Chương 3: BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.3.1. Quản lý chặt chẽ doanh thu và chi phí
Doanh thu và chi phí là những chỉ tiêu chủ yếu nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty đồng thời cũng là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)
115
3.3.2.1. Các giải pháp nhằm tăng doanh thu
Trong 4 năm trở lại đây doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên nhưng bên cạnh đó mức tăng giá vốn hàng bán là rất cao vẫn là nỗi lo của ban quản lý. Do tính chất cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, việc xây lắp các công trình gặp rất nhiều khó khăn, nếu muốn tăng doanh thu trước tiên chúng ta cần xem xét các biện pháp để đẩy mạnh tốc độ thanh quyết toán các công trình, nhưng phải đảm bảo các khoản phải thu không tăng lên nhiều tức là thanh quyết toán dứt điểm và thu được tiền.
+ Tăng cường hoạt động Marketing trên thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay mang đầy tính cạnh tranh thì hoạt động Marketing là không thể thiếu được để một doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của đồng vốn bỏ ra.
Trước đây, do là doanh nghiệp nhà nước, việc hoạt động chỉ diễn ra nội bộ trong thành phố Hà Nội. Tiền thân của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội là một đội xây dựng công trình của Bưu điện Thành phố Hà Nội (Nay là Viễn thông Hà Nội). Trước đây, khi tiến hành xây dựng hệ thống thông tin trong thành phố Hà Nội, Bưu điện Thành phố Hà Nội là Chủ đầu tư, sẽ chỉ định Công ty Thiết kế Bưu điện Hà Nội lập dự án thiết kế công trình, sau đó Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội sẽ là đơn vị trực tiếp thi công và không có đơn vị nào khác thi công trong địa bàn thành phố Hà Nội. Phần lớn hệ thống đường dây điện thoại cố định tại các quận nội thành trước đây đều do Công ty thi công. Chỉ cho tới đầu những năm 90 của thế kỷ trước, việc mở rộng đơn vị thi công tại thành phố Hà Nội mới bắt đầu được thực hiện. Và tới năm 2000, việc lắp đặt đường dây thuê bao mới chính thức được bàn giao cho Bưu điện Thành phố Hà Nội. Hiện nay, việc thi công lắp đặt đường dây thuê bao do Công ty Điện thoại Hà Nội 1, Công ty Điện thoại Hà Nội 2 thực hiện.
Năm 1992 đến năm 1994, Công ty là đơn vị đầu tiên thi công hệ thống cáp
quang Bắc - Nam do Công ty Viễn thông Liên tỉnh (VTN) là Chủ đầu tư. Bắt đầu từ thời điểm này, Công ty bắt đầu mở rộng địa bàn hoạt động ra ngoài thành phố Hà Nội. Sau khi tiến hành cổ phần hóa vào năm 2000, Công ty tự chủ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, xúc đẩy hoạt động marketing, tiếp thị để mở rộng thị trường mới. Cho tới nay, nhờ tăng cường tiếp thị, Công ty đã mở rộng địa bàn thi công tại trên 50 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Một khi đẩy mạnh được hoạt dộng xây lắp sẽ góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cũng như tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Tuy nhiên thực tế trong thời gian qua Công ty chưa chú trọng đúng mức đến công tác này, trong cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty chưa có phòng marketing tách ra hoạt động độc lập mà chỉ có một bộ phận nhỏ nằm trong phòng kế hoạch- kỹ thuật, vì vậy mà hoạt động marketing của Công ty trong thời gian qua chưa phát huy được hiệu quả cần thiết. Để khắc phục tình trạng này Công ty cần nhanh chóng tách bộ phận marketing thành một phòng hoạt động độc lập, chuyên trách nghiên cứu và lập chính sách marketing cho toàn Công ty. Sau đó ban lãnh đạo của Công ty cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về con người và vật chất để phòng marketing sớm đi vào hoạt động có hiệu quả.
+ Nâng cao chất lượng, tiến độ thi công công trình
Tiến độ, chất lượng thi công công trình là yếu tố quan trọng của cạnh tranh trong thời điểm hiện nay. Một trong những tiêu chí quan trọng các Chủ đầu tư quan tâm nhất khi đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu đó chính là năng lực, kinh nghiệm cũng như tiến độ thi công công trình. Để thực hiện được mục tiêu này yêu cầu đặt ra với các nhân viên là phải nâng cao năng lực, tay nghề, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng, áp dụng hệ thống quản trị chất lượng phù hợp, hiện đại hoá máy móc thiết bị, để nâng cao chất lượng, tiến độ thi công công trình. Việc nâng cao chất lượng, tiến độ thi công công trình ngoài việc nâng cao uy tín của Công ty còn giúp Công ty có thể hoạt động hiệu quả hơn do không bị ứ đọng vốn tại các công trình vì thi công chậm trễ.
(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)
117 3.3.2.2. Các biện pháp làm giảm chi phí
Quản lý chặt chi phí là để sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, hạ thấp giá thành nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận. Trong những năm qua việc quản lý chi phí của Công ty còn chưa tốt đặc biệt là các khoản chi phí làm tăng giá vốn hàng bán. Tăng doanh thu phải kết hợp với giảm chi phí mới nâng được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Để giảm chi phí Công ty có thể sử dụng một số biện pháp sau đây:
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Như đã phân tích tại chương 2, chiếm một tỷ trọng lớn trong lượng hàng tồn kho của Công ty là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Do đặc thù của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, không phải như các công ty trong lĩnh vực thương mại, sản phẩm của Công ty là các công trình xây lắp bưu chính - viễn thông, với đặc điểm là tiến độ công trình kéo dài, số lượng công trình rất nhiều do đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là rất lớn. Các khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang này chỉ được kết chuyển khi các công trình được ghi nhận doanh thu.
Do đó, công ty cần đẩy nhanh tiến độ thi công cũng như tiến độ thanh quyết toán các công trình. Việc đẩy nhanh tiến độ thi công công trình nhằm đảm bảo có thể nghiệm thu giai đoạn thi công công trình, làm căn cứ để lập khối lượng hoàn thành, và ghi nhận doanh thu. Khi đó, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sẽ giảm đi. Thực tế ,so với các công ty khác hoạt động trong lĩnh vực xây lắp bưu chính viễn thông, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội không phải là cao, nhưng Công ty cũng nên chú ý về tiến độ thi công công trình, để có thể hoàn thành công trình với tiến độ chính xác và chất lượng đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành, qua đó góp phần tăng cường uy tín của Công ty trên thị trường.
- Giảm các chi phí quản lý không cần thiết. Trong 4 năm từ năm 2004 đến năm 2007, tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty vẫn còn
khá cao. Cụ thể, năm 2004, chi phí quản lý doanh nghiệp là 6,9 tỷ, năm 2005, chi phí giảm còn 5,1 tỷ, năm 2006 chi phí giảm còn 5,3 tỷ và sang năm 2007, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm còn 4,9 tỷ đồng. Số lượng cán bộ phòng ban khối văn phòng của Công ty trong 4 năm trung bình khoảng 30 người, nhưng chi phí cho khối văn phòng Công ty như vậy là khá lớn mặc dù Công ty đã cố gắng giảm khoản chi phí này. Đây cũng là một điểm mà Công ty cần chú ý trong quá trình cắt giảm các khoản chi phí.
- Dự trữ hàng hoá phải hợp lý tránh những thất thoát không đáng có.
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch, theo dõi tiến độ thi công công trình, áp dụng công nghệ mới phù hợp để nhằm sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu, nâng cao năng suất lao động. Công ty cần tiếp tục tác động các phong trào thi đua sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị.