Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 24 - 29)

1.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và yêu cầu đối với nguồn nhân lực

1.2.1. Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển nền nông nghiệp truyền thống thành nền nông nghiệp hiện đại. Quá trình này thực chất là:

đổi mới và hiện đại hoá công nghệ sản xuất; đổi mới và hiện đại hoá quản lý sản xuất kinh doanh; nâng cao chất lượng và hoàn thiện cơ cấu lực lượng lao động ngành nông nghiệp. Đó cũng là quá trình làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, cơ cấu sản xuất, hình thức tổ chức quản lý sản xuất nhằm xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá với kĩ thuật công nghệ tiên tiến, có sức cạnh tranh cao và đảm bảo phát triển bền vững.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là quá trình thay đổi căn bản phương thức hoạt động, cơ cấu kinh tế của nông thôn và thay đổi căn bản tầng lớp gắn liền với sản xuất nông nghiệp là nông dân, biến người nông dân truyền thống thành người nông dân hiện đại, có tri thức, có kĩ thuật, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn diễn ra đồng thời với hai quá trình: thứ nhất, quá trình đô thị hoá làm thu hẹp nông thôn do một phần lãnh thổ nông thôn chuyển thành đô thị; thứ hai, thay đổi bản thân xã hội nông thôn trên nhiều phương diện khác nhau như phương thức sản xuất, tổ chức dân cư, phương thức sinh hoạt văn hoá, xã hội, tổ chức cung cấp các dịch vụ kinh tế và xã hội. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn sẽ làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, mà xu hướng cơ bản là chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

nông thôn sẽ làm thay đổi lề lối làm việc, nếp nghĩ, tư duy kinh tế và cách ứng xử văn minh, hiện đại của người nông dân.

Tuy nhiên, do sự gắn kết chặt chẽ có tính hữu cơ của nông nghiệp và nông thôn và do tầm quan trọng của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở nước ta nên 2 quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá này phải được tiến hành đồng thời và thực tế là không thể tách rời nhau. Nông thôn là địa bàn của nông nghiệp, còn nông nghiệp là bộ phận cấu thành quan trọng nhất, có vị trí hàng đầu trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn. Thực trạng hiện nay ở nước ta là kinh tế nông thôn là nền kinh tế nông nghiệp và văn minh nông thôn là văn minh nông nghiệp, văn minh lúa nước. Chính vì vậy, việc kết hợp chặt chẽ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn mang những đặc điểm sau:

Một là, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở đảm bảo an toàn lương thực quốc gia. Trước hết, để chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp phải hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn để có điều kiện ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tính hàng hóa cao; chuyên canh để có nông sản hàng hóa nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản, bao gồm cả lâm sản và thuỷ, hải sản, ưu tiên phát triển các cây trồng và vật nuôi có quy mô xuất khẩu tương đối lớn và thị trường ổn định, đặc biệt coi trọng các sản phẩm quý hiếm quốc gia có lợi thế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải hướng tới nâng tỷ trọng và tốc độ phát triển của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn góp phần phân công lại lao động ở nông thôn theo hướng giảm lao động thuần nông, tăng lao động trong những ngành phi nông nghiệp trên cơ sở phát triển các ngành nghề, làng truyền thống và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công

khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân v.v... Muốn vậy phải tăng tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, ưu đãi, khuyến khích mọi người dân, mọi thành phần kinh tế và đầu tư nước ngoài phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn nhằm phát triển kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập ở nông thôn. Xây dựng những khu công nghiệp quy mô nhỏ, các trung tâm kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn . Trong phát triển công nghiệp nông thôn thì phải đặc biệt chú ý phát triển công nghiệp chế biến nông sản để đảm bảo tiêu thụ nông sản cho nông dân. Hiện nay, nhiều cơ sở chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp, kể cả cơ sở quy mô lớn, thiết bị và công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả thấp, chưa làm được vai trò là người bao mua tin cậy của nông dân, chưa có cơ chế hợp lý để gắn lợi ích của các nhà máy chế biến với lợi ích của nông dân, các hộ nông dân sản xuất nguyên liệu thường phải chịu thiệt thòi, thậm chí thua lỗ. Vì vậy, việc ưu tiên đầu tư nâng cấp, mở rộng các kho chứa, thiết bị phơi sấy, bảo quản sau thu hoạch, các cơ sở chế biến thuộc các thành phần kinh tế trong nông nghiệp đi đôi với chấn chỉnh hoạt động theo hướng gắn kết hài hòa hiệu quả của nhà máy với lợi ích của nông dân, phải được coi là yêu cầu quan trọng để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân và nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu.

Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp nông thôn theo sở trường, thế mạnh về năng lực và bàn tay khéo léo của người Việt Nam, phù hợp với nhu cầu thị trường. Công nghiệp và dịch vụ sẽ là những ngành kinh tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kinh tế nông thôn.

Hai là, về nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ: Trong nông nghiệp, nông thôn, việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ chính là việc thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, tăng nhanh trang bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất nông nghiệp và nông thôn, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho nông dân. Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy mạnh sản xuất và

sử dụng sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp. Coi công nghệ sinh học và công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch nông - lâm - thủy, hải sản để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của hàng nông sản là nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Lựa chọn và nhanh chóng tiếp thu những công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến ở những khâu, những ngành then chốt, có ý nghĩa quyết định và tác động trực tiếp đến việc đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ của nhiều ngành khác.

Ba là về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: Nét đặc trưng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là phải ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, hệ thống điện, hệ thống thông tin tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các vùng. Trong đó, phát triển hệ thống thuỷ lợi theo hướng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt và cải thiện môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai. Áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ tưới - tiêu tiết kiệm nước trong việc xây dựng và quản lý công trình thuỷ lợi. Phát triển các tổ chức hợp tác dùng nước và quản lý thuỷ nông của nông dân. Phát triển mạnh mẽ mạng lưới giao thông theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” để phát triển nhanh hệ thống giao thông nông thôn; nâng cấp các tuyến đường đã có, từng bước cứng hoá mặt đường, xây dựng cầu, cống vĩnh cửu và xoá bỏ "cầu khỉ", phục vụ cho vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. Phát triển hệ thống điện nhằm cung cấp có hiệu quả, chất lượng cao điện cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn. Phát triển các dịch vụ bưu chính, viễn thông và các điểm văn hoá đến tất cả các xã, phát triển hệ thống thông tin nông nghiệp hiện đại; từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp và nông thôn.

Ngoài ra về cơ sở hạ tầng xã hội, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn cũng tập trung phát triển các yếu tố về giáo dục, y tế, văn hoá… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên nét đặc thù ở đây là: Trong văn hoá, đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, xã văn hoá, phục hồi và phát triển văn hoá truyền thống, phát huy tình làng, nghĩa xóm, sự giúp đỡ và hỗ trợ nhau phát triển trong cộng đồng dân cư nông thôn. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hoá, bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, đáp ứng yêu cầu hưởng thụ và phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân dân. Phát triển công tác thông tin đại chúng và các hoạt động văn hoá, khuyến khích, động viên những nhân tố mới, kịp thời phê phán các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xây dựng lối sống lành mạnh, bảo vệ thuần phong mỹ tục ở nông thôn. Về phát triển giáo dục, y tếđáng chú ý là phải tăng cường về số lượng đi đôi với nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục, y tế phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở nông thôn. Đầu tư cho giáo dục - đào tạo, tạo điều kiện để người nghèo ở nông thôn được học tập, có chính sách tuyển chọn người giỏi để đào tạo cán bộ, công nhân phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Từ những đặc điểm trên, có thể nói quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và phát triển nguồn nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những thành tựu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo ra những điều kiện vật chất quan trọng cho phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra những nhiệm vụ rất lớn đối với việc phát triển nguồn nhân lực, đó là phải đáp ứng tốt hơn yêu cầu áp dụng và sáng tạo khoa học công nghệ, áp dụng các phương pháp sản xuất mới, phương pháp quản lý mới, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn và trong nội bộ ngành nông nghiệp. Trong phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cần tập trung tăng

cường đội ngũ lao động có chuyên môn kĩ thuật, đội ngũ doanh nhân, các nhà quản lý, các nhà khoa học cả về kiến thức, kĩ năng, phong cách và thể lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)