Công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số biện pháp quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội ( HACISCO) (Trang 76 - 85)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI (HACISCO)

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI (HACISCO)

2.2.3. Công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội

Thông thường các doanh nghiệp sản xuất phải dự trữ một lượng hàng tồn kho phù hợp với từng giai đoạn khác nhau trong toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu thô cho đến khi sản phảm được hoàn tất. Vì thế, tính toán để cân bằng giữa chi phí và rủi ro trong việc dự trữ lượng hàng hóa tồn kho ít hay nhiều rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.

Bảng 2.8: Cơ cấu hàng tồn kho của Công ty

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ lệ (%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ lệ (%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ lệ (%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ lệ (%) Nguyên liệu,

vật liệu tồn kho

501 1 283 1 6.712 19 954 5

Công cụ, dụng

cụ - 0 - 0 - 0 16 1

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

49.812 99 36.409 97 28.109 81 19.514 94 Hàng gửi đi

bán - 0 800 2 - 0 - 0

Hàng tồn kho 50.313 100 37.492 100 34.821 100 20.484 100 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của các năm 2005, 2006, 2007, 2008 của Công ty

Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội) Số liệu về hàng tồn kho của Công ty được lấy từ báo cáo tài chính tại thời điểm ngày 31 tháng 12 của các năm 2005, 2006, 2007 và năm 2008. Qua

(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)

69

bảng số liệu trên ta thấy, có một vài nhận xét về hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội:

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số hàng tồn kho của Công ty là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Trong cả 4 năm phân tích, từ năm 2005 đến năm 2008, khoản này chiếm tỷ trọng trên 90% hàng tồn kho của Công ty, chỉ trong năm 2007, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 81% hàng tồn kho của Công ty, nhưng tỷ trọng này vẫn khá cao. Sở dĩ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty lớn như vậy là do số lượng công trình xây lắp của Công ty là rất nhiều, và giữ đều trong 4 năm từ năm 2005 đến năm 2008 (trung bình mỗi năm trên 250 hợp đồng với giá trị trung bình là khoảng 600 triệu đồng cho một hợp đồng). Thời gian thi công công trình thường kéo dài ít nhất là khoảng 60 ngày, chưa kể thời gian hoàn thiện hồ sơ công trình để Chủ đầu tư xác nhận khối lượng hoàn thành hoặc quyết toán để ghi nhận doanh thu. Số lượng hợp đồng “gối đầu” từ năm này qua năm khác, do vậy tại thời điểm cuối năm, có những hợp đồng mới bắt đầu thi công, đang thi công hoặc đã thi công xong nhưng chưa quyết toán công trình hoặc chưa được xác nhận khối lượng hoàn thành để ghi nhận doanh thu, nên dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty không được kết chuyển và còn chiếm tỷ trọng cao trong lượng hàng tồn kho như vậy. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phản ánh Công ty có nhiều công trình đang thi công, nhưng bên cạnh đó, cũng là một điểm để Công ty chú ý trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công công trình và hoàn thiện hồ sơ công trình.

Nguyên liệu, vật liệu tồn kho: Trong những năm trước đây, Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội thường trực tiếp chuẩn bị vật tư phục vụ cho việc thi công công trình của các xí nghiệp. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2005, do các xí nghiệp mở rộng địa bàn thi công ra các tỉnh, Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội đã để cho các xí nghiệp chủ động chuẩn bị vật tư phục

vụ thi công công trình, Công ty chỉ đứng ra liên hệ với các nhà phân phối, hoặc đứng ra ký hợp đồng với những vật tư chính, khối lượng lớn. Do đó, nguyên liệu, vật liệu tồn kho của Công ty càng về sau càng giảm, chiếm tỷ trọng ít dần đi trong lượng hàng tồn kho. Tuy nhiên, tại thời điểm cuối năm 2007, nguyên liệu, vật liệu tồn kho của Công ty lại cao hơn hẳn so với những năm còn lại, cụ thể, nguyên liệu, vật liệu tồn kho là 6.712 triệu đồng, tương đương chiếm 19% tổng lượng hàng tồn kho của Công ty. Sở dĩ năm 2007, lượng nguyên liệu, vật liệu tồn kho tại thời điểm cuối năm lớn như vậy là do vào khoảng thời điểm tháng 6 của năm 2007, bắt đầu có hiện tượng giá sắt thép và xi măng có xu hướng tăng đột biến. Với số lượng công trình lớn, vật liệu xi măng và sắt thép là một trong những vật tư chính phục vụ thi công công trình, Công ty đã chủ động mua một lượng lớn sắt thép dự trữ khi giá biến động chưa nhiều. Đây là một chiến lược đúng đắn của Công ty vì tại thời điểm Công ty ký hợp đồng mua, sắt thép chỉ ở mức giá trung bình khoảng 9.500 đồng/kg nhưng tới thời điểm cuối năm, giá sắt thép đã tăng vụt lên khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. Tại thời điểm cuối năm 2007, do số lượng sắt thép dự trữ chưa được sử dụng để thi công công trình nên nguyên liệu, vật liệu tồn kho của Công ty năm 2007 tăng đột biến như vậy. Và lượng nguyên liệu, vật liệu tồn kho của năm 2007 được chuyển sang phục vụ cho việc thi công một số công trình chưa thi công xong của năm 2007 và những công trình mới trong năm 2008.

Công cụ, dụng cụ: Theo nguyên tắc kế toán, công cụ, dụng cụ đã đưa vào sử dụng được phân bổ vào chi phí trong kỳ. Trong 3 năm 2005, năm 2006 và năm 2007, tại thời điểm ngày 31 tháng 12, do công cụ, dụng cụ đã được sử dụng và hạch toán vào công trình, do đó tại thời điểm cuối năm, không còn số dư của công cụ, dụng cụ. Chỉ riêng tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2008,

(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)

71

vẫn còn một lượng công cụ, dụng cụ còn tồn do chưa phân bổ vào công trình trong năm và lượng công cụ, dụng cụ này chỉ chiếm 1% tổng lượng hàng tồn kho của Công ty. Với những công trình lớn, Công ty vẫn đầu tư công cụ, dụng cụ để phục vụ thi công công trình và số công cụ, dụng cụ đó vẫn có thể phục vụ thi công các công trình khác sau này nếu vẫn đảm bảo điều kiện sử dụng.

Hàng gửi bán: Chỉ riêng trong năm 2006 có xuất hiện hàng gửi bán với giá trị là 800 triệu đồng, chiếm 2,13% lượng hàng tồn kho của Công ty.

Lượng hàng gửi bán này là do trong năm 2006, Công ty có mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh thêm lĩnh vực kinh doanh ống nhựa các loại phục vụ thi công các công trình xây lắp. Do phần vật tư ống nhựa thường do phía Chủ đầu tư cung cấp, do đó, Công ty đã mở rộng, chuyển hướng kinh doanh thêm về cung cấp ống nhựa. Công ty không trực tiếp sản xuất vật liệu này mà liên danh với Công ty Cổ phần Nhựa Thống Nhất để kinh doanh do đã có mối quan hệ với Bưu điện các tỉnh và lại không phải đầu tư nhà xưởng, dây chuyền sản xuất. Công ty đã mở đại lý tại một số tỉnh để tiếp thị ống nhựa, cung cấp cho các đơn vị thi công và do đó trong năm 2006 có phát sinh một lượng hàng gửi bán trị giá 800 triệu đồng. Tuy nhiên, sang năm 2007, do kế hoạch của Tập đoàn bưu chính viễn thông đầu tư vào xây dựng cơ bản không nhiều, tình hình cạnh tranh khá lớn, nên việc cung cấp vật liệu không còn hiệu quả, do đó Công ty không đầu tư nhiều vào lĩnh vực này.

Với một cơ cấu hàng tồn kho như đã phân tích, để có thể đánh giá chi tiết công tác quản trị hàng tồn kho, hãy phân tích chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho và thời gian một vòng quay hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội:

* Vòng quay hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn = Giá vốn hàng bán

kho Hàng tồn kho bình quân - Giá vốn hàng bán được lấy từ báo cáo tài chính tại thời điềm ngày 31 tháng 12 của năm phân tích.

- Hàng tồn kho bình quân, được tính tương tự như cách tính tiền mặt bình quân đã nêu ở phần 2.2.1. Hàng tồn kho được tính trung bình trong 1 tháng, 1 quý để tính khoản phải thu bình quân trong năm phân tích của Công ty.

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời gian nhất định, qua chỉ tiêu này giúp nhà quản trị tài chính xác định mức dự trữ vật tư, hàng hoá hợp lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh.

* Thời gian một vòng quay hàng tồn kho:

Thêi gian mét vòng quay hàng

tồn kho

= 360

Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh, hàng dự trữ quay hết một vòng tốn bao nhiêu thời gian.

Bảng 2.9: Xác định thời gian một vòng quay hàng tồn kho của Công ty

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008 1 Hàng tồn kho bình

quân

Triệu

đồng 42.238 43.903 36.156 27.633 2 Giá vốn hàng bán Triệu

đồng 92.349 134.801 128.003 96.509 3

Vòng quay hàng tồn kho

= (2) / (1)

Vòng 2,19 3,07 3,54 3,50

4

Thời gian một vòng quay hàng tồn kho

= 360 ngày / (3)

Ngày 165 117 102 103

( Nguồn: Báo cáo tài chính của các năm 2005, 2006, 2007, 2008 của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội) Có thể nhận thấy, vòng quay hàng tồn kho của Công ty tăng khá đều

(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)

73

trong các năm. Trong 4 năm phân tích từ năm 2005 đến năm 2008, trong năm 2005, vòng quay hàng tồn kho đạt mức thấp nhất là 2,19 vòng, còn trong 3 năm còn lại chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho luôn ở trên mức 3 vòng. Vì lượng hàng tồn kho của Công ty là khá cao, trong 2 năm 2005 và năm 2006, lượng hàng tồn kho tăng trên 40 tỷ đồng, dù sang năm 2007 có giảm xuống còn 36 tỷ đồng và năm 2008 giảm còn 27,6 tỷ đồng nhưng vẫn còn khá lớn, do đó chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho vẫn còn thấp. Để có những đánh giá cụ thể hơn về chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, hãy phân tích tác động của từng yếu tố tới sự biến động của chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho:

+) Năm 2006 so với năm 2005:

So với năm 2006, vòng quay các hàng tồn kho của Công ty tăng lên 0,88 vòng. Nguyên nhân cụ thể là do:

Do ảnh hưởng của giá vốn hàng bán:

1 = 134.801 42.238

_ 92.349

42.238 = 1,00 Do ảnh hưởng của hàng tồn kho:

2 = 134.801 43.903

_ 134.80 1 42.238

= - 0,12

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

 = 1 + 2 = 1,00 - 0,12 = 0,88

Như vậy, trong năm 2006, có thể thấy vòng quay hàng tồn kho tăng thêm 0,88 vòng là do sự tác động từ việc tăng giá vốn hàng bán, tuy nhiên do hàng tồn kho cũng tăng thêm do đó đã làm giảm tốc độ tăng của vòng quay hàng tồn kho. Cụ thể, yếu tố giá vốn hàng bán tăng trong năm 2006 đã khiến vòng quay hàng tồn kho tăng thêm 1,00 vòng, nhưng yếu tố hàng tồn kho cũng tăng đã khiến cho vòng quay hàng tồn khogiảm đi 0,12 vòng. Tổng hợp tác động

của cả 2 yếu tố này đã khiến vòng quay hàng tồn kho của Công ty chỉ tăng thêm 0,88 vòng.

+) Năm 2007 so với năm 2006:

So với năm 2007, vòng quay hàng tồn kho của Công ty tăng thêm 0,47 vòng. Nguyên nhân cụ thể là do:

Do ảnh hưởng của giá vốn hàng bán:

1 = 128.003 43.903

_ 134.80 1 43.903

= - 0,15

Do ảnh hưởng của hàng tồn kho:

2 = 128.003 36.156

_ 128.00 3 43.903

= 0,62

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

 = 1 + 2 = -0,15 + 0,62 = 0,47.

Sang năm 2007, giá vốn hàng bán của Công ty đã giảm xuống, hàng tồn kho của Công ty cũng giảm xuống đã tác động tới vòng quay hàng tồn kho của Công ty trong năm nay. Cụ thể, do giá vốn hàng bán giảm đi đã khiến vòng quay hàng tồn kho giảm 0,15 vòng và hàng tồn kho giảm đã khiến vòng quay hàng tồn kho tăng thêm 0,62 vòng. Do giá vốn hàng bán bán giảm đã khiến tốc độ tăng vòng quay hàng tồn kho tăng ít hơn, tổng hợp tác động của cả 2 yếu tố đã khiến cho vòng quay hàng tồn kho của Công ty năm 2007 tăng 0,47 vòng so với năm 2006.

+) Năm 2008 so với năm 2007:

So với năm 2007, vòng quay hàng tồn kho của Công ty giảm đi 0,04 vòng. Nguyên nhân cụ thể là do:

Do ảnh hưởng của giá vốn hàng bán:

(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)(LUAN.VAN.THAC.SI).Mot.so.bien.phap.quan.tri.va.nang.cao.hieu.qua.su.dung.von.luu.dong.tai.Cong.ty.Co.phan.Xay.lap.Buu.dien.Ha.Noi.(.HACISCO)

75

1 = 96.509

36.156

_ 128.003 36.156

= - 0,87

Do ảnh hưởng của hàng tồn kho:

2 = 96.509

27.633

_ 96.509 36.156

= 0,83

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

 = 1 + 2 = -0,87 + 0,83 = - 0,04.

Sang năm 2008, giá vốn hàng bán của Công ty đã giảm xuống, hàng tồn kho của Công ty cũng giảm xuống đã tác động tới vòng quay hàng tồn kho của Công ty. Cụ thể, do giá vốn hàng bán giảm đi đã khiến vòng quay hàng tồn kho giảm 0,87 vòng và hàng tồn kho giảm đã khiến vòng quay hàng tồn kho tăng thêm 0,83 vòng. Như đã phân tích, do ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế và việc Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông giảm đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông, vốn là lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của Công ty, nên đã khiến khối lượng công trình của công ty trong năm 2008 giảm đi nhiều so với những năm trước, vì vậy mà chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (chiếm phần lớn tỷ trọng hàng tồn kho của công ty) và giá vốn hàng bán cũng giảm theo. Do đó tốc độ tăng vòng quay hàng tồn kho tăng ít hơn, tổng hợp tác động của cả 2 yếu tố đã khiến cho vòng quay hàng tồn kho của Công ty năm 2008 giảm đi 0,04 vòng so với năm 2007.

* Thời gian một vòng quay hàng tồn kho:

Qua bảng 2.11, có thể thấy trong cả 4 năm, để hàng tồn kho quay hết một vòng cần trên 100 ngày. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho trong năm 2005 là 165 ngày, là cao nhất trong 4 năm. Lý do vì trong năm 2005, có một lượng lớn giá vốn hàng bán của những công trình từ năm 2003 và năm 2004 chuyển sang hạch toán trong năm này (Trong 2 năm 2003 và năm 2004, số lượng hợp đồng trung bình là trên 300 công trình với giá trị hợp đồng trung bình của mỗi

công trình khoảng 600 triệu đồng), do đó chỉ tiêu thời gian một vòng quay hàng tồn kho năm này là cao nhất trong 4 năm như đã phân tích ở trên.

Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác

* Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:

Là một trong những bộ phận cấu thành vốn lưu động nhưng chiếm một tỷ lệ khá ít trong tổng lượng vốn lưu động của Công ty. Trong năm 2005, không hề có phát sinh gì về các khoản tiền này. Trong cả 3 năm 2006, năm 2007 và năm 2008, Công ty chuyển hướng sang đầu tư vào một số cổ phiếu trong ngành bưu chính viễn thông được mua ưu đãi và một số ngành khác do có mối quan hệ quen biết. Trước khi đầu tư mua cổ phiếu, bộ phận chuyên trách của phòng Kế toán - Tài chính của Công ty sẽ dựa vào số liệu tài chính của công ty sẽ mua cổ phiếu để tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty đó có lành mạnh và đảm bảo phát triển tốt hay không. Ngoài ra, bên cạnh đó cũng đánh giá về triển vọng phát triển của công ty trong tương lai, so sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành để có cái nhìn tổng quan hơn.

Bảng 2.10: Thống kê tình hình đầu tư cổ phiếu của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội:

TT Tên đơn vị Số l-ợng

Đơn giá

(đồng/CP)

Thành tiền (đồng)

Cổ tức nhËn năm 2008 (đồng) 1 Cty CP thiÕt kÕ b-u

điện

20.000 12.518 250.375.110 30.000.000 2 Cty CP xây lắp b-u

điện Cần Thơ

15.000 10.430 156.450.000 3 Cty CP NG§T nh÷ng

trang vàng

15.000 12.560 188.400.000 43.500.000 4 Cty CP xây lắp BĐ

Hải Phòng

10.000 10.400 139.600.000 5 Cty CP nhùa Sam Phó 58.136 10.000 581.360.000 6 CTy CP Chuyển phát

nhanh B§

700.00 0

10.000 7.000.000.0 00

775.231.51 0

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số biện pháp quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội ( HACISCO) (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)