CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ Ý LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG,
1.2 Nội dung cơ bản của kế tooán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
1.2.2 C ÁC PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG , PHƯƠNG THỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
1.2.2.1 Các phương thức thức bán hàng.
Hiện nay các doanh nghiệp thương mại thường áp dụng các phương thức bán hàng sau:
(a) Phương thức bán buôn hàng hóa: là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất với số lượng lớn. Trong bán buôn hàng hóa, thường có các phương thức sau đây:
- Phương thức bán buôn qua kho: là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong đó hàng bán phải được xuất ra từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Trong phương thức này có 2 hình thức:
+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho: Theo hình thức này, khách hàng cử người mang giấy ủy nhiệm đến kho của doanh nghiệp trực tiếp nhận hàng và áp tải hàng về.
+ Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng: Bên bán căn cứ hợp đồng kinh tế đã ký kết, hoặc theo đơn đặt hàng của người mua xuất kho gửi hàng cho người mua bằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài.
- Phương thức bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng: Là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong đó hàng hóa bán ra khi mua về từ nhà cung cấp không đem về nhập kho của doanh nghiệp mà giao bán ngay hoặc bán ngay cho khách hàng.
Phương thức này bao gồm hai hình thức sau :
+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (Hình thức giao tay ba): Doanh nghiệp thương mại bán buôn sau khi nhận hàng từ nhà cung cấp của mình thì giao bán trực tiếp cho khách hàng của mình tại địa điểm do hai bên thỏa thuận.
+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng: Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài để vận chuyển hàng đến giao cho bên mua tại địa điểm đã thỏa thuận.
(b) Phương thức bán lẻ hàng hóa: Là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua với số lượng nhỏ.
Phương thức này bao gồm các hình thức sau:
+ Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Là hình thức bán hàng mà trong đó việc mua thu tiền ở người mua và giao hàng ở người mua tách rời nhau.
+ Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách hàng và giao hàng cho khách.
+ Hình thức bán lẻ tự phục vụ: Theo hình thức này, khách hàng tự chọn những hàng hóa mà mình cần sau đó mang đến bộ phận thu tiền để thanh toán tiền hàng, nhân viên thu tiền và lập hóa đơn bán hàng.
(c) Phương thức bán hàng trả góp, chậm trả: Là phương thức bán hàng mà doanh nghiệp thương mại dành cho người mua ưu đãi được trả tiền hàng trong nhiều kỳ. Doanh nghiệp thương mại được hưởng thêm khoản chênh lệch giữa giá bán trả góp và giá bán thông thường theo phương thức trả tiền ngay gọi là lãi trả góp. Khi doanh nghiệp thương mại giao hàng cho người mua, hàng hóa được xác định là tiêu thụ. Tuy nhiên khoản lãi trả góp chưa được ghi nhận toàn bộ mà chỉ được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính vào nhiều kỳ sau giao dịch bán.
(d) Phương thức bán hàng đại lý: Là phương thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở nhận bán đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Sau khi bán được hàng, cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp thương mại và được hưởng một khoản tiền gọi là hoa hồng đại lý. Số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại cho đến khi nào cơ sở đại lý thanh toán tiền bán hàng hoặc chấp nhận thanh toán thì nghiệp vụ bán hàng mới hoàn thành.
1.2.2.2 Các phương thức thức cung cấp dịch vụ.
Sản phẩm của ngành dịch vụ nói chung và lĩnh vực tiếp thị liên kết nói riêng không thể lưu kho, không thể đem đến nơi này nơi khác quảng cáo hoặc tiêu thụ.
Vì thế phương thức cung cấp dịch vụ là phương thức trực tiếp, trực tiếp cung cấp cho khách hàng và khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định.
Phương thức cung cấp dịch vụ có thể theo đơn đặt hàng hoặc cung cấp dịch vụ thu tiền trực tiếp.
(a) Cung cấp dịch vụ theo đơn đặt hàng:
Thường là khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ sẽ tiến hành đặt cọc một khoản tiền, các đơn vị kinh doanh dịch vụ sẽ tiến hành lập một hợp đồng hoặc cam
kết với khách hàng. Khi thực hiện xong hợp đồng, đã hoàn tất việc phục vụ khách, đơn vị kinh doanh dịch vụ mới được lập Hóa đơn bán hàng và thanh toán phần tiền còn lại.
(b)Phương thức cung cấp dịch vụ và thu tiền trực tiếp:
Theo phương thức nàytrực tiếp cung cấp dịch vụ và thu tiền của khách. Nhân viên thu tiền sẽ phải lập Báo cáo bán hàng và nộp số tiền thu được theo báo cáo cung cấp dịch vụ về phòng kế toán và thủ quỹ.
1.2.2.3 Các phương thức thanh toán.
(a) Thanh toán bằng tiền mặt
Thanh toán bằng tiền mặt là hình thức thanh toán mà sau khi xuất bán hàng hóa người mua thực hiện thanh toán, trả tiền ngay cho người bán.
(b) Thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán qua ngân hàng
Theo Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định như sau về chứng từ thanh toán qua ngân hàng:
Chứng từ thanh toán qua ngân hàng là giấy tờ giao dịch nhằm chứng minh việc chuyển tiền từ giữa bên mua và bên bán
Tài khoản dùng để giao dịch của hai bên phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế.
Hai bên có chuyển dùng hoặc chuyển tiền vào tài khoản của cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu tài khoản đó được đăng ký với cơ quan thuế
Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác
Theo Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác gồm các trường hợp thanh toán như sau:
Hai bên thực hiện phương thức bù trừ giá trị giữa hàng hóa dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng.