Các khái niệm cơ bản cua đề tài

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 34 - 41)

10. Cấu trúc luận án

1.2. Các khái niệm cơ bản cua đề tài

Dạy học bao hàm hoạt động dạy của giáo viên (người dạy) và hoạt động họa của học sinh (người học). Hoạt động dạy và hoạt động học luôn gắn bó với nhau, thống nhất biện chứng với nhau.

Khái niệm quá trình dạy học được tiếp cận theo các hướng khác:

Theo Iu.K. Babanxki: "Quá trình dạy học đó là một quá trình có mục đích rõ rệt trình tự kế tiếp nhau sự thay đổi tác động qua lại giữa thầy và trò

nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nói chung của học sinh” [76].

Với quan niệm trên mới tập trung phản ánh quá trình dạy học là một quá trình có sự tác động qua lại giữa người dạy và người học được diễn ra theo một trình tự nhất định, khái niệm đó chưa nói rõ vai trò của các thành tố trong quá trình dạy học học.

Dưới góc độ lý thuyết điều khiển (Cibernetic) cho rằng: "quá trình dạy học là quá trình điều khiển, trong đó, giáo viên đóng vai trò điều khiển và học sinh đóng vai trò tự điều khiển” [75]. Quan niệm trên chưa lột tả hết bản chất của quá trình dạy học, thực tế dạy học là quá trình tổ chức nhận thức và tự

nhận thức của người học để phát triển nhân cách người học.

Theo Nguyễn Thị Tính cùng nhóm nghiên cứu: “Dạy học là quá trình

xã hội được tổ chức có mục đích, có kế hoạch. Trong đó, dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học, đạt mục đích dạy học đề ra” [76].

Tác giả luận án chọn khái niệm sau làm khái niệm cơ bản của đề tài:

Dạy học là một quá trình trong đó dưới vai trò tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên, học sinh tư giác, tích cưc, chủ động tư tổ chức hoạt động học tập nhằm thưc hiện các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đề ra.

Dạy học chỉ đạt hiệu quả khi giáo viên phát huy được tính tự giác, tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập, hay nói một cách khác là hiệu quả dạy học phụ thuộc vào năng lực dạy học của giáo viên.

1.2.2. Năng lực dạy học 1.2.2.1. Năng lưc

Đối với mỗi ngành khoa học, tùy vào đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực mà khái niệm năng lực được định nghĩa khác nhau:

- Dưới góc độ triết học, năng lực của con người là sản phẩm của sự

phát triển xã hội: “Sư hình thành năng lưc đòi hỏi cá thế phải nắm được các hình thức hoạt động mà loài người đã tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử xã hội. Vì vậy năng lưc của con người không những do hoạt động bộ não của nó quyết định, mà trước hết là do trình độ phát triển lịch sử mà loài người đã đạt được” [89].

- Dước góc độ tâm lý học: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy. Các nhà nghiên cứu Tâm lý học khẳng định: Năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động của chính con người, nội dung, tính chất của hoạt động được quy định bởi nội dung, tính chất của đối tượng mà hoạt động hướng dẫn. Vì vậy, khi nói đến năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (Ví dụ: khả năng tri giác, khả năng ghi nhớ ...) mà là sự tổng hợp các thuộc tính

tâm lý của cá nhân đáp ứng được yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả mong muốn.

- Theo từ điển Giáo dục học: Năng lực là khả năng thực hiện được hình thành hoặc phát triển cho phép một con người thành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ [83].

Theo Đinh Quang Báo cùng nhóm chuyên gia: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. [37, tr2 ].

Các định nghĩa mặc dù có sự khác nhau nhưng hầu hết đều có chung một số quan điểm: Năng lực bao gồm một loạt các kiến thức, kỹ năng, thái độ

hay các đặc tính cá nhân khác cần thiết để thực hiện công việc thành công.

Bên cạnh đó, nhữg yếu tố này phải quan sát hay đo lường được để có sự phân biệt giữa người có năng lực và người không có năng lực. Năng lưc thể hiện tính chủ quan trong hành động và có thể có được nhờ sư bền bỉ, kiên trì học tập, hoạt động, rèn luyện và trải nghiệm. Về bản chất năng lưc là tổ hợp của kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và một số yếu tố tâm lý khác phù hợp với yêu cầu của hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả. Khi năng lưc phát triển thành tài năng thưc sư thì các yếu tố này hoà quyện, đan xen vào nhau.

Trong luận án này chúng tôi coi Năng lưc là khả năng thưc hiện các hoạt động dưa trên sư huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, các giá trị bản thân để giải quyết hiệu quả vấn đề hay có cách hành xử phù hợp trong bối cảnh thưc, năng lưc được đánh giá thông qua kết quả hoạt động.

1.2.2.2. Năng lưc dạy học

Theo Nguyễn Văn Hộ và Hà Thị Đức năng lực dạy học của giáo viên là tổ hợp kiến thức, kỹ năng sư phạm, thái độ của giáo viên nhằm giúp giáo viên thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học.[ 39]

Năng lực dạy học là một thành tố quan trọng của năng lực sư phạm, năng lực dạy học gồm các năng lực thành phần: Năng chuẩn bị dạy học, năng lực tổ chức thực hiện và năng lực đánh giá[ 75].

- Năng lực chuẩn bị dạy học: Năng lực phát triển chương trình dạy học cấp môn học và bài học; lựa chọn bổ sung cập nhật những nội dung kiến thức, kỹ năng mới; thiết kế các hoạt động có tác dụng phát triển năng lực học sinh phù hợp với yêu cầu thực tiễn dạy học. Lựa chọn tài liệu tham khảo để chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy, xác định mục tiêu bài giảng; các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng dạy học; chọn các phương pháp, hình thức giảng dạy và kỹ thuật giảng dạy cũng như thiết bị tương ứng; dự kiến các phương án xảy ra và phương án xử lý. Trên cơ sở đó thiết kế bài học hay gọi là thiết kế kế hoạch dạy học. Bản thiết kế kế hoạch dạy học đòi hỏi giáo viên phải mô tả được mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản, hoạt động của giáo viên, người học và những phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động vv... Giáo viên phải có năng lực thiết kế bài học tích hợp; bài học phân hóa; bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng trực tuyến và phát triển môi trường học tập elerning vv…

- Năng lực tổ chức thực hiện được thể hiện trong quá trình thực hành giảng dạy và giáo dục, gồm các kỹ năng: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, quản lý người học, định hướng nội dung mới, luyện tập kỹ năng, phát triển kiến thức, kiểm tra đánh giá học sinh...

Trong quá trình thể hiện năng lực thực hiện, có 3 yếu tố cần quan tâm: Năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực sử dụng cá thiết bị và phương tiện giảng dạy;

năng lực hoạt động xã hội trong và ngoài nhà trường. Trong quá trình tổ chức

thực hiện giáo viên phải có năng lực tổ chức dạy học tích hợp; năng lực tổ

chức bài học phân hóa; bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh;

năng lực tư vấn, hỗ trợ học sinh; năng lực dạy học hợp tác vv…

- Năng lực đánh giá giúp cho giáo viên nắm được trình độ và khả năng tiếp thu bài của học sinh để xác nhận kết quả của một hoạt động và để bổ

sung, điều chỉnh trong dạy học [35, tr18]. Giáo viên phải có năng lực xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng thái độ cần đạt được; thiết kế công cụ đánh giá, năng lực thu thập thông tin, năng lực phân tích các giữ liệu để hình thành các nhận định về người học và sự tiến bộ của học sinh; năng lực phản hồi thông tin tới người học; năng lực sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh quá trình dạy và quá trình học tập của học sinh.

Năng lực quản lý hồ sơ dạy học: Quản lý các hồ sơ dạy học, sổ theo dõi kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh vv…

Có thể coi NLDH là khả năng thưc hiện hoạt động dạy học dưa trên sư huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, các phẩm chất cá nhân để triển khai các khâu của quá trình dạy học nhằm thưc hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đề ra trong bối cảnh thưc.

Năng lưc dạy học của giáo viên THPT là khả năng thưc hiện hoạt động dạy học dưa trên sư huy động tổng hợp, kiến thức, kỹ năng các giá trị bản thân để giúp giáo viên THPT thưc hiện các khâu của quá trình dạy học có

chất lượng, hiệu quả trong những hoàn cảnh cụ thể đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

1.2.3. Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên 1.2.3.1. Bồi dưỡng

Bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạt động mà người lao động đã có một trình độ năng lực chuyên môn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó [35, tr15].

Bồi dưỡng là quá trình tác động của chủ thể giáo dục đến đối tượng được giáo dục, làm cho đối tượng được bồi dưỡng tăng thêm năng lực, phẩm chất và phát triển theo chiều hướng tốt hơn [70, tr 9].

 Bồi dưỡng có mục đích, mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp thực hiện cụ thể:

- Đối tượng được bồi dưỡng phải có một trình độ chuyên môn nhất định, cần được bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, tin học, ngoại ngữ ... để đáp ứng sự nghiệp giáo dục phục vụ CNH-HĐH đất nước.

- Mục đích bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất, chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để đạt được hiệu quả công việc đang làm.

Theo Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật hóa kiến thức do còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố kĩ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mở

mang một cách có hệ thống những tri thức, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ sẵn có để lao động nghề nghiệp một cách có hiệu quả hơn và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ [36, tr 13].

Từ các luận điểm nêu trên, tác giả sử dụng khái niệm: Bồi dưỡng chính là quá trình bổ sung nâng cao năng lưc chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động đã qua đào tạo để đáp ứng được nhiệm vụ được giao trước yêu cầu mới.

1.2.3.2. Bồi dưỡng năng lưc dạy học

Giáo viên là những người đã được trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp làm nền tảng bản đầu cho hoạt động dạy học thì bồi dưỡng là quá

trình hoàn thiện, phát triển năng lực của giáo viên sau đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn [35, tr 23].

Như vậy, Bồi dưỡng NLDH cho giáo viên là quá trình bổ sung nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng, thái độ tương ứng theo cấu trúc NLDH của giáo viên một cách thường xuyên để giúp họ cập nhật trang bị thêm, trang bị mới những kiến thức, kỹ năng, thái độ giúp giáo viên hoàn thiện các phẩm chất dạy học và làm tăng thêm/ hoàn thiện năng lực thiết kế, tổ chức dạy học; đánh giá kết quả dạy học cho giáo viên trước yêu cầu đổi mới dạy học và yêu cầu xã hội.

Bồi dưỡng NLDH cho giáo viên trung học phổ thông là hoàn thiện kết quả đào tạo cơ bản, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phẩm chất cá nhân cho giáo viên, là việc hướng đội ngũ giáo viên vào việc duy trì, hoàn thiện kết quả thực hiện công việc chuyên môn,nghiệp vụ hiện có, đang diễn ra, hình thành một trình độ tri thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cao hơn cho giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục THPT trong bối cảnh hiện nay.

Chủ thể thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên có thể là chuyên gia về lý luận dạy học, lý luận dạy học bộ môn ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm và các viện nghiên cứu sư phạm hoặc cũng có thể là giáo viên cốt cán các môn học do Sở GD & TT lựa chọn và xây dựng nên được giao nhiệm vụ hướng dẫn đồng nghiệp phát triển chuyên môn. Khi hoạt động bồi dưỡng được phát triển đến đỉnh cao thì chủ thể bồi dưỡng có thể do chính bản thân giáo viên tự xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình và hình thức, phương pháp tự bồi dưỡng để hoàn thiện năng lực chuyên môn của mình đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp.

1.2.4. Khái niệm quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT Quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên là quá trình thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng (bao gồm cả xác định mục tiêu cụ thể, chế định kế hoạch, quy định tiêu chuẩn đánh giá và thể chế hóa), sắp xếp tổ chức (bố trí tổ chức, phối hợp nhân sự, phân công công việc, điều phối nguồn lực

tài chính và kỹ thuật ...), chỉ đạo, điều hành, kiểm soát và đánh giá kết quả, sửa chữa sai sót (nếu có) hoạt động dạy học để bảo đảm hoàn thành mục tiêu nâng cao NLDH giáo viên của nhà trường đã đề ra.

Tác giả luận án quan niệm quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT là quá trình thưc hiện các chức năng quản lý nhằm triển khai có hiệu quả mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch bồi dưỡng đề ra giúp GV nâng cao năng lưc đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học và yêu cầu của xã hội.

Chủ thể quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên là Giám đốc Sở Giáo dục - Thể thao và những người dưới quyền (Phó Giám đốc, trưởng, phó phòng trung học, chuyên viên quản lý phụ trách các môn học vv..), Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(208 trang)
w