Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI (HACISCO)
2.3. THỰC TẾ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
2.3.5. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Trong nền kinh tế thị trường khả năng thanh toán là chỉ tiêu hàng đầu cần xem xét đối với một doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đánh giá một cách cơ bản đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp đó để từ đó nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, nó phản ánh trực tiếp tình hình phát triển của doanh nghiệp đó.
* Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành:
Khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn.
Khả năng thanh toán
hiện hành =
Tài sản l-u động Nợ ngắn hạn
Bảng 2.18: Khả năng thanh toán hiện hành:
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008 1 Tài sản lưu
động
Triệu
đồng 167.789 183.924 257.331 215.441 2 Nợ ngắn hạn Triệu
đồng 136.536 128.848 139.865 106.734 3
Khả năng thanh toán hiện hành
= (1) / (2)
1,23 1,43 1,84 2,02
( Nguồn: Báo cáo tài chính của các năm 2005, 2006, 2007, 2008 của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội) Đối với mỗi ngành thường có những yêu cầu về độ lớn của chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành khác nhau nhưng nhìn chung hệ số này lớn hơn 1 thường được đánh giá là có khả năng thanh toán bình thường.
Chỉ tiêu tài sản lưu động và nợ nắn hạn của Công ty được lấy từ báo cáo tài chính tại thời điểm 31 tháng 12 của các năm 2005, 2006, 2007, 2008. Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội, chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành đều lớn hơn 1 và tăng dần trong các năm từ năm 2005 đến năm 2008. Năm 2006, chỉ tiêu này tăng thêm 0,2 tương
(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)
95
đương tăng xấp xỉ 16,2% so với năm 2005, tới năm 2007, chỉ tiêu này tăng thêm 0,41 tương đương tăng xấp xỉ 29% so với năm 2006 và sang năm 2008, chỉ tiêu này tăng thêm 0,18 tương đương tăng xấp xỉ 10%. Qua chỉ tiêu này có thể phản ánh tạm thời rằng khả năng thanh toán của Công ty tương đối tốt, do chỉ tiêu này lớn hơn 1 và tăng dần qua các năm, đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty là khá tốt.
+) So sánh khả năng thanh toán hiện hành của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội với một số doanh nghiệp cùng ngành có quy mô tương đương:
Bảng 2.19: So sánh khả năng thanh toán hiện hành
Công ty Năm
2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008 Công ty CP Xây lắp
BĐ Hà Nội 1,23 1,43 1,84 2,02
Công ty CP Phát triển
công trình viễn thông 1,44 1,46 1,38 1,27
Công ty CP Đầu tư và
Xây dựng BĐ 1,26 1,43 1,53 1,53
(Nguồn: Báo cáo tài chính của 3 công ty trong các năm 2005, 2006, 2007, 2008) So sánh với 2 doanh nghiệp cùng ngành, có thể thấy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội tương đương với Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện, nhưng thấp hơn so với Công ty cổ phần phát triển công trình viễn thông. Tuy nhiên, với cả 3 công ty trên, hệ số này đều lớn hơn 1 và nhìn chung đều tăng qua các năm, đảm bảo khả năng thanh toán tương đối an toàn với cả 3 công ty.
Tuy nhiên, như đã phân tích tại phần quản trị vốn lưu động, do chiếm chủ yếu trong tổng lượng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu
điện Hà Nội là các khoản phải thu và hàng tồn kho, không thể ngay lập tức thu hồi, do đó phải kết hợp phân tích thêm các chỉ tiêu khác về khả năng thanh toán, để có thể đánh giá một cách cụ thể và chính xác hơn.
* Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu.
Khả năng thanh toán nhanh
= Tài sản l-u động - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (hàng tồn kho).
Bảng 2.20: Khả năng thanh toán nhanh:
STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008 1 Tài sản lưu động Triệu
đồng 167.789 183.924 257.331 215.441 2 Hàng tồn kho Triệu
đồng 50.313 37.492 34.820 20.445 3 Nợ ngắn hạn Triệu
đồng 136.536 128.848 139.865 106.734 4
Khả năng thanh toán nhanh
= [(1) - (2)] / (3)
0,86 1,14 1,59 1,83
( Nguồn: Báo cáo tài chính của các năm 2005, 2006, 2007, 2008 của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội) Chỉ tiêu tài sản lưu động, hàng tồn kho và nợ nắn hạn của Công ty được lấy từ báo cáo tài chính tại thời điểm 31 tháng 12 của các năm 2005, 2006, 2007, 2008. Với hệ số thanh toán nhanh, giá trị trên 0,5 được coi là mức an toàn của chỉ tiêu này. Qua bảng số liệu trên, có thể thấy hệ số thanh toán
(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)
97
nhanh của Công ty phản ánh khả năng thanh toán nhanh của Công ty tương đối tốt. Năm 2005, chỉ tiêu này là 0,86, sang năm 2006 chỉ tiêu này tăng tăng 0,28 tương đương tăng 33% so với năm 2005; năm 2007, chỉ tiêu này tăng 0,45 tương đương tăng xấp xỉ 40% so với năm 2006; năm 2008, chỉ tiêu này tăng 0,24 tương đương tăng khoảng 15% so với năm 2007. Chỉ tiêu này tăng dần lên qua các năm, có thể thấy Công ty luôn đảm bảo một khả năng thanh toán khá tốt và an toàn qua các năm.
+) So sánh khả năng thanh toán nhanh của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội với một số doanh nghiệp cùng ngành có quy mô tương đương:
Bảng 2.21: So sánh khả năng thanh toán nhanh
Công ty Năm
2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008 Công ty CP Xây lắp
BĐ Hà Nội 0,86 1,14 1,59 1,83
Công ty CP Phát triển
công trình viễn thông 0,84 0,98 1,02 1,04
Công ty CP Đầu tư và
Xây dựng BĐ 0,80 0,88 1,07 1,18
(Nguồn: Báo cáo tài chính của 3 công ty trong các năm 2005, 2006, 2007, 2008) Qua bảng trên có thể thấy khả năng thanh toán nhanh của cả 3 công ty đều trên 0,5 và tương đối đồng đều, có xu hướng tăng dần qua các năm. Mặc dù vậy, chỉ tiêu này của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội vẫn ở mức cao hơn so với 2 công ty còn lại, có thể thấy công ty luôn chủ động giữ một mức an toàn với các khoản nợ. Qua bảng phân tích cũng cho thấy 3 công ty luôn nỗ lực để đảm bảo một mức an toàn trong khả năng thanh toán của công ty. Mặc dù đặc điểm chung của cả 3 công ty là hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là xây lắp, lượng hàng tồn kho cũng chiếm một tỷ trọng khá
cao trong tổng lượng vốn lưu động nhưng các công ty luôn cố gắng duy trì mức nợ ngắn hạn hợp lý, để đảm bảo về khả năng thanh toán, tránh bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
* Khả năng thanh toán tức thời:
Khả năng thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh toán của Công ty ngay lập tức tại thời điểm phát sinh nhu cầu thanh toán, nó xác định tỷ lệ không phụ thuộc vào các khoản phải thu và dự trữ. Chỉ số này được tính bằng tỷ lệ giữa tổng số vốn bằng tiền hiện có và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán tức thời
= Tiền mặt + chứng khoán ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Bảng 2.22: Khả năng thanh toán tức thời
STT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1 Tiền mặt Triệu
đồng 670 536 1.264 5.127
2 Chứng khoán ngắn hạn
Triệu
đồng 238 530 851
3 Nợ ngắn hạn Triệu
đồng 136.536 128.848 139.865 106.734 4
Khả năng thanh toán tức thời
= [(1) + (2)] / (3)
0,005 0,006 0,013 0,056 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của các năm 2005, 2006, 2007, 2008 của Công ty
Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội) Chỉ tiêu tiền mặt, chứng khoán ngắn hạn và nợ nắn hạn của Công ty được lấy từ báo cáo tài chính tại thời điểm 31 tháng 12 của các năm 2005, 2006, 2007, 2008. Qua bảng số liệu trên, có thể thấy chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời của
(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)
99
Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội là rất thấp, đặc biệt là trong 2 năm 2005 và năm 2006 (chỉ tiêu này tương ứng đạt 0,005 và 0,006 trong 2 năm). Sở dĩ kết quả như vậy là do trong 2 năm này lượng tiền mặt giảm xuống rất thấp trong khi các khoản nợ ngắn hạn lại tăng lên. Năm 2005 và năm 2006, lượng tiền mặt trong Công ty không cao và khoản đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn cũng không nhiều, mức chênh lệch nợ ngắn hạn của 2 năm không lớn, do đó chỉ tiêu này ở 2 năm là xấp xỉ nhau và không lớn (Năm 2005, chỉ tiêu này là 0,005 và năm 2006, chỉ tiêu này là 0,006). Trong năm 2007 và năm 2008, lượng tiền mặt tăng hơn hẳn so với 2 năm 2005 và 2006, đồng thời có thêm khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn nên khả năng thanh toán nhanh của Công ty cũng được cải thiện. Tuy nhiên, chỉ tiêu này ở Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội vẫn còn thấp, Công ty cần chú ý trong thời gian tới nên cải thiện về khả năng thanh toán nhanh, đảm bảo một mức hợp lý và an toàn cho Công ty.
+) So sánh khả năng thanh toán tức thời của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội với một số doanh nghiệp cùng ngành có quy mô tương đương:
Bảng 2.23: Sosánh khả năng thanh toán tức thời
Công ty Năm
2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008 Công ty CP Xây lắp
BĐ Hà Nội 0,005 0,006 0,013 0,056
Công ty CP Phát triển
công trình viễn thông 0,082 0,047 0,049 0,047 Công ty CP Đầu tư và
Xây dựng BĐ 0,069 0,124 0,106 0,057
(Nguồn: Báo cáo tài chính của 3 công ty trong các năm 2005, 2006, 2007, 2008) Qua so sánh với 2 công ty cùng ngành, khả năng thanh toán tức thời của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội trong 3 năm 2005, 2006 và năm 2007 đều thấp hơn. Nguyên nhân là do tỷ trọng tiền mặt tại quỹ của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội trong cả 4 năm đều ít hơn so với 2 công ty
cùng ngành. Sang năm 2008, hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội Đây là một điều mà Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội nên lưu ý, để so sánh với các công ty có quy mô trong ngành về khả năng thanh toán tức thời, để có thể đảm bảo mức độ an toàn tương đương với các công ty.
Có thể nhận xét sau khi phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội là tương đối tốt. Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh của Công ty đều đảm bảo một mức độ an toàn và hợp lý. Mặc dù chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời còn thấp do lượng tiền mặt tại quỹ của Công ty là không nhiều, nhưng theo phân tích ở phần quản trị vốn bằng tiền, chiếm chủ yếu trong vốn bằng tiền của Công ty là tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền (tiền gửi có kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống), Công ty có thể huy động ngay khi cần thiết trong việc thanh toán các khoản nợ. Như vậy, về khả năng thanh toán của Công ty vẫn đảm bảo tương đối tốt, cho phép Công ty duy trì một mức an toàn về khả năng thanh toán trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm.