Quản lý giai đoạn chuẩn bị dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy (Trang 58 - 67)

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG QUẬN CẦU GIẤY

3.2. Tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy

3.2.1. Quản lý giai đoạn chuẩn bị dự án

Bảng 3.3: Các n i dung quản lý giai đoạn chuẩn bị dự án của BQLDA

STT Các giai đoạn N i dung quản lý

1 Giai đoạn hình thành và phát triển

- Lập Báo cáo dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật - Đánh giá hiệu quả dự án và xác định tổng mức đầu tư - Xây dựng phương án đền bù, giải phóng mặt bằng

- Xây dựng và biên soạn toàn bộ công việc của công tác quản lý dự án theo từng giai đoạn của quản lý đầu tư xây dựng công trình 2 Giai đoạn tiền thi - Điều hành quản lý chung dự án

công - Tư vấn, tuyển chọn nhà thầu thiết kế và các nhà tư vấn phụ

- Quản lý các hợp đồng tư vấn (soạn thảo hợp đồng, phương thức thanh toán

- Triển khai công tác thiết kế và các thủ tục xin phê duyệt - Xác định dự toán, tổng dự toán công trình

- Thẩm định dự toán, tổng hợp dự toán - Lập hồ sơ mời thầu và hồ sơ đấu thầu

(Nguồn: BQLDA và tổng hợp của tác giả) Trên cơ sở qui hoạch đã được phê duyệt, các dự án đầu tư được thông qua phải là dự án đáp ứng được yêu cầu trong qui hoạch, kế hoạch. Những vấn đề phát sinh trong dự án phải có ý kiến chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo UBND quận Cầu Giấy hoặc nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận chấp thuận thông qua. Trong các công việc chính của giai đoạn chuẩn bị đầu tư, BQLDA luôn chủ động cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho các đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế để lập ra các nhiệm vụ phù hợp với mục tiêu, chủ đầu tư dự án. Các cán bộ quản lý dự án có sự làm việc phối hợp với các đơn vị tư vấn để lựa chọn phương án tối ưu nhất. Trên cơ sở các kết quả sơ bộ được tạo lập ra, cán bộ quản lý dự án kiểm tra và phối hợp với đơn vị tư vấn để chuyển đến các đơn vị thẩm định. Chuẩn bị dự án có ý nghĩa quyết định, bắt đầu vòng đời của một dự án. Xác định như vậy nên BQLDA luôn kiểm soát chất lượng lập dự án, đảm bảo tính chính xác và khả thi của dự án nhằm thuyết phục được các cơ quan có thẩm quyền. Để quản lý tốt giai đoạn chuẩn bị dự án, BQLDA cố gắng kiểm soát chất lượng từ khâu chọn lựa đơn vị tư vấn, đồng thời luôn giám sát, đôn đốc và hỗ trợ công tác của đơn vị tư vấn để đảm bảo tiến độ, chất lượng khảo sát, lập dự án.

Bảng 3.4: Ý kiến đánh giá công tác quản lý giai đoạn chuẩn bị dự án của BQLDA

N i dung Đồng ý Không

đồng ý

Không có ý kiến B1 BQLDA quản lý giai đoạn chuẩn bị dự án đúng

theo các quy định của pháp luật, đúng quy trình, thủ tục

80% 8% 12%

B2 BQLDA quản lý giai đoạn chuẩn bị dự án hiệu quả

48% 36% 16%

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Kết quả khảo sát cho thấy, 80% ý kiến khảo sát đồng ý với nhận định rằng BQLDA quản lý giai đoạn chuẩn bị đầu tư đúng theo các quy định của pháp luật, đúng quy trình, thủ tục, 8% không đồng ý và 12% không có ý kiến với nhận định trên. Tuy nhiên chỉ có 48% ý kiến đồng ý rằng BQLDA quản lý giai đoạn chuẩn bị đầu tư hiệu quả, 36% không đồng ý với nhận định này và 16% không có ý kiến.

Tìm hiểu nguyên nhân BQLDA quản lý giai đoạn chuẩn bị đầu tư chưa hiệu quả, thu được 32% ý kiến cho rằng do công tác lập báo cáo dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế công trình; 24% ý kiến cho rằng do công tác xây dựng phương án đền bù, giải phóng mặt bằng và 44% ý kiến cho rằng do công tác mời thầu và đấu thầu. Thực tế các công tác này của BQLDA giai đoạn 2014-2018 như sau:

3.2.1.1. Công tác lập báo cáo dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế thi công BQLDA nghiên cứu bản đồ địa hình 1/50.000, khảo sát hiện trường, phối hợp với các ban ngành để lập đề cương khảo sát, thiết kế quy mô theo quy định của Luật Xây dựng, gửi phòng Quản lý đô thị quận Cầu Giấy thẩm định, trình UBND quận Cầu Giấy phê duyệt đề cương khảo sát để làm cơ sở cho việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.

Sau khi lựa chọn được nhà thầu khảo sát xây dựng, BQLDA ký hợp đồng khảo sát, lập báo cáo dự án đầu tư với nhà thầu, giám sát việc khảo sát, lập dự án đầu tư theo đề cương đã được phê duyệt, giám sát các theo các tiêu chuẩn hiện hành.

Chi phí khảo sát được áp dụng theo đơn giá của thành phố Hà Nội. BQLDA phân công cán bộ chuyên môn kiểm tra báo cáo dự án đầu tư, gửi phòng Tài chính – kế hoạch quận Cầu Giấy thẩm định, trình UBND quận Cầu Giấy phê duyệt, ra quyết định phê duyệt dự án.

Sau khi có quyết định phê duyệt dự án, BQLDA tổ chức đấu thầu thiết kế thiết kế bản vẽ thi công – tổng dự toán. Quy trình đấu thầu thực hiện các bước như trên. Bản vẽ thiết kế và tổng dự toán phải phù hợp với thiết kế cơ sở và báo cáo kinh tế kỹ thuật đã được phê duyệt. BQLDA thuê nhà thầu kiểm định có năng lực thẩm tra thiết kế, gửi thẩm định và phê duyệt tổng dự toán.

Sau khi có quyết định phê duyệt thiết kế thi công và tổng dự toán, BQLDA xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức đấu thầu các gói thầu xây lắp, thầu cung ứng thiết bị.

Bảng 3.5: Ý kiến đánh giá công tác lập báo cáo dự án đầu tƣ, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế công trình của BQLDA

N i dung Đồng ý Không

đồng ý

Không có ý kiến B4 Công tác lập báo cáo dự án đầu tư, báo cáo kinh

tế kỹ thuật, thiết kế công trình thể hiện đúng chủ trương, quy hoạch, tính toán đầy đủ, chính xác

48% 40% 12%

(Nguồn: Kết quả khảo sát) Công tác lập báo cáo dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế công trình nhận được đánh giá chưa cao của người được khảo sát, có tới 40% người được hỏi không đồng ý rằng công tác lập báo cáo dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế công trình được thể hiện đúng chủ trương, quy hoạch, tính toán đầy đủ, chính xác;

12% không đồng ý và 48% đồng ý với ý kiến trên. Thực tế giai đoạn 2014-2018 có một số tình trạng như sau:

- Một số dự án tiến hành khảo sát chưa đầy đủ, kết quả khảo sát chưa chính xác, số liệu khảo sát thiếu chuẩn xác… khiến cho quá trình thi công phát sinh, bổ sung thêm hạng mục, nội dung đầu tư. Theo báo cáo hàng năm của BQLDA, 21/385 dự án phải bổ sung, điều chỉnh hạng mục thiết kế chiếm khoảng 5,5% tổng số dự án.

- Một số dự án (14/385 dự án, tương đương 3,6% tổng số dự án) phải thay đổi thiết kế do đơn vị nhà thầu thiết kế làm việc chưa hiệu quả, dập khuôn, thiếu sáng tạo nên đã thiết kế, tính toán thiếu chuẩn xác, thiết kế chưa hợp lý và thiếu thực tế.

Tất cả những thay đổi trên làm tổng dự toán phải điều chỉnh thay đổi, công tác thẩm định phải tiến hành nhiều lần, thời gian chuẩn bị dự án bị kéo dài.

3.2.1.2. Công tác xây dựng phương án đền bù, giải phóng mặt bằng

Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng dự án được xây dựng theo quy định của Luật Đất đai và các quy định hiện hành. Quy trình thực hiện như sau:

- BQLDA tham mưu và trình UBND quận Cầu Giấy /UBND thành phố Hà Nội thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng.

- Tổ chức mời thầu, đấu thầu nhà thầu khảo sát xây dựng, cắm mốc phục vụ công tác GPMB.

- Xin cấp phép, giao đất đến từng hộ dân, lập phương án đền bù cụ thể cho

- Trình phê duyệt phương án đền bù, GPMB tổng thể và chi tiết.

- Thông báo, tổ chức gặp mặt, làm việc với chính quyền địa phương và các hộ dân.

- Chi trả đền bù cho các hộ dân theo phương án đền bù, GPMB đã được phê duyệt.

- Bàn giao mặt bằng cho nhà thầu xây lắp.

Trong thực tế, một tỷ lệ không nhỏ dự án có tiến độ GPMB chậm, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý giai đoạn chuẩn bị dự án nói chung.

Bảng 3.6: Thống kê kết quả giải phóng mặt bằng của các dự án ĐTXDCB giai đoạn 2014-2018

Năm Tổng số dự án

Số dự án GPMB đúng tiến đ Số dự án GPMB chậm tiến đ

Số dự án Tỷ lệ Số dự án Tỷ lệ

2014 75 67 89,3% 8 10,7%

2015 86 76 88,4% 10 11,6%

2016 93 80 86% 13 14%

2017 69 63 91,3% 6 8,7%

2018 62 57 91,9% 5 8,1%

Tổng 385 343 89,1% 42 10,9%

(Nguồn: BQLDA và tổng hợp của tác giả) Số liệu bảng thống kê cho thấy: giai đoạn 2014-2018, số dự án GPMB chậm tiến độ chiếm tỷ lệ từ 8,1% đến 14%. Năm 2016, BQLDA quản lý số dự án ĐTXDCB nhiều nhất, cũng là năm có số dự án GPMB chậm tiến độ nhiều nhất (13 dự án, tương đương 14% tổng số dự án/năm). Các năm 2017, 2018 số dự án chậm tiến độ giảm xuống, lần lượt còn 8,7% và 8,1% tổng số dự án của năm. Từ năm 2015 đến nay, tỉ lệ số dự án GPMB chậm tiến độ/tổng số dự án giảm từ 11,6% năm 2015 xuống còn 8,1% năm 2018. Như vậy có thể thấy BQLDA đã phần nào cải thiện được việc chậm tiến độ trong công tác GPMB, tuy nhiên trong thời gian tới, BQLDA vẫn cần có những biện pháp khắc phục tình trạng này.

Bảng 3.7: Ý kiến đánh giá về công tác xây dựng phương án đền bù, giải phóng mặt bằng của BQLDA

N i dung Số lƣợng Tỷ lệ

1 Tuân thủ các quy định của pháp luật 44 88%

2 Thỏa mãn người dân 18 36%

3 Đúng tiến độ 29 58%

Khảo sát về công tác xây dựng phương án đền bù, giải phóng mặt bằng của BQLDA thu được kết quả: 88% ý kiến đồng ý với nhận định Xây dựng phương án đền bù, giải phóng mặt bằng tuân thủ đúng quy định của pháp luật, chỉ có 36% ý kiến cho rằng xây dựng phương án đền bù, giải phóng mặt bằng thỏa mãn người dân và 58% ý kiến cho rằng công tác giải phóng mặt bằng đúng tiến độ. Nguyên nhân của việc GPMB chậm tiến độ là do chính sách đất, đơn giá đền bù, đặc biệt là giá đất ở chưa phù hợp với giá cả thị trường nhất là đối với các hộ dân có cửa hàng kinh doanh bị di chuyển. Một nguyên nhân nữa khiến cho công tác GPMB chậm tiến độ là do BQLDA chưa chú trọng công tác tuyên truyền ban đầu cho người dân nên chưa nhận được sự hợp tác của người dân trong GPMB và ủng hộ của người dân trong thực hiện dự án ĐTXDCB. Trong thời gian tới, BQLDA cần chú trọng và thực hiện hiệu quả hơn công tác tuyên truyền, vận động người dân.

3.2.1.3. Công tác mời thầu và đấu thầu

Bảng 3.8: Quy trình tổ chức thực hiện dự án

(Nguồn: UBND quận Cầu Giấy và tổng hợp của tác giả) Nhìn vào sơ đồ tổ chức thực hiện dự án có thể thấy tất cả mọi công đoạn từ tư vấn đến xây lắp xây dựng công trình đều do các nhà thầu thực hiện. Trên cơ sở

BQLDA UBND thành phố,

UBND quận quyết định đầu tƣ

Cơ quan quản lý nh nước

Tư vấn quản lý dự án

Các nhà thầu tư vấn Các nhà thầu xây lắp

và cung ứng thiết bị

Nhà thầu khảo sát xây dựng

Nhà thầu thiết kế

Nhà thầu tư vấn giám

sát

Nhà thầu kiểm định độc lập

Nhà thầu tư vấn khác

Các nhà thầu xây lắp

Các nhà thầu cung ứng thiết

bị Các nhà

thầu phụ xây lắp

Các nhà thầu phụ cung ứng

thiết bị

cạnh tranh giữa các nhà thầu, chất lượng và hiệu quả đầu tư sẽ được nâng cao, xây dựng được những công trình có chất lượng, hiệu quả, chi phí hợp lý đóng góp vào sự phát triển của quận Cầu Giấy. Xác định như vậy nên BQLDA chú trọng thực hiện quản lý chất lượng nhà thầu ngay từ khâu lựa chọn đơn vị tư vấn và các nhà thầu thực hiện dự án. Việc tổ chức mời thầu. lựa chọn nhà thầu tuân thủ các quy định của pháp luật. Quy trình tổ chức đấu thầu được BQLDA thực hiện theo bảng 3.9 như sau:

Bảng 3.9: Quy trình tổ chức đấu thầu Các bước thực hiện B1

B2

B3

B4

B5

B6

B7

B8

B9

B10

B11

B12

(Nguồn: BQLDA và tổng hợp của tác giả) Phê duyệt kết quả đấu thầu

Thông báo kết quả đấu thầu

Thỏa thuận và ký hợp đồng với đơn vị trúng thầu

Thực hiện hợp đồng

Phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư

Lập kế hoạch đấu thầu, trình phê duyệt

Phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Thông báo kế hoạch đấu thầu

Lập hồ sơ mời thầu, trình phê duyệt

Phê duyệt hồ sơ mời thầu

Thông báo mời thầu

Tổ chức đấu thầu, trình phê duyệt kết quả đấu thầu

Trong khoảng thời gian 2014-2018, BQLDA đã tiến hành đấu thầu nhiều hạng mục cho tất cả các dự án, số liệu cụ thể theo biểu đồ như sau:

Hình 3.1: Các hình thức lựa chọn nhà thầu giai đoạn 2014-2018

21 54

19 67

18 75

7 62

12 50

0 10 20 30 40 50 60 70 80

2014 2015 2016 2017 2018

Rộng rãi Chỉ định thầu Hạn chế

(Nguồn:BQLDA và tổng hợp của tác giả) Biểu đồ cho thấy, giai đoạn 2014-2018, hai hình thức lựa chọn nhà thầu được BQLDA thực hiện là lựa chọn nhà thầu rộng rãi và chỉ định thầu. Số dự án chỉ định thầu cao hơn số dự án lựa chọn nhà thầu rộng rãi. Cụ thể, năm 2014, số dự án chỉ định thầu cao gấp 2,57 lần số dự án lựa chọn nhà thầu rộng rãi. Các năm 2015, 2016, 2017, 2018 con số này lần lượt là 3,53; 4,17; 8,86 và 4,17. Số dự án lựa chọn nhà thầu rộng rãi chỉ chiếm từ 10,1% (năm 2017) đến 28% (năm 2014) trên tổng số dự án. Số dự án chỉ định thầu chiếm từ 72% đến 89,9% và có xu hướng gia tăng qua các năm từ 2014-2017, lần lượt là 72%, 77,9%, 80,6%, 89,9%. Đến năm 2018, số dự án chỉ định thầu giảm còn 80,6%/tổng số dự án. Tỉ lệ chỉ định thầu như vậy là rất cao. Theo quy định, gói thầu có giá trị trong hạn mực được áp dụng chỉ định thầu bao gồm: 1) Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công; và 2) Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên. Để phù hợp với quy định, BQLDA đã chia nhỏ các gói thầu để thuận lợi chỉ định thầu. Việc làm

này cho thấy sự thiếu quan tâm và trách nhiệm của BQLDA dẫn đến làm giảm hiệu quả, tính minh bạch, cạnh tranh lành mạnh trong công tác đấu thầu.

Bảng 3.10: Ý kiến đánh giá công tác mời thầu v đấu thầu của BQLDA

N i dung Số lƣợng Tỷ lệ

1 Tuân thủ các quy định của pháp luật 41 82%

2 Mời thầu công khai trên phương tiện thông tin đại chúng 47 94%

3 Đấu thầu cạnh tranh cao 17 34%

4 Lựa chọn được nhà thầu có năng lực 26 52%

(Nguồn: Kết quả khảo sát) Kết quả khảo sát thu được: 82% ý kiến cho rằng công tác mời thầu và đấu thầu của BQLDA tuân thủ các quy định của pháp luật, 94% ý kiến đồng ý công tác mời thầu công khai trên phương tiện thông tin đại chúng nhưng chỉ có 34% ý kiến đồng ý rằng Công tác đấu thầu cạnh tranh cao, và 52% ý kiến đồng ý BQLDA lựa chọn được nhà thầu có năng lực. Có thể thấy người được hỏi đánh giá cao việc mời thầu và đấu thầu tuân thủ các quy định của pháp luật và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tìm hiểu thực tế, BQLDA tổ chức mời thầu và đấu thầu theo Luật Đấu thầu năm 2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Công tác mời thầu, BQLDA cung cấp và đăng tải thông tin lên mạng đấu thầu quốc gia và báo đấu thầu. Quy trình đấu thầu BQLDA thực hiện theo đúng các quy định nên dễ hiểu công tác này được người được khảo sát đánh giá cao. Tuy nhiên, không nhiều người đánh giá đấu thầu cạnh tranh và lựa chọn được nhà thầu có năng lực. Kết quả này là phù hợp vì như trên đã trình bày, BQLDA lựa chọn nhà thầu đa số theo hình thức chỉ định thầu, tỉ lệ đấu thầu rộng rãi thấp. Việc chỉ định thầu khó có thể lựa chọn được nhà thầu có năng lực nhất, làm mất đi sự cạnh tranh công bằng. Vì vậy, BQLDA cần hoàn thiện công tác mời thầu và đấu thầu, giảm chỉ định thầu, tăng lựa chọn nhà thầu rộng rãi để lựa chọn được các nhà thầu tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)