10. Cấu trúc luận án
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông
1.5.1. Những yếu tố chủ quan
Sở Giáo dục - Thể thao có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT, chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng phụ thuộc vào năng lực quản lý hoạt động bồi dưỡng của Sở Giáo dục - Thể thao gồm có các năng lực sau: Năng lực xác định nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên; Xác định chuẩn NLDH của giáo viên THPT và khảo sát đánh giá
NLDH, trên cơ sở đó thiết kế nội dung chương trình bồi dưỡng phù hợp;
Năng lực lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng của Sở Giáo dục - Thể thao. Ngoài ra hoạt động bồi dưỡng, hiệu quả
bồi dưỡng còn phụ thuộc vào việc ban hành các chính sách bồi dưỡng của Sở
Giáo dục - Thể thao, phụ thuộc vào việc huy động các nguồn lực tham gia bồi dưỡng của Sở giáo dục - thể thao.
Hiệu trưởng trường THPT có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên: Xác định năng lực hiện có của giáo viên, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, phối hợp với Sở Giáo dục - Thể thao triển khai nội dung, chương trình và đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch cần phát huy tốt vai trò của Hiệu trưởng các trường THPT trong triển khai kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên. Hiệu trưởng THPT không chỉ là người xây dựng kế hoạch mà còn là người tạo môi trường, tạo động lực để mỗi giáo viên
tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng để phát triển năng lực và hoàn thiện năng lực dạy học.
Đối với tổ trưởng chuyên môn trong việc thực hiện quản lý hoạt động bồi dưỡng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên vì họ hiểu rõ nhất nhu cầu bồi dưỡng của mọi thành viên trong tổ, nhóm từ đó sẽ có những tham mưu sát thực việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. TTCM là người luôn cùng các thành viên trong TCM thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. Trình độ và năng lực của TTCM sẽ tạo nên một không khí sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả cao.
Lực lượng giữ vai trò quyết định trong quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên và chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng đó là giảng viên bồi dưỡng và ý thức thái độ và tính tích cực tham gia bồi dưỡng của mỗi giáo viên, năng lực tự bồi dưỡng của giáo viên. Năng lực giảng dạy, hướng dẫn, tư vấn của giảng viên - báo cáo viên có vai trò vô cùng quan trọng là điều kiện có tính chất quyết định đảm bảo chất lượng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT. Tất cả các yếu tố quản lý, giảng dạy của báo cáo viên chỉ là yếu tố hỗ trợ, còn năng lực bồi dưỡng và thái độ tham gia bồi dưỡng của giáo viên mới là yếu tố quyết định chất lượng bồi dưỡng và hiệu quả bồi dưỡng.
Tính tự giác tích cực tham gia bồi dưỡng của giáo viên là yếu tố quyết định hiệu quả của công tác quản lý bồi dưỡng vì vậy nhiệm vụ của các nhà quản lý là phải biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên THPT.
1.5.2. Các yếu tố khách quan
Cách mạng 4.0, vấn đề phát triển của điện toán đám mây, công nghệ zen vv… đặt ra yêu cầu mới về năng lực học sinh được giáo dục từ các trường THPT phải là những người có kiến thức, kỹ năng, tính tự lập và khả năng thích ứng cao trước môi trường luôn luôn thay đổi, vì vậy đòi hỏi giáo viên
phải có năng lực mới để đáp ứng yêu cầu dạy học giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Vấn đề hội nhập giao lưu giữa các nền văn hóa, giáo dục, đòi hỏi giáo dục học sinh không còn gói gọn trong địa bàn khu vực mà phải là giáo dục công dân toàn cầu, do đó giáo viên THPT cần phải bổ sung nhiều năng lực dạy học, giáo dục mới. Vì vậy cán bộ quản lý giáo dục của các địa phương cần giải quyết bài toán muốn nâng cao chất lượng giáo dục, muốn đổi mới giáo dục THPT thì phải nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên.
Trước hết, công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên chịu sự ảnh hưởng của mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu phát triển của nhà trường; CSVC- TBDH của nhà trường; Cơ chế tài chính. Những yếu tố đó sẽ chi phối hoạt động quản lý từ mục tiêu, mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp và cả
những điều kiện đảm bảo cho hoạt động quản lý bồi dưỡng giáo viên.
Trong quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên thì CSVC và tài chính bao gồm sự đáp ứng về ngân sách về các trang thiết bị. Các hoạt động như tổ
chức các khóa bồi dưỡng, điều tra nhu cầu bồi dưỡng, phát triển chương trình bồi dưỡng, cung cấp nguồn học liệu,… đều cần chi tiêu tài chính. CSVC, thiết bị dạy học phục vụ trực tiếp cho các hoạt động quản lý bồi dưỡng như đã nêu, vừa là điều kiện để giáo viên có thể triển khai các hoạt động dạy học.
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học (CSVC-TBDH) đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình dạy và học. Bởi vì có thiết bị dạy học tốt thì chúng ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học bằng các hình thức, phương pháp dạy học đa dạng huy động được đa số người học tham gia thực sự vào quá
trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy một cách tích cực. Do vậy, CSVC-TBDH là bộ phận quan trọng của nội dung và phương pháp, chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức. Hiện nay CSVC-TBDH được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ GD&TT.
Sự phát triển nhanh chóng của CSVC-TBDH đã và đang tạo ra tiềm năng sư phạm to lớn cho việc dạy học có hiệu quả. Các phương tiện dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các PPDH. Vấn đề CSVC-TBDH trong các nhà trường hiện nay đã được quan tâm trong hoạt động quản lý nhà trường nói chung và quản lý dạy học nói riêng song vẫn còn có nhiều bất cập và khó khăn. Việc đánh giá thực trạng những vấn đề đã làm được và những khó khăn đặt ra, cần phải có những biện pháp cụ thể để nhà trường làm tốt hơn nữa công tác quản lý, đồng thời phát huy có hiệu quả về CSVC-TBDH hiện có chính là nhiệm vụ quan trọng mà mỗi nhà quản lý phải hết sức quan tâm.
Công tác quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT chịu sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Những yếu tố đó sẽ chi phối hoạt động quản lý từ mục tiêu, mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp và cả những điều kiện đảm bảo cho hoạt động quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT.
Kết luận chương 1
Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT là hoạt động giúp giáo viên bổ sung, cập nhận kiến thức để hoàn thiện các thành phần năng lực dạy học đảm bảo khi thực hiện dạy học trong các nhà trường đạt hiệu quả cao nhất. Xác định mục tiêu, nội dung và lựa chọn các phương pháp, hình thức để bồi dưỡng phù hợp giúp cho việc bồi dưỡng đạt hiệu quả nâng cao được năng lực dạy học cho giáo viên.
Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, của cơ sở giáo dục mà còn là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi giáo viên. Việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT phải mang tính toàn diện (đồng bộ về phẩm chất nhà giáo, chuyên môn, nghiệp vụ, cả về nội dung và phương pháp dạy học giáo dục ...).
Quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT là quá trình thực hiện các công việc quản lý của Sở Giáo dục - Thể thao đối với hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT, thông qua triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng với mục tiêu nâng cao NLDH cho giáo viên của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới gíao dục phổ thông hiện nay, giáo viên THPT cần phải được bồi dưỡng NLDH nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục trong các nhà trường. Sở GD-TT có vai trò vô cùng quan trọng trong tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng giáo viên với các mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới. Để thực hiện mục tiêu đó Sở GD-TT phải tiến hành tốt 4 chức năng cơ bản trong tổ chức bồi dưỡng như: Lập kế hoạch bồi dưỡng, Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, chỉ đạo bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng. Đồng thời phải chú ý tới những điều kiện chủ quan và khách quan nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên trong địa bàn của các nhà trường
Chương 2