1.2. QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
1.2.3 Quản trị hàng tồn kho
Hàng tồn kho là những tài sản mà doanh nghiệp lưu trữ để sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp, hàng tồn kho dự trữ thường ở 4 dạng:
- Nguyên liệu, vật liệu - Công cụ, dụng cụ
- Các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm - Các thành phẩm, hàng hoá chờ tiêu thụ
Quản lý hàng tồn kho bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động nhằm vào nguyên vật liệu, hàng hoá đi vào, đi qua và đi ra khỏi
(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)
19
doanh nghiệp. Quản lý hàng tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng bởi vì nếu dự trữ không hợp lý sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị giám đoạn, hiệu quả kém. Việc quản lý hàng tồn kho có hiệu qủa phải đạt được 2 mục tiêu sau:
- Mục tiêu an toàn: Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một khối lượng hàng hóa dự trữ đủ để đảm bảo sản xuất và bán ra thường xuyên, liên tục.
- Mục tiêu kinh tế: Đảm bảo chi phí cho dự trữ là thấp nhất.
Để kết hợp hài hoà giữa hai mục tiêu này, nhà kinh tế Ford. W. Harris đã đề xuất mô hình EOQ (Economic Order Quantity Model) áp dụng trong quản lý hàng tồn kho để tối thiểu hoá chi phí hàng tồn kho và tối đa hoá an toàn trong cung ứng, đã được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng. Mô hình này giả thiết rằng:
- Một lượng hàng hoá như nhau được đặt tại mỗi thời điểm đặt hàng lại.
- Các nhà quản lý chỉ quan tâm tới chi phí bảo quản và chi phí đặt hàng là những chi phí chịu ảnh hưởng bởi số lượng hàng tồn kho.
Theo lý thuyết về mô hình này thì số lượng hàng đặt hiệu quả là:
Trong đó :
EOQ: Số lượng hàng đặt hiệu quả.
S: Tổng nhu cầu về hàng lưu kho trong một năm O: Chi phí một lần đặt hàng
C: Chi phí bảo quản một đơn vị hàng hoá trong năm Vậy mức dữ trữ trung bình tối ưu là: Q*/2
Theo giả thuyết của mô hình thì nhu cầu và thời gian đặt hàng là xác EOQ = Q* =
2*S*O
C
định. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy, dự trữ an toàn được sử dụng như là một lớp đệm chống lại sự gia tăng bất thường của nhu cầu hay thời gian mua hàng hoặc tình trạng không sẵn sàng cung cấp. Dự trữ an toàn là mức tồn kho hay dữ trữ tồn kho ở mọi thời điểm, ngay cả khi lượng tồn kho được xác định theo mô hình EOQ.
Vậy dự trữ trung bình tối ưu thực tế là:
Như vậy, việc quản lý và sử dụng vốn lưu động là 2 vấn đề không thể tách rời nhau, nếu quản lý tốt thì hiệu quả sử dụng vốn lưu độngê sẽ cao và ngược lại. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động doanh nghiệp phải quản trị vốn lưu động một cách khoa học, có hiệu quả [16, tr. 78-82]
1.2.4. Quản trị các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn
Đầu tư nói chung, đầu tư tài chính ngắn hạn nói riêng là một trong những lĩnh vực khá “thú vị” của quản trị tài chính. Hơn thế nữa, quyết định đầu tư còn là một trong ba chức năng của một giám đốc tài chính, hai chức năng kia là: huy động vốn và quản lý tài sản.
Quyết định nên đưa chứng khoán ngắn hạn nào vào số lượng bao nhiêu vào danh mục đầu tư của công ty là một chức năng quan trọng trong quản trị tài chính. Một quyết định đầu tư đúng đắn, theo nghĩa cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tư ngắn hạn, đảm bảo tính thanh khoản và tương thích với dự báo ngân lưu của công ty sẽ có tác động làm tăng giá trị vốn cổ đông.
Đối với nhà quản trị, việc lựa chọn trong vô số các chứng khoán đa dạng về thời hạn và mệnh giá, khác nhau về rủi ro và lợi nhuận để ra quyết định đầu tư là một thử thách lớn nhất.
Tính phức tạp của việc này lại càng tăng thêm do quyết định đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm riêng của nhà quản trị về rủi ro, trong khi phải phản ánh được thái độ rủi ro của các cổ đông.
Q*
+ Dù tr÷ an toàn thực tế
2
(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)
21
Các nhà quản trị nhận ra rằng điều kiện tiên quyết để có thể lựa chọn đầu tư giữa các cơ hội khác nhau là cần phải thiết lập trước một chính sách đầu tư.
Chính sách đầu tư xác định thái độ của công ty đối với rủi ro, lợi nhuận và chỉ ra cách thức thể hiện thái độ ấy.
Nhìn chung, đối với hầu hết mọi người, quan điểm về rủi ro là khẩu hiệu
“an toàn, thanh khoản và sinh lời”. Qua đó, chúng ta thấy sự an toàn được ưu tiên hơn tính thanh khoản và suất sinh lời, nhằm bảo toàn được vốn đầu tư ban đầu.
Một chính sách đầu tư cụ thể thường thể hiện các tiêu chuẩn như sau:
- Số loại chứng khoán tối thiểu có thể chấp nhận được.
- Giới hạn về số tiền đầu tư hoặc tỷ trọng đối với chứng khoán cụ thể của một người phát hành.
- Có sử dụng chiến lược “mua để giữ” hay không.
- Mục tiêu là mức thu nhập hay là suất sinh lời.
- Lựa chọn nhà môi giới: công ty chứng khoán, đại lý hay ngân hàng thương mại.
- Quy trình thực hiện và kiểm soát.
- Phương pháp giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư.
Trước khi xây dựng chính sách đầu tư, bộ phận tài chính cần đánh giá khả năng thanh khoản của công ty, mức độ rủi ro sai lệch có thể có, và mọi giới hạn của thành phần bên ngoài đối với chính sách đầu tư của công ty.
Các nhà đầu tư tổ chức luôn thực hiện tốt việc đa dạng hoá rủi ro bằng cách dùng lúc sở hữu chứng khoán của nhiều công ty khác nhau. Rủi ro liên quan đến các công ty như vậy được gọi là rủi ro hệ thống, hay chính là độ nhạy của suất sinh lời của cổ phiếu của công ty so với suất sinh lời bình quân thị trường.
Để có thể lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn có hiệu quả, các nhà quản trị nên tiến hành theo các bước sau:
• Xác định mục tiêu cá nhân và sự ảnh hưởng của mục tiêu cá nhân đến các mục đích tài chính của công ty để có thể điều chỉnh mục tiêu cá nhân cho phù hợp với mục đích của công việc.
• Thiết lập mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu về lợi nhuận trên vốn đầu tư và hướng mở rộng phát triển doanh nghiệp. Những mục tiêu này phải được thể hiện bằng các con số cụ thể. Hãy sử dụng kế hoạch tài chính dài hạn để đưa ra các dự báo về lợi nhuận, doanh số và so sánh với kết quả thực sự đạt được.
• Trong quá trình lập kế hoạch, nhà quản trị nên tập trung vào các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời phải phát triển các chiến lược dựa trên kết quả phân tích các yếu tố có liên quan (chiến lược giá, tiềm năng về thị trường, cạnh tranh, so sánh chi phí sử dụng vốn đi vay và vốn tự có…) để có thể đưa ra hướng đi đúng đắn nhất cho sự phát triển của công ty.
• Chú ý tới nhu cầu về tài chính, nhân lực và nhu cầu về vật chất hạ tầng cần thiết để hoàn thành kế hoạch tài chính bằng cách đưa ra những dự báo về doanh số, chi phí và lợi nhuận không chia cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm.
• Trau dồi phương pháp điều hành hoạt động doanh nghiệp, nắm bắt các cơ hội về thị trường và phát triển sản phẩm mới để có thể tìm ra biện pháp tốt nhất nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của công ty.
• Cập nhật kế hoạch tài chính thông qua các báo cáo tài chính mới nhất của công ty. Thường xuyên so sánh kết quả tài chính công ty thu được với các số liệu hoạt động của các công ty trong cùng ngành để biết được vị trí của công ty trong ngành. Tìm ra và khắc phục điểm yếu của công ty. Không ngại thay đổi kế hoạch tài chính nếu mục tiêu bạn đề ra quá thụ động hoặc vượt quá khả năng của công ty. Quản lý vốn sử dụng thực của công ty.