3.2. Một số giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng đến 2020
3.2.5. Các chính sách và sự hỗ trợ của nhà n-ớc
Để phát triển nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn cần thiết phải thực hiện triển khai có hiệu quả các chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng như:
+ Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó nhiệm vụ và giải pháp quan trọng là “Hình thành chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn.
Thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác đào tạo nghề. Đến 2020, đạt tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo trên 50%;
+ Nghị quyết 24 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trung ương trong đó đặt ra nhiệm vụ: tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em nông dân đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và chuyển nghề; bộ phận nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp thì
được đào tạo về kiến thức và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở.
+ Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 vừa được chính phủ phê duyệt (11/2009). Theo đề án, từ nay đến năm 2020 bình quân mỗi năm sẽ đào tạo cho hơn 1 triệu lao động nông thôn, trong đó, đào tạo và bồi dưỡng cho 100.000 cán bộ và công chức xã. Để từ đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập lao động nông thôn;
góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Song song với việc đào tạo nghề để án cũng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính tri, vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chẩt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý hành chính , quản lý điều hành kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Theo dự tính thì tổng kinh phí thực hiện Đề án vào khoảng 25.980 tỷ đồng.
Để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn cần có chính sách hỗ trợ phù hợp, có tính khả thi cao. Đó là:
- Tiếp tục đầu tư kinh phí cho kiên cố hóa phòng học ở khu vực nông thôn chưa hoàn thành. Hỗ trợ 100% kinh phí sách giáo khoa và sinh hoạt phí cho học sinh thuộc diện nghèo hoặc đối tượng chính sách xã hội cho học sinh các trường nội trú.
- Hỗ trợ thúc đẩy dạy nghề, bằng việc điều chỉnh, bố trí ngân sách hỗ trợ mua sắm thiết bị đào tạo nghề cần thiết cho các trung tâm giáo dục cộng đồng.
Tăng kinh phí đầu tư xây dựng các mô hình khuyến nông, xây dựng mô hình nông thôn mới hơn trước. Hỗ trợ kinh phí để ít nhất mỗi huyện có một Trung tâm dạy nghề tổng hợp theo chuẩn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (do doanh nghiệp đầu tư và thực hiện). Giúp cho người học nghề được vay ngân
hàng không lãi suất tiền học phí (ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất ngân hàng).
Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo công nhân (bằng chính sách hỗ trợ một phần kinh phí dạy nghề cho công nhân, nhân viên mới tuyển chưa có chứng chỉ nghề).
- Hỗ trợ 100% kinh phí cho đào tạo cán bộ cơ sở và có chính sách đưa cán bộ khoa học - kỹ thuật về nông thôn thông qua việc yêu cầu thực hiện chế độ nghĩa vụ đối với sinh viên đại học (các ngành liên quan đến nông nghiệp, nông thôn) về công tác tại cơ sở xã thời hạn từ 3 đến 5 năm. Cùng với áp dụng nghĩa vụ đi thực tế và phục vụ nông thôn là khuyến khích chế độ đãi ngộ. Ngoài tiền lương, đối tượng này còn được hưởng ít nhất 50% lương và sau thời hạn nghĩa vụ, họ sẽ được ưu tiên xét tuyển bổ sung cho lượng công chức và các đơn vị sự nghiệp nông nghiệp các cấp.