kỷ XV đến thế kỷ XIX chủ yếu để phục vụ cho tín ngưỡng, tôn giáo chứ chưa trở thành ngôn ngữ phổ thông hay ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong hành chính, ngoại giao, chính trị, kinh tế… của vương quốc Champa. Vì vậy, các loại chữ viết này không phải là chữ viết chính thống của người Chăm [55, tr. 164-169]

Việc sử dụng chữ Jawi – loại chữ Ả Rập được người Melayu ở Malaysia và Indonesia dùng có niên đại từ thế kỷ XI ở người Chăm trong những lần truyền giáo của người Malaysia sau này một lần nữa khẳng định tộc người Chăm và tộc người Melayu đã thực sự có mối quan hệ thân thiết hơn trong việc trao đổi ngôn ngữ và tôn giáo. Người Chăm không những biết đọc chữ Jawi mà còn thành thạo tiếng Melayu. Nhiều trí thức người Chăm Islam Nam Bộ học tiếng Melayu, dùng chữ Jawi để xây dựng chữ Chăm Melayu tạo thuận lợi trong quá trình học kinh Qur’an mà vẫn giữ được bản sắc riêng, thể hiện được sự sáng tạo, chăm học hỏi của tộc người Chăm. Sự thông thạo tiếng Melayu là yếu tố tích cực trong mối quan hệ giao hảo giữa cộng đồng Chăm và người Melayu từ thời quá khứ đến thời hiện tại [30, tr.2].

Trong quan niệm chung của nhiều học giả, tiếng Mã Lai (Bahasa Melayu) là một ngôn ngữ chung bao gồm nhiều ngôn ngữ quốc gia hiện đại: tiếng Malaysia ở Malaysia, tiếng Indonesia ở Indonesia, tiếng Melayu ở Xingapo, ở Brunei Darussalam. Những ngôn ngữ các các dân tộc ít người ở Việt Nam thuộc nhóm Chàm (hay Chăm – Chamic group, Chamic languages) ở lục địa Đông Nam Á vẫn thường được coi là những ngôn ngữ có nguồn gốc Austronesian và là những phương ngữ khác nhau của tiếng Mã Lai.

Các phương ngữ thuộc nhóm Chàm được nói tới ở đây bao gồm 5 ngôn ngữ của 5 dân tộc ít người sống ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và một số ít sống ở miền Tây Nam Bộ. Đó là:

Tiếng Chàm (Chăm) của người Chăm ở Nam Trung Bộ (bao gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận) và Tây Nam Bộ (tỉnh An Giang), ngoài ra còn một số ít người Chăm sống rải rác ở Campuchia, mà có người gọi đó là phương ngữ Tây của tiếng Chăm. Tiếng Jarai của người Jarai (hay Jơrai, Giarai, Jorai,…) ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum.Tiếng Êđê của người Êđê (hay Rade, Rhade, Rơđe, Đê) ở các tỉnh Daklăk, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai. Tiếng Raglai của người Rahglai (hay Rơglai, Raglai) ở tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.Tiếng Churu của người Chru (hay Churu ở tỉnh Lâm Đồng). Hiện nay, dân số của các tộc người này ở Việt Nam có chừng hơn 50 vạn. Ngôn ngữ của họ đều

đã có chữ viết (dù chữ viết cổ hay Latinh) riêng, nhưng phạm vi sử dụng và chức năng xã hội của chúng rất khác nhau.

Các ngôn ngữ Chàm (Chamic languages) cũng như tiếng Mã Lai tuy cùng có nguồn gốc chung từ một ngôn ngữ Austonesia, nhưng do những điều kiện nhất định về tiếp xúc cũng như cấu trúc nội tại của mình mà chúng đã và đang biến đổi theo khuynh hướng khác nhau. Tiếng Mã Lai do tiếp xúc với các ngôn ngữ hải đảo (kể cả các ngôn ngữ ở Papôua) mà đã biến đổi theo xu hướng tiến dần tới các ngôn ngữ đa tiết – chắp dính, mà điển hình là tiếng Indonesia. Trong khi đó, các ngôn ngữ Chàm do tiếp xúc với các ngôn ngữ đơn lập, đơn tiết ở những mức độ khác nhau. Ngay trong bản thân nội bộ các ngôn ngữ Chàm cũng biến đổi khác nhau và quá trình đơn tiết hóa diễn ra cũng không đồng đều nhau.

Tiếng Ê đê, so với các ngôn ngữ Chàm, đã tiến xa hơn trên con đường đơn tiết hóa nhưng nó vẫn còn giữ được dấu vết nguồn gốc Austronesian cổ xưa. [50, tr. 78]

Tư liệu đưa ra so sánh giữa tiếng Mã Lai và các ngôn ngữ Chàm chủ yếu dựa trên tư liệu so sánh từ vựng giữa hai ngôn ngữ: tiếng Indonesia, một ngôn ngữ điển hình và tiêu biểu của tiếng Mã Lai và tiếng Êđê một ngôn ngữ Chàm ở lục địa Đông Nam Á thường được coi là một ngôn ngữ có nguồn gốc Austronesian và được nhiều người coi chúng là một phương ngữ của tiếng Mã Lai. Vốn từ được đưa ra so sánh là những từ cơ bản nhất trong đời sống sinh hoạt, văn hóa,… của con người. Về mặt từ loại, đó thường là các động từ, tính từ, danh từ và đôi chỗ còn có thể có cả hư từ nữa.

Nghiên cứu, so sánh từ vựng Inđônêsia - Êđê cho ta thấy tính thống nhất và đa dạng hay “sự thống nhất trong đa dạng” của các phương ngữ Mã Lai không phải chỉ thể hiện ở các ngôn ngữ ngoài hải đảo (qua tiếng Indonesia, tiếng Malaysia…) mà còn thấy rõ rệt hơn tính thống nhất và đa dạng ở các ngôn ngữ Austronesian lục địa. Đó chính là sự giống nhau và khác nhau trong nền từ vựng cơ bản của mỗi ngôn ngữ, tuy rằng tiếng Êđê không có sự tiếp xúc với các ngôn ngữ hải đảo Đông Nam Á trong một thời gian dài (ít nhất cũng từ đầu CN). Hơn nữa, tiếng Êđê lại bị bao vây bởi các ngôn ngữ Austroasiatic ở vùng cao nguyên trung phần. Đã có người từng nghĩ rằng tiếng Êđê là một ngôn ngữ.

Austroasiatic bị Chàm hóa do tiếp xúc với người Chàm trong thời kì vương quốc Champa. Song chỉ qua so sánh từ vựng giữa Indonesia và Êđê cho thấy rõ ràng rằng: Trong vốn từ cơ bản của hai ngôn ngữ này có quá nhiều từ có gốc Austronesian, đặc biệt là những từ chỉ các hoạt động, tính chất là những từ ít có khả năng vay mượn hơn. Nhưng cho đến nay, tiếng Êđê đã phát triển theo một xu hướng khác hẳn với tiếng Indonesia. Đó chính là xu hướng đơn tiết hóa. Tiếng Êđê lại đơn tiết hóa bằng cách rơi rụng nguyên âm của tiền âm tiết để hình thành các tổ hợp phụ âm hay những phụ âm bật hơi. Bởi lẽ đó, có những tổ hợp phụ âm gồm một phụ âm tắc, hữu thanh (kể cả tắc, hữu thanh, tiền thanh hầu hóa

lẫn bình thường) với một phụ âm xát thanh hầu /-h/ vẫn được W. Lee coi là những phụ âm hữu thanh, bật hơi. Ngoài sự chuyển biến của các phụ âm, còn có cả sự luân chuyển biến hóa của các nguyên âm trong âm tiết hay nội bộ từ cũng như sự biến đổi của các phụ âm cuối âm tiết ở vị trí cuối từ căn. Kết quả so sánh từ vựng giữa hai ngôn ngữ này cho ta những cứ liệu để khẳng định nguồn gốc Austronesian đích thực của tiếng Êđê. [50, tr. 86]

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)