Bài học rút ra cho Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 40 - 62)

1.4. Kinh nghiệm của một số n-ớc về phát triển nguồn nhân lực

1.4.2. Bài học rút ra cho Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Từ kinh nghiệm của các nước nêu trên có thể rút ra một số bài học bổ ích sau đây cho Việt Nam:

Thứ nhất, đào tạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phải đi trước một bước tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hàn Quốc, Đài Loan, những nước đã rất thành công trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn do đã làm tốt khâu chuẩn bị nhân lực này.

Thứ hai, coi trọng đào tạo nhân lực chát lượng cao là một trong những yếu tố để nâng cao hiệu quả thực thi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhờ đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao mà Nhật Bản và Hàn Quốc đã nâng cao được năng suất lao động nông nghiệp, áp dụng nhiều thành tựu khoa học vào sản xuất nông nghiệp, nhất là cơ giới hóa và sinh học hóa. Các thành tựu đó vừa giúp nâng cao thu nhập cho nông dân, vừa tạo động lực công nghiệp hóa nhanh.

Thứ ba, trong đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cần chú trọng cơ cấu cân đối giữa các ngành nghề, nhất là cơ cấu đòa tạo nghề và đào tạo đại học, cơ cấu giữa các ngành kỹ thuật và các ngành nhân văn… Malaysia, do không chú ý đúng mức đến cơ cấu đào tạo nên đã gây ra tình trạng không tương hợp giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng.

Thứ tư, cần tận dụng mọi hình thức đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhất là tăng cường đào

tạo tại chỗ, đào tạo theo chứng chỉ và đào tạo theo nhu cầu để cho những người đang làm việc có thể bổ sung kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Thứ năm, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo lao động nông nghiệp theo một chiến lược dài hạn để không chỉ hỗ trợ thích đáng nông dân mà còn tạo điều kiện co công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bền vững. Nhật bản đã khá thành công trong lĩnh vực này.

Chương 2

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

2.1. Thực trạng nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng sau hơn 10 năm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

2.1.1. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

Dân số và nguồn nhân lực là vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau. Sự thay đổi của quy mô, tốc độ phát triển dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô tốc độ phát triển của nguồn nhân lực. Tính đến năm 2007, quy mô dân số nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng khoảng gần 14 triệu người (chiếm 74,9% dân số toàn vùng). Sau hơn 10 năm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ tỷ trọng dân số nông thôn của vùng có xu hướng giảm nhưng với tốc độ rất chậm, bình quân hàng năm giảm 0,57%. Ngoại trừ 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng, cho đến năm 2007, các tỉnh còn lại của vùng đồng bằng sông Hồng đều là các tỉnh có tỷ lệ dân số nông thôn chiếm từ 80% trở lên, đặc biệt là các tỉnh thuần nông như Thái Bình là 92,58%, Hà Nam là 90,15% (Bảng 2.1.1).

Các số liệu sau cho thấy, nếu xét theo tỷ trọng dân số thì đến nay đối với Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng, nông thôn vẫn là khu vực có tiềm năng cung cấp nguồn lao động cho xã hội nhiều nhất, nhưng đồng thời nó cũng rất có thể là khu vực có nguy cơ thiếu việc làm gay gắt nhất.

Bảng 2.1.1. Tỷ lệ dân số nông thôn Đồng bằng sông Hồng (1996 - 2007) Đơn vị tính: %

1996 1998 2000 2002 2004 2006 2007

Cả n-ớc 78,9 76,9 75,8 74,9 73,5 72,9 72,6

§BSH 82,7 80,5 79,8 78,8 75,5 75,4 74,9

Hà Nội 46,1 42,9 42,1 41,3 35,1 34,8 33,7

Vĩnh Phúc 92,1 90,2 89,3 88,8 86,1 85,6 82,8 Bắc Ninh 95,0 90,6 90,5 89,7 86,9 86,8 86,8

Hà Tây 92,7 92,2 92,0 91,6 89,8 89,6 89,5

Hải D-ơng 91,0 86,3 85,9 85,2 84,5 84,4 84,4 Hải Phòng 67,2 66,4 65,0 63,5 54,5 59,6 59,5 H-ng Yên 96,1 91,5 90,6 90,0 89,0 88,9 88,9 Thái Bình 94,5 94,3 94,2 93,9 92,8 92,6 92,6

Hà Nam 92,5 92,1 92,0 91,6 90,4 90,2 90,2

Nam Định 87,9 87,7 87,3 86,8 84,5 83,9 83,8 Ninh B×nh 90,9 87,3 86,9 86,2 86,4 84,7 84,1

Nguồn: Tổng cục thống kê (2008), Niên giám thống kê (1996-2007), Nxb.

Thống kê, Hà Nội.

Nhờ thực hiện có hiệu quả chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, chính sách y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, mức sống dân c- đ-ợc cải thiện và tuổi thọ kéo dài đã dẫn đến những thay đổi đáng kể về quy mô và cơ cấu dân số nông thôn của vùng, kéo theo những biến động về nguồn lao động và lực l-ợng lao động. Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế trong dân số nông thôn của vùng tăng từ 44,4% năm 1996 lên 56,9% năm 2005. Do đó lực l-ợng lao

động nông thôn của vùng cũng tăng lên, về quy mô, từ năm 1996 đến 2005 tăng thêm gần 1.8 triệu ng-ời, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn 200 nghìn lao động.

Biểu đồ 2.1.1. Dân số và nguồn lao động nông thôn đồng bằng sông Hồng 1996 -2005 (ngh×n ng-êi)

13513.6 13445.8 13594.5 13794.1

13463.7 13672

6004.8

6906.1 7273.7 7403.7 7797.1 7786.6

1726.9 2080.5 2155.8

2853.6 2604.8 2681.9

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000

1996 1998 2000 2003 2004 2005

Tổng dân số nông thôn

§BSH

Dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế (LLL§)

Dân số từ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế

Nguồn: Điều tra lao động việc làm hàng năm 1996 - 2005, Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội.

Tỷ lệ dân số tham gia lực lượng lao động của nông thôn đồng bằng sông Hồng năm 1996 là 77,7%, năm 2005 là 74,4%. Như vậy, tỷ lệ dân số tham gia lực lượng lao động của nông thôn đồng bằng sông Hồng trong những năm qua có xu hướng giảm. Thực trạng này được lý giải bằng số người từ 15 tuổi trở lên không tham gia hoạt động kinh tế vì lí do đang đi học có xu hướng ngày càng tăng, năm 1996 chiếm 29,75%, đến năm 2005 con số này là 42,02%. Điều đó có nghĩa là tiềm năng về lao động có trình độ văn hoá và chuyên môn kĩ thuật của lao động nông thôn trong vùng sẽ ngày càng nâng cao. Đây là chuyển biến tích cực trong cơ cấu lao động nông thôn của vùng.

2.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

Nếu xét trên góc độ trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật và thể lực của người lao động, có thể nói rằng vẫn còn khoảng cách khá xa về mặt chất lượng lao động giữa nông thôn và thành thị. Khoảng cách này lớn hơn khi xem xét ở các loại lao động có trình độ cao.

- Về trình độ học vấn.

Vùng nông thôn Đồng bằng sông Hồng là vùng có bước phát triển giáo dục cao nhất của cả nước. Tỷ lệ không biết chữ của lực lượng lao động nông thôn đồng bằng sông Hồng đã giảm dần qua các năm từ 1,79% năm 1996, đến năm 2005 chỉ còn 0,66%. Đây là tỉ lệ thấp nhất trong nông thôn cả nước. Đặc biệt, đến năm 2005, có tới 75,75% số người từ 15 tuổi trở lên có trình độ trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông, trong đó tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung học phổ thông là 19,74%, mức cao nhất cả nước. Năm 2005, chỉ còn 5,44% số người từ 15 tuổi trở lên có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống, giảm đáng kể so với năm 1996 với tỷ lệ tương ứng là 11,43% (Bảng 2.1.2). Đây thực sự là một thế mạnh về nguồn nhân lực của nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, trái với vùng đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù cũng có nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ văn hoá của lực lượng lao động nông thôn vùng này lại thấp hơn nhiều.

Xét riêng các tỉnh, ở Hà Nội, tỷ lệ người chưa biết chữ chỉ chiếm 0,17%, tập trung chủ yếu ở ngoại thành và người cao tuổi. Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước hoàn thành phổ cập tiểu học, phổ cập trung học cơ sở, đang phấn đấu tiến tới phổ cập trung học phổ thông. Ở Bắc Ninh 99% số người lao động biết chữ, trong đó có 40% đã tốt nghiệp trung học cơ sở và 13% tốt nghiệp trung học phổ thông, bình quân có 2533 học sinh trên 1 vạn dân. Tỉnh Hà Nam có 99,8% trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học, 90% trẻ em trong độ tuổi đi học trung học. Người dân Hải Dương có trình độ dân trí và học vấn tương đối cao, tỷ

lệ người chưa biết chữ chỉ chiếm 4,97% dân số, số năm đi học trung bình của dân cư là 6,9 năm. Ở Nam Định, 100% số xã có trường tiểu học và trung học cơ sở, cứ 1 vạn dân có 2305 học sinh phổ thông và 76 giáo viên, số dân đi học tăng gần 5%/năm. Tỉnh Ninh Bình số người biết đọc, biết viết trở lên đạt 92,07% dân số, số người mù chữ chỉ còn 1,22%, số người có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên chiếm 68,25% dân số hoạt động kinh tế. Tỉnh Hà Tây có số người chưa học hết tiểu học (cao nhất trong vùng) cũng chỉ là 10,77%, tỷ lệ người mù chữ là 2,22%... [17, tr.193-194].

Bảng 2.1.2. Cơ cấu lực lƣợng lao động theo trình độ học vấn ở thành thị và nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng 1996 - 2005

Đơn vị tính: %

1996 2002 2005

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn Không biết chữ 0,53 1,79 0,17 0,80 0,29 0,66 Chưa tốt nghiệp

tiểu học 4,27 9,64 1,87 6,92 1,49 4,78

Tốt nghiệp tiểu học 8,65 19,48 9,92 22,39 8,00 18,81 Tốt nghiệp trung

học cơ sở 36,61 56,05 29,52 53,26 28,66 56,01 Tốt nghiệp trung

học phổ thông 49,94 13,04 58,52 16,62 61,56 19,74 Nguồn: Điều tra lao động việc làm hàng năm 1996 - 2007, Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội.

Tuy vậy, nếu so với khu vực thành thị của vùng thì trình độ học vấn của lao động nông thôn còn thấp và còn khoảng cách khá xa, mặc dù khoảng cách này đã từng bước được rút ngắn. Năm 1996 tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung học phổ

thông của khu vực nông thôn là 13,04% so với 49,94% của khu vực thành thị, thấp hơn gần 4 lần. Đến năm 2005, khoảng cách vẫn còn là 3,11 lần. Điều này cho thấy, nhìn chung trình độ học vấn của dân cư nông thôn đồng bằng sông Hồng đang dần được nâng lên song điều kiện tiếp cận với giáo dục bậc cao - trung học phổ thông còn hạn chế. Nguyên nhân là do ở nông thôn, nhiều bậc phụ huynh cho rằng không cần học lên cao, chỉ cần biết chữ là đủ. Kết quả là, họ không quan tâm tới việc nâng cao trình độ học vấn cho họ và con cái họ, vô hình tạo ra những khó khăn lớn cho việc tiếp thu tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp.

- Về trình độ chuyên môn kĩ thuật.

Đại bộ phận lao động nông thôn chưa được qua đào tạo nghề, không có chuyên môn kĩ thuật, đây là đặc điểm nổi bật nhất về chất lượng lao động của cả nước, không ngoại trừ đồng bằng sông Hồng nói chung và khu vực nông thôn của vùng nói riêng.

Cho đến năm 2005, lao động nông thôn không có chuyên môn kĩ thuật vẫn còn chiếm tới 73,86%, mặc dù đã giảm đáng kể so với năm 1996 (90,46%) và trong số 26,14% lao động có chuyên môn kĩ thuật thì chỉ có 2,98% là có trình độ cao đẳng, đại học trở lên (Bảng 2.1.3). Ngoài Hà Nội và Hải Phòng là 2 thành phố có trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động nông thôn cao hơn hẳn, còn lại các địa phương khác số lao động đã qua đào tạo rất thấp. Những địa phương có tỷ lệ lực lượng lao động chưa qua đào tạo lớn nhất là Vĩnh Phúc và Hải Dương với tỷ lệ tương ứng năm 2005 là 83,71% và 80,36%. Sự thiếu vắng đội ngũ lao động có chuyên môn kĩ thuật đã hạn chế khả năng tạo việc làm phi nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu lao động, tiếp nhận khoa học công nghệ để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Bảng 2.1.3. Cơ cấu lực lƣợng lao động nông thôn theo trình độ chuyên môn kỹ thuật vùng đồng bằng sông Hồng 1996 - 2006

Đơn vị tính: %

1996 2002 2005 2006

Tổng số 100 100 100 100

Không có chuyên môn kỹ thuật 90,46 82,30 73,84

88,23 Sơ cấp, học nghề

3,23 4,79 1,07 Công nhân kỹ thuật không có bằng 5,22 14,36 Công nhân kỹ thuật có bằng

6,31

2,02 3,11 4,74

Trung học chuyên nghiệp 3,23 4,64 5,49*

Cao đẳng, đại học 2,43 2,98 1,54**

Nguồn: Điều tra lao động việc làm hàng năm 1996 - 2005, Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội.

Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản 2006 (2007), Nxb. Thống kê, Hà Nội.

* Trung học chuyên nghiệp và cao đẳng

** Đại học

Trong tổng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở khu vực nông thôn của vùng, số người có trình độ từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên năm 2006 đã tăng gần gấp đôi so với năm 1996, từ 6,31% lên 11,77%. Tuy nhiên đây vẫn còn là một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu lực lượng lao động nông thôn của vùng.

Đặc biệt, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên chỉ tăng từ 2,43%

năm 2002 lên 2,98% năm 2005, riêng trình độ đại học, năm 2006 mới chiếm 1,54%. Điều đó cho thấy, lực lượng lao động được đào tạo và đào tạo ở trình độ cao ở khu vực nông thôn còn rất mỏng và chưa ngang tầm với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Có 3 lý do cơ bản của tình hình này:

Thứ nhất, tỷ lệ thi đỗ vào đại học, cao đẳng của học sinh nông thôn trong vùng thấp hơn nhiều so với học sinh khu vực thành thị;

Thứ hai, đa số sinh viên (kể cả sinh viên xuất thân từ nông thôn) khi tốt nghiệp đại học và cao đẳng vẫn cố gắng bám trụ và tìm việc làm ở khu vực thành thị. Nguyên nhân ở đây là chênh lệch về tiền lương, mức sống giữa thành thị và nông thôn, cơ hội tìm việc làm phù hợp với trình độ đào tạo và cơ hội phát triển nghề nghiệp trong môi trường đô thị tốt hơn so với nông thôn.

Thứ ba, thiếu một cơ chế phân cấp rõ ràng và hữu hiệu, đảm bảo xác định đúng nhu cầu lao động theo các cấp trình độ xuất phát từ yêu cầu thực tế của cơ sở và lập kế hoạch đào tạo trên cơ sở nguồn lực có được tại địa phương.

Ngoài ra, chất lượng đào tạo cũng còn nhiều bất cập, đang tồn tại một thực tế là đa số sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề còn thiếu nhiều kỹ năng thực hành để có thể thực hiện công việc ngay sau khi được tiếp nhận vào làm việc. Học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp vẫn cần doanh nghiệp bổ túc thêm một thời gian nhất định mới có thể làm việc với thiết bị, máy móc đang sử dụng.

Tuy nhiên, so với các vùng nông thôn khác và nông thôn cả nước, tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng đạt mức khá cao. Năm 2005, lao động qua đào tạo ở nông thôn của vùng đạt tỷ lệ cao nhất cả nước: 26,16% (cả nước là 16,79%). Chất lượng của lực lượng lao động vùng đồng bằng sông Hồng đang ngày càng được nâng cao tạo ra tiềm năng và thế mạnh của vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.

Như vậy, tuy có khá hơn so với các vùng khác và so với cả nước nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, lao động có chuyên môn kỹ thuật ở nông thôn của vùng cả về số lượng và chất lượng vẫn còn một khoảng cách khá xa.

- Tâm lực nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn.

Cùng với trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật, các đặc điểm, yếu tố về tâm lực như: lề lối, tác phong làm việc, hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật cũng là những khía cạnh quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực.

Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập, cạnh tranh ngày càng khốc liệt không chỉ với các đối thủ trong nước mà còn với các đối thủ quốc tế, thì yêu cầu về kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, hiểu biết luật pháp và ý thức tuân thủ luật pháp có ý nghĩa rất quan trọng đối với cá nhân, cộng đồng và quốc gia.

Từ lâu đời, đồng bằng sông Hồng vốn là một vùng thuần nông, độc canh cây lúa là chủ yếu với trình độ sản xuất lạc hậu. Đại bộ phận dân cư nông thôn trong vùng chỉ thạo nghề nông với tính chất tự cung, tự cấp nặng nề, ít am hiểu các lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp. Mặt khác, tính liên kết cộng đồng dòng họ, láng giềng được hình thành từ lâu đời vừa thể hiện sự cố kết bền chặt, đoàn kết gắn bó, tình làng nghĩa xóm giữa những cư dân của cộng đồng làng xã, vừa là lực cản triệt tiêu hay hạn chế tính chủ động, sáng tạo của cá nhân, không khuyến khích tìm tòi hướng phát triển mới, kìm hãm việc tìm nghề mới, nhất là những nghề phi nông nghiệp.

Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng

“trọng nông ức thương”, coi thường buôn bán, sự giàu có và hướng về các giá trị truyền thống trọng nông, ngại mọi sự đổi mới, cách tân. Vì vậy, khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm mạnh sản xuất thuần nông sang phát triển các ngành nghề khác theo hướng công nghiệp hiện đại, phát triển dịch vụ, mở rộng thị trường lưu thông hàng hoá, người nông dân trong vùng gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng và chậm chuyển đổi sang nghề mới.

Vận dụng những đặc điểm văn hoá và lối sống này trong phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là phương pháp có sự tham gia,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 40 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)