2.2.1. Khả năng cung ứng hiện tại của nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của vùng
Về số lƣợng, nông thôn đồng bằng sông Hồng có nguồn nhân lực dồi dào.
Đó là một lực lượng lao động gần 8 triệu người (chiếm gần 57% dân số nông thôn của vùng) và tốc độ gia tăng hàng năm khá cao (trung bình mỗi năm có thêm hơn 200 nghìn lao động).
Về chất lƣợng
Một là, trình độ học vấn của nguồn nhân lực nông thôn của vùng được đánh giá khá cao và không ngừng được nâng lên với tỷ lệ lao động không biết chữ thấp nhất và tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông cao nhất so với các vùng nông thôn khác trong cả nước. Với mặt bằng dân trí và học vấn của người dân nông thôn đồng bằng sông Hồng như vậy là tiền đề, điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của vùng. Bởi những người nông dân có trình độ học vấn tương đối cao, là điều kiện tốt cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp. Vấn đề có ý nghĩa quyết định là chúng ta sẽ làm gì để phát huy điều kiện thuận lợi này vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của vùng.
Hai là, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động vùng đồng bằng sông Hồng ngày càng được nâng cao. Năm 2005, lao động qua đào tạo ở nông thôn của vùng đạt tỷ lệ cao nhất cả nước: 26,16% ( cả nước là 16,79%).
Đây là dấu hiệu khởi đầu cho những chuyển biến về lao động có chuyên môn kĩ thuật trong những năm tiếp theo.
Ba là, phần lớn người lao động có truyền thống yêu nước, có tư chất khá thông minh, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với những thử thách trong cuộc sống, có tinh thần đoàn kết, hợp tác. Đây là nhân tố nội lực quan trọng có thể tạo ra sự thay đổi nhanh chóng chất lượng nguồn nhân lực khi được đầu tư hợp lý.
2.2.2. Những tồn tại trong việc phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm qua
Về số lƣợng: Mặc dù tỷ lệ dân số nông thôn trong tổng dân số của vùng có giảm nhưng về quy mô mỗi năm vẫn tăng thêm khoảng 100 nghìn người. Do vậy, đây vẫn là một trong những nguyên nhân dẫn đến sức ép về việc làm đối với nông thôn đồng bằng sông Hồng.
Về chất lƣợng
Nhìn chung nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Hồng còn yếu về thể lực và thấp về trình độ. Phần lớn lao động nông thôn chưa qua đào tạo chuyên môn, lao động có chuyên môn kĩ thuật chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu lao động nông thôn của vùng (11,77%) đặt ra yêu cầu cấp bách phải có chiến lược đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt là sự thiếu hụt đội ngũ lao động trình độ cao. Ngoài ra, chất lượng đào tạo vẫn còn là một tồn tại lớn khi đa số học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường lớp thiếu kĩ năng thực hành đặc biệt là khả năng vận dụng thực tiễn. Do vậy, lực lượng lao động nông thôn của vùng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường việc làm và chưa đóng góp tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
Bên cạnh đó, do phần lớn lao động nông thôn đồng bằng sông Hồng xuất thân từ nông dân, làm nông nghiệp nên ít nhiều còn mang nặng tác phong của nền kinh tế tiểu nông (tuỳ tiện về giờ giấc và hành vi), đồng thời chưa trang bị kiến thức, kĩ năng, tinh thần và thái độ làm việc của nền văn hoá công nghiệp.
Đó là kĩ năng làm việc theo nhóm, tinh thần hợp tác, khả năng phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc, tính tổ chức, kỉ luật tự giác cũng như lương tâm nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao.
Hơn nữa, do hệ quả của sự duy trì quá lâu cơ chế quản lý cũ mà hiện tượng bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới, ít chịu khó suy nghĩ độc lập, thích làm theo hơn là sáng tạo đã ăn sâu vào trong tiềm thức của một bộ phận không nhỏ người lao động.
Về hiệu quả sử dụng
Cơ cấu lao động - việc làm còn bất hợp lý khi mà tỷ lệ lao động nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm trên 60%. Có thể xem đây là tồn tại lớn dẫn đến hiệu quả thấp trong sử dụng nguồn nhân lực hiện nay và cũng là trở ngại hàng đầu cho việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của vùng.
Do phần lớn lao động nông thôn của vùng chưa qua đào tạo nên khả năng cạnh tranh việc làm kém, năng suất lao động không cao, tiền lương thấp và thực tế họ chỉ tham gia được vào thị trường lao động “tầng thấp”- thị trường lao động không có trình độ chuyên môn kĩ thuật, thị trường không chính thức, khu vực phi kết cấu. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp thấp, mà lý do chính là kinh tế hộ gia đình có sự chia việc giữa những người lao động trong gia đình nên tình trạng thiếu việc làm còn rất nghiêm trọng với khoảng gần 20% thời gian lao động chưa được sử dụng.
Thể chế thị trường lao động nông thôn kém phát triển. Hệ thống dịch vụ việc làm chưa vươn tới khu vực nông thôn. Gia đình, bạn bè, người thân và hàng xóm là nguồn cung cấp lao động chính. Do vậy phát triển thị trường lao động để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là yêu cầu bức thiết trong phát triển nguồn nhân lực của vùng.
Tóm lại, có thể nói, tuy có khá hơn so với các vùng khác và so với cả nước nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn thì nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn của vùng cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả sử dụng vẫn còn một khoảng cách khá xa.