2.1. Quy trình nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn được tiến hành nghiên cứu theo quy trình như sau:
Bảng 2.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 2.2. Nguồn tài liệu và dữ liệu
Luận văn sử dụng số liệu sơ cấp và thứ cấp là các tài liệu đã công bố từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Các nguồn số liệu chủ yếu sau:
- Sách chuyên khảo
- Đề tài, luận văn liên quan đến luận văn - Các tạp chí, bài báo khoa học
- Các văn bản pháp luật của Quốc hội, các nghị quyết của Chính phủ
- Các quyết định, kế hoạch, văn bản quản lý, các báo cáo liên quan của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy, Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy...
Làm rõ nội dung quản lý dự án ĐTXDCB
Phân tích thực trạng quản lý dự án ĐTXDCB của Ban Quản lý dự án đầu tư
xây dựng quận Cầu Giấy
Nghiên cứu tài liệu Điều tra bằng bảng hỏi
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án ĐTXDCB của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng
quận Cầu Giấy
2.3. Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
2.3.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu
2.3.1.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu thứ cấp
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong chương 1 và chương 3. Chương 1, tác giả thu thập, phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố trong thời gian gần đây có nội dung liên quan đến quản lý dự án ĐTXDCB. Các tài liệu gồm văn bản pháp luật, sách, giáo trình, bài tạp chí khoa học, bài tham luận hội nghị, hội thảo, báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ... Bằng phương pháp này, tác giả tìm ra khoảng trống lý thuyết và thực tiễn để luận văn có thể nghiên cứu bổ sung, đóng góp. Từ đó tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý dự án ĐTXDCB, hình thành khung lý thuyết nghiên cứu. Chương 3, tác giả thu thập các số liệu về công tác quản lý dự án ĐTXDCB của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy. Các tài liệu gồm các báo cáo, thống kê của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy và các đơn vị có liên quan đến thực hiện dự án trong các năm 2014-2018.
Nội dung phương pháp: thu thập, sử dụng các dữ liệu của các tài liệu đã được công bố, lựa chọn và kế thừa những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Các bước thu thập dữ liệu thứ cấp gồm: 1) Xác định dữ liệu cần thiết cho luận văn, 2) xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ các nguồn bên trong, 3) tiến hành thu thập số liệu, 4) nghiên cứu chi tiết giá trị của số liệu, và 5) hình thành các số liệu thứ cấp cần thu thập phục vụ cho luận văn.
2.3.1.2. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu sơ cấp
Để xác định thực trạng công tác quản lý dự án ĐTXDCB của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi để tìm hiểu và lấy ý kiến đóng góp của cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy. Mục đích khảo sát là để thu thập được thông tin đánh giá sâu và đa chiều về công tác quản lý dự án ĐTXDCB của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng
quận Cầu Giấy, đồng thời định hướng giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án ĐTXDCB cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy trong các năm tới.
Quy mô khảo sát: Khảo sát được thực hiện chủ yếu là các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý dự án ĐTXDCB tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy nhằm đánh giá công tác quản lý dự án ĐTXDCB.
Nội dung khảo sát
Tác giả xây dựng bảng câu hỏi chi tiết về thực trạng công tác quản lý dự án ĐTXDCB, trong đó tập trung chủ yếu vào các công tác: 1) quản lý giai đoạn chuẩn bị dự án bao gồm quản lý công tác lập báo cáo dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật; quản lý công tác xây dựng phương án đền bù, giải phóng mặt bằng; quản lý công tác mời thầu và đấu thầu, 2) quản lý giai đoạn thực hiện dự án bao gồm quản lý thời gian và tiến độ thực hiện dự án; quản lý và giám sát chất lượng dự án; quản lý chi phí dự án và 3) quản lý giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác và sử dụng bao gồm quản lý nghiệm thu, bàn giao công trình; quyết toán vốn đầu tư và bảo hành công trình xây dựng cùng các vấn đề vướng mắc chủ yếu mà Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy gặp phải như cơ chế, hướng dẫn, phối hợp… Tác giả đưa ra sự đánh giá bằng thang đo Likert – mức thang đo khoảng mức độ đồng tình với quan điểm, ý kiến đưa ra. Sau mỗi phần câu hỏi, tác giả đều có phần câu hỏi vì sao đồng ý /không đồng ý để tác giả có sự tổng hợp, so sánh giữa kết quả đánh giá có được qua phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp với kết quả thu được từ phương pháp nghiên cứu định lượng. Câu hỏi chi tiết được trình bày ở phần phụ lục phiếu điều tra của luận văn.
Quy trình xử lý số liệu
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phương pháp luận, tác giả xây dựng nội dung cần khảo sát điều tra, thiết kế mẫu khảo sát, phiếu điều tra đồng thời thiết lập phần mềm thu thập dữ liệu thống kê và phân tích dữ liệu bằng công cụ MS Excel 2013. Tác giả tiến hành điều tra thực tế tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy, nhập kết quả thu được và trình xuất báo cáo, số liệu thống kê thực tế.
Số lượng bảng hỏi được phát ra là 50 phiếu. Tác giả chọn mẫu ngẫu nhiên.
Số lượng người được hỏi là 50 cán bộ. Tỷ lệ người được hỏi là nam giới là 27 cán bộ (chiếm 54%), nữ giới là 23 (chiếm 46%). Độ tuổi trung bình những người được hỏi là 32,5 tuổi. Thời gian phát phiếu và nhận phiếu trong vòng 02 tuần (từ 15/4/2019 đến 27/4/2019). Bằng phương pháp này, tác giả thu thập được những thông tin có liên quan đến mức độ hài lòng, đánh giá của cán bộ đối với công tác quản lý dự án ĐTXDCB của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy trong những năm qua. Kết quả khảo sát, tác giả phân tích trong nội dung chương 3.
Dựa trên các nguồn dữ liệu thu thập được, các kết quả điều tra, số liệu đã có từ những nghiên cứu trước, phân tích định tính các vấn đề liên quan đến công tác quản lý dự án ĐTXDCB, tác giả đánh giá xem xét trên các khía cạnh khoa học về quản lý dự án ĐTXDCB, từ đó đưa ra những đánh giá, đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiễn của công tác quản lý dự án ĐTXDCB tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy.
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê
Phương pháp được sử dụng chủ yếu trong chương 3 – Thực trạng quản lý dự án ĐTXDCB của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy. Cụ thể tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá những khâu quản lý tốt, khâu quản lý chưa tốt để từ đó có cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án ĐTXDCB cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy.
2.3.3. Phương pháp so sánh
Được sử dụng trong chương 4, tác giả làm rõ sự giống và khác nhau của vấn đề nghiên cứu qua các năm, tính toán tỷ lệ phần trăm các nhân tố liên quan, tác động đến công tác quản lý dự án ĐTXDCB để từ đó đưa ra các nhận định, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án ĐTXDCB của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy. Trong quá trình thu thập dữ liệu, tác giả thường xuyên tham khảo các lý thuyết và các phạm trù liên quan, phân tích tổng hợp được thực hiện khi tất cả các công việc thu thập dữ liệu đã hoàn tất. Sau đó tác giả so sánh các trường hợp, tìm ra sự tương đồng và khác biệt, tiến hành tổng hợp, so sánh các kết quả thực tế và lý thuyết để đưa ra các nhận định và phân tích sâu.
Chương 3