1.4. Kinh nghiệm của một số n-ớc về phát triển nguồn nhân lực
2.1.3. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
- Cơ cấu lao động việc làm
Đặc điểm nổi bật nhất là tỷ lệ lao động làm việc trong nông, lâm, ngư nghiệp của vùng mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, đến năm 2006 vẫn còn chiếm 60,42%, thấp hơn tỷ lệ trung bình của nông thôn cả nước (71,17%) (bảng 4). Đồng bằng sông Hồng cũng là vùng nông thôn có tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực I nhanh nhất nước (từ 1996 đến 2006 giảm 24,79% trong khi mức chung của nông thôn cả nước là 11,24%. Đi đôi với quá trình này, tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực II và III của vùng tăng nhanh. Từ năm 1996 đến 2006, tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực II tăng thêm 14,77% và khu vực III tăng thêm 10,02%.
Bảng 2.1. 4. Cơ cấu lực lƣợng lao động có việc làm của nông thôn Đồng bằng sông Hồng chia theo nhóm ngành kinh tế
1996 2002 2005 2006*
Cơ cấu (%) 100 100 100 100
Nông, lâm, ngư nghiệp (khu vực I) 85,21 69,27 64,15 60,42 Công nghiệp và xây dựng (khu vực II) 6,29 16,48 20,56 21,06
Dịch vụ (khu vực III) 8,5 14,25 15,29 18,52 Nguồn: Điều tra lao động việc làm hàng năm 1996 - 2005, Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội.
Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản 2006 (2007), Nxb. Thống kê, Hà Nội.
* Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.
Điều đáng quan tâm là ở khu vực I của vùng không chỉ giảm về tỷ trọng mà số lượng lao động làm việc trong khu vực này cũng đã giảm chứng tỏ nông nghiệp không còn là khu vực tạo việc làm chủ yếu. Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thuỷ sản 2006 cũng cho thấy nhiều hộ gia đình ở nông thôn trong vùng đang chuyển sang làm việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp. Tỷ trọng hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ từ 17,9% năm 2001 lên 33,4% năm 2006.
Tuy nhiên, khu vực I vẫn là khu vực chiếm tỷ lệ lao động lớn nhất và cũng là khu vực có số lao động chưa qua đào tạo nghề tập trung đông nhất. Có một thực tế hiện nay là khi người nông dân bị thu hồi đất cho các khu công nghiệp, mặc dù nhu cầu lao động ở những nơi này thường rất lớn nhưng hầu hết số nông dân bị thu hồi đất lại không đáp ứng được những yêu cầu về trình độ chuyên môn kĩ thuật. Tình trạng thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật và thừa lao động không có kĩ năng nghề nghiệp đang trở thành vấn đề kinh tế xã hội nóng bỏng hiện nay không chỉ của riêng vùng Đồng bằng sông Hồng.
Mặt khác, xét cơ cấu lao động trong nội bộ nhóm ngành: theo kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản 2006, trong nhóm nông, lâm, ngư, khoảng 96,96% số người làm việc trong nông nghiệp; ngư nghiệp thu hút khoảng 2,94%, hiện đang có xu hướng tăng lên song rất chậm; lâm nghiệp chỉ thu hút được một lượng rất nhỏ 0,1% và lại đang có xu hướng giảm xuống. Trong nhóm ngành công nghiệp và xây dựng thì lao động trong ngành công nghiệp chiếm phần lớn (72%). Trong ngành dịch vụ, riêng thương nghiệp đã thu hút khoảng 55% số lao động. Riêng trong ngành nông nghiệp, vẫn còn tới 52,76% lao động chuyên nông nghiệp, 20,96% lao động nông nghiệp kiêm các ngμnh nghề khác và mới chỉ có 26,28% lao động các ngμnh phi nông nghiệp có hoạt động phụ nông nghiệp.
Như vậy, có thể nói, đến nay cơ cấu lao động nông thôn vẫn còn lạc hậu và quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm chạp. Lao động chủ yếu phân bố trong nhóm ngành nông, lâm, ngư, trong đó chủ yếu là trong nông nghiệp và trong nông nghiệp là trồng trọt.
- Thị trường lao động nông thôn và tình hình sử dụng nguồn nhân lực Đại đa số lao động nông thôn đồng bằng sông Hồng làm việc trong khu vực tự làm hoặc làm kinh tế gia đình, với những đặc trưng cơ bản là quy mô nhỏ và manh mún. Đó là khu vực không có quan hệ lao động, sử dụng lao động trong hộ gia đình là chính. Đến năm 2005, lao động làm việc trong khu vực này vẫn chiếm 80% tổng số người có việc làm và trong tổng số 18,67% số người làm công ăn lương thì có đến 67,8% là làm trong khu vực ngoài nhà nước, mà chủ yếu là trong khu vực phi kết cấu, làm thuê cho các hộ gia đình. Do vậy, cầu lao động nông thôn của vùng chủ yếu là cầu lao động làm thuê trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, làng nghề.
Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần quan trọng trong thu hút lực lượng lao động phi nông nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, “ly nông bất ly hương”, tạo bộ mặt mới cho nông thôn của vùng bằng việc phát triển ngành nghề mới. Từ khi luật doanh nghiệp 2000 được thực hiện, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở nông thôn của vùng tăng nhanh. Đến 2004, khu vực nông thôn của vùng có 6089 doanh nghiệp với tổng số gần 200 nghìn lao động.
Bảng 2.1.5. Số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ vùng đồng bằng sông Hồng phân theo quy mô lao động năm 2004*
Đơn vị: doanh nghiệp
Tổng Dưới 5 người
5-9 người
10-49 người
50-199 người
200-299 người
CẢ NƯỚC 25,152 6,579 7092 9388 1937 156
Đồng bằng sông Hồng 6098 761 1667 2975 652 43
Nguồn: www.agro.gov.vn/images/2007/12/SMEs-data_2004.xls
* Chỉ tính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn: vốn đăng ký không quá 10 tỷ, lao động không quá 300 người.
Tuy nhiên, qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy trong số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của vùng thì chủ yếu là các doanh nghiệp với quy mô lao động dưới 50 người (88,6%). Đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô lao động trên 200 người chỉ chiếm 0,7%. Điều đáng quan tâm hơn nữa là điều kiện làm việc của người lao động. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là điều kiện làm việc của người lao động chưa đảm bảo. Theo kết quả khảo sát của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ cho thấy: có tới 70,2% không có các văn bản hợp đồng cho người lao động; 83,7% không đóng bảo hiểm xã hội; 85,3% không đóng bảo hiểm y tế; 80,1% không có quần áo bảo hộ lao động [38]. Trình độ kĩ thuật và công nghệ ở các doanh nghiệp này nhìn chung thấp kém, máy móc cơ khí mới được sử dụng khoảng 37% còn lại là làm bằng tay. Phần lớn các gia đình đều sản xuất thủ công, sử dụng nhà ở làm nơi sản xuất hoặc kho chứa hàng, môi trường và an toàn vệ sinh lao động hầu như không được quan tâm.
Hiện nay, vùng đồng bằng sông Hồng có trên 900 làng nghề truyền thống;
trong đó, các tỉnh có nhiều làng nghề như: Hà Tây, Bắc Ninh, Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Bình... Việc phát triển làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng bên cạnh những hiệu quả kinh tế còn giúp giải quyết việc làm tại chỗ, thu hút một lượng lớn lao động dôi dư và lao động thời vụ thuộc nhiều lứa tuổi.
Chẳng hạn, các làng nghề Hà Tây thu hút được khoảng 127 nghìn lao động làm các nghề tiểu thủ công nghiệp; Nam Định có 12 vạn lao động chuyên hoặc bán chuyên ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất phi nông nghiệp; ở Thái Bình các làng nghề cũng đã giải quyết việc làm cho hơn 200.000 người với mức thu nhập khá ổn định [21, tr.117-118].
Tại thời điểm 01/7/2006, Đồng bằng sông Hồng có 13863 trang trại, chiếm 12,2% của cả nước, trong đó 7562 trang trại chăn nuôi, chiếm 54,6% của
vùng. Các trang trại của vùng đã sử dụng 40,42 nghìn lao động thường xuyên;
trong đó lao động của chủ hộ trang trại là 31,1 nghìn người, chiếm 76,9% tổng số lao động, còn lại là lao động thuê mướn [1, tr.81- 87]. Do tính chất thời vụ của sản xuất nông, lâm, thuỷ sản nên ngoài lao động thuê mướn thường xuyên, các trang trại còn thuê mướn lao động thời vụ. Những trang trại trồng cây hàng năm, cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản sử dụng nhiều lao động thường xuyên nhất.
Tuy nhiên lao động làm việc trong trang trại chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chỉ có khả năng đảm nhiệm những công việc giản đơn như làm đất, trồng cây, chăn dắt gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn...; có rất ít lao động đảm nhiệm các khâu yêu cầu trình độ kĩ thuật như điều khiển máy móc, chọn giống cây, con, kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mua vật tư, bán sản phẩm...
Phần lớn lao động làng nghề trình độ học vấn hạn chế, không qua đào tạo cơ bản và còn chưa tách khỏi nông nghiệp nên chậm tiếp thu công nghệ và hoạt động theo tính thời vụ. Điều đó đang đặt ra yêu cầu cấp bách đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kĩ thuật cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Phần lớn các trang trại, làng nghề phát triển còn mang tính tự phát và phân tán, manh mún trong các hộ gia đình; thị trường tiêu thụ hạn hẹp và không ổn định, độ rủi ro cao. Do vậy, nhiều trang trại, làng nghề trước những biến động xấu về kinh tế xã hội trong và ngoài nước làm ăn sa sút và hệ luỵ là hàng vạn lao động tại các cơ sở, sau một thời gian lại thất nghiệp hoặc quay trở lại lao động thuần nông, làm tăng đội quân thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn của vùng vốn đã chiếm tỷ lệ đáng kể.
Bảng 2.1.6. Tình trạng việc làm của số người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế ở nông thôn Đồng bằng sông Hồng
Đơn vị tính: %
1996 2005 2008*
Đủ việc làm 97,68 94,96 90,48
Thiếu việc làm 1,87 4,55 8,23
Thất nghiệp 0,45 0,5 1,29
Nguồn: Tính toán theo: - Điều tra lao động - việc làm 1996 - 2005, Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội và Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê 2007, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
* Tình trạng việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi.
Từ bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy đặc điểm nổi bật của tình trạng việc làm trong nông thôn của vùng cũng như các vùng nông thôn khác là tỷ lệ thất nghiệp thấp, song tỷ lệ thiếu việc làm lại cao. Điều này có nghĩa là: (1) Lao động đang bị dồn nén trong nông thôn và nông nghiệp; (2) Tính chất thời vụ trong sản xuất nông nghiệp còn chi phối mạnh tình hình việc làm trong nông thôn, trong khi đó các hoạt động phi nông nghiệp vẫn còn kém phát triển để có thể cung cấp việc làm khi nông nhàn; (3) Hệ thống phúc lợi ở nông thôn kém phát triển, người lao động phải làm bất cứ việc gì để có thu nhập đảm bảo cuộc sống.
Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn của vùng thể hiện ở khả năng sử dụng thời gian lao động. Với hơn 60% lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp lại vốn là vùng có bình quân diện tích đất nông nghiệp tính theo đầu người thấp nhất cả nước, việc canh tác chủ yếu dựa vào lao động thủ công nên người lao động chưa sử dụng hết thời gian và khả năng của mình. Việc sử dụng thời gian lao động của họ còn rất lãng phí. Mặc dù tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn của vùng có chuyển biến tiến bộ, nếu năm 1996 là 75,88%, tới năm 2004 tăng lên 80,21% và sơ bộ năm 2006 là 80,65% thì sự lãng phí lao động vẫn là điều đáng lo ngại: tới gần 20% (bảng 2.1.6). Đây chính là tình trạng thất nghiệp trá hình trong nông nghiệp và ở nông thôn nói chung và cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho năng suất lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa cao. Tình trạng đó vô hình trung tự làm thất thoát một khối lượng sản phẩm không nhỏ, gây không ít khó khăn cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn của vùng, cũng như việc nâng cao hiệu quả lao động và mức sống cho người nông dân. Mặt khác, tình trạng đó cũng là nguyên nhân đồng thời là thủ phạm của không ít tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè,
nghiện hút... diễn ra ngay trên chính địa bàn nông thôn, trực tiếp cản trở bước tiến của nông nghiệp, tạo chướng ngại không nhỏ trong tiến trình xây dựng nông thôn mới của vùng.
Bảng 2.1.7. Tỷ lệ thời gian làm việc đƣợc sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn phân theo vùng
Đơn vị tính: %
1996 1998 2000 2002 2004 Sơ bộ 2006 Cả nước 72.28 71.13 74.16 75.42 79.10 81.79 Đồng bằng sông Hồng 75.88 72.51 75.53 76.08 80.21 80.65 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê 2007, Nxb.
Thống kê, Hà Nội.
Một vấn đề đáng quan tâm nữa là trong số những người không có việc làm và thiếu việc làm ở nông thôn của vùng, thì đại bộ phận không có nghề, không có vốn, chưa qua đào tạo, một số không có việc làm do không có ruộng đất. Điều này cần được quan tâm trong các chương trình tạo việc làm.
Xét riêng việc sử dụng lao động trong nông nghiệp, do xu hướng chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ diễn ra chậm chạp; dịch vụ nông thôn bị thả lỏng, công nghiệp nông thôn tự phát, quy mô nhỏ, làm cho tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm trong nông nghiệp trở nên phổ biến. Tình trạng nông dân bám đất, sản xuất lương thực để tự sản tự tiêu vẫn phổ biến nên việc làm cho nông dân còn khó khăn. Số ngày làm việc của lao động nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng chỉ đạt khoảng 100 ngày trong năm, thấp nhất so với các vùng khác của cả nước. Tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm trong ngành trồng trọt càng nghiêm trọng hơn. Số thời gian lao động thuần nông chỉ đạt 1/2 tổng quỹ thời gian trong năm. Theo điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ở tỉnh Vĩnh Phúc, hộ lao động thuần nông chỉ sử dụng tối đa 56,87% tổng quỹ thời gian; ở Hà Tây là 50%. Đặc biệt, nếu chỉ chuyên trồng trọt, số giờ làm việc thực
tế chỉ đạt khoảng 630 giờ/4.800 giờ làm việc, tức là chỉ sử dụng hết 13,13% tổng quỹ thời gian trong năm [23].
Trong nông thôn của vùng còn có một hiện tượng đáng quan tâm khác đó là thị trường đổi công tương đối lớn. Tuy nhiên, thị trường đổi công chỉ sôi động trong một vài khoảng thời gian nhất định của năm, đó là mùa gieo trồng và mùa thu hoạch, trong khi các hộ cần thuê nhân công lại muốn thuê thường xuyên và công việc họ thuê thường liên quan đến hoạt động phi nông nghiệp. Vì vậy, những thay đổi từ công việc nông nghiệp sang phi nông nghiệp đang góp phần nâng cao thời gian lao động được sử dụng của vùng.
Về sử dụng lao động được đào tạo, hiện tại đồng bằng sông Hồng cũng đang nằm trong tình trạng chung của cả nước. Đó là lực lượng lao động đã qua đào tạo không tìm được việc làm, không được bố trí đúng chuyên ngành đào tạo hoặc trình độ đào tạo vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao, chế độ sử dụng lao động chưa gắn liền với việc nâng cao trình độ của người lao động đang là hiện tượng phổ biến. Nó cũng cho thấy sự bất cập trong cơ cấu ngành nghề đào tạo so với nhu cầu của xã hội. Điều này không những đã làm hạn chế khả năng phát huy sáng tạo, kĩ năng nghề nghiệp và sự đóng góp của họ cho xã hội, mà còn gây lãng phí trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của vùng.
Tất cả những phân tích trên cho thấy, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp thấp, nhưng nguồn cung lao động hiện đã quá dư thừa trong khi sức hút lao động từ các ngành nghề phi nông nghiệp còn hạn chế nên mức độ toàn dụng nguồn nhân lực ở nông thôn đồng bằng sông Hồng còn hạn chế. Hơn nữa lực lượng lao động có thể sẽ tăng thêm 200 nghìn lao động mỗi năm trong những năm tới càng làm mất cân bằng giữa nguồn cung và cầu lao động, từ đó có thể dẫn tới gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm nếu không có biện pháp khắc phục.