Mối quan hệ cua các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 165 - 176)

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO

3.3. Mối quan hệ cua các biện pháp

Các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT Nước CHDCND Lào như đã trình bày ở trên, mỗi biện pháp đều có vai trò, vị trí và tầm quan trọng nhất định trong việc thống nhất nhận thức, nâng cao phẩm

chất, năng lực chuyên môn, nghiên cứu khoa học, phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu sáng tạo cho giáo viên, đảm bảo chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại, của sự nghiệp giáo dục và sự phát triển các nhà trường. Các biện pháp được đề xuất có quan hệ biện chứng với nhau: Quản lý hoàn thiện khung năng lực, phát triển chương trình bồi dưỡng NLDH cho giáo viên; Tổ chức đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT nước CHDCND Lào là những biện pháp trọng tâm; các biện pháp: Quản lý huy động nguồn lực tổ chức bồi dưỡng; Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán; Tổ chức đánh giá năng lực dạy học của giáo viên theo khung năng lực xây dựng là những biện pháp có tính chất điều kiện cần thiết cho hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên.

Trong quá trình quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT cần thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp. Tuy nhiên, căn cứ vào tính đặc thù của từng tỉnh, trường THPT, điều kiện, thời gian cụ thể, Giám đốc Sở tùy theo tình hình, bối cảnh lựa chọn các biện pháp có tính chất ưu tiên.

3.4. Khảo nghiệm, thử nghiệm tính khả thi và tính cần thiết cua các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ

thông nước CHDCND Lào

3.4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Kiểm tra tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 3.4.1.2. Nội dung khảo nghiệm

Trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi để đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Phiếi hỏi được phát đến 239 người, gồm: 41 cán bộ

lãnh đạo cấp Sở GD-TT, 18 cán bộ quản lý cấp trường và 180 giáo viên của các trường THPT thuộc 3 Sở GD-TT đã lựa chọn

3.4.1.3. Hình thức khảo nghiệm

Tác giả tiến hành lấy ý kiến tham dò từ các lãnh đạo, giáo viên bằng hình thức lấy phiếu trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Lượng hóa các đánh giá bằng điểm số. Tính cần thiết được tính

theo 5 mức độ giảm dần từ cao xuống thấp: 5- Rất cần thiết; 4- Cần thiết; 3- Tương đối cần thiết; 2- Ít cần thiết; 1- Không cần thiết. Còn tính khả thi cũng được tính theo thang điểm 5 mức độ giảm dần từ cao xuống thấp: 5- Rất khả

thi; 4- khả thi; 3- tương đối khả thi; 2- Ít khả thi; 1- Không khả thi.

3.4.1.4. Kết quả khảo nghiệm

Với 239 phiếu phát ra và 239 phiếu thu về đều có thông tin trả lời đầy đủ, kết quả thu được sau khi sử lý số liệu được thể hiện ở Bảng 3.1

Bảng 3.1. Ý kiến đánh giá về các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT Nước CHDCND Lào

T T

Các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT Nước Cộng hòa dân chu nhân dân Lào

Các mức độ thể hiện Tính cần thiết Tính khả thi

∑ TB Bậc ∑ TB Bậc

1

Tổ chức hoàn thiện bộ tiêu chí năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ

thông nước CHDCND Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

210 4.88 3 170 4,71 3

2 Tổ chức phát triển chương trình bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT của Nước CHDCND Lào dựa vào năng lực

216 4,90 2 166 4,69 4

3 Tổ chức huy động các nguồn lực đảm bảo các điều kiện bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT nước CHDCND Lào

200 4,84 5 185 4,77 2

4

Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT nước CHDCND Lào

216 4,93 1 199 4,83 1

5 Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán tư vấn hỗ trợ phát triển năng lực dạy học cho đồng nghiệp

205 4,86 4 160 4,67 5

6 Tổ chức đánh giá năng lực của giáo viên theo bộ tiêu chí NLDH đã xây dựng làm cơ sở để bồi dưỡng giáo viên THPT thông nước CHDCND Lào

189 4,79 6 152 4,64 6

a. Về tính cần thiết của các biện pháp

Số liệu ở Bảng 3.1 cho thấy: Kết quả điểm trung bình của các ý kiến về các nội dung được hỏi đều rất cao, tập trung vào đa số vào mức 4 trở lên. Có thể thấy, các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT nhận

được sự đồng thuận cao. Các ý kiến cho ít cần thiết là thấp, trong đó: Biện pháp “ Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT nước CHDCND Lào” được các CBQL và giáo viên đánh giá cao nhất với số điểm trung bình chung là 4.93 điểm;

Biện pháp “ Tổ chức phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT của Nước CHDCND Lào dựa vào năng lực” cũng được các CBQL và giáo viên đánh giá cao với số điểm trung bình là 4.90 điểm. Biện pháp “Tổ chức đánh giá NLDH của giáo viên THPT theo bộ tiêu chí NLDH đã xây dựng làm cơ sở để xác định nhu cầu bồi dưỡng” nhận được sự đồng thuận thấp nhất và có số ý kiến đánh giá ít cần thiết là cao nhất (4.79 điểm)

b. Về tính khả thi của các biện pháp

Số liệu ở Bảng 3.1 cho thấy mức độ khả thi cũng được các cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá cao. Điểm trung bình từ 4.64 đến 4.83 thể hiện mức độ tin tưởng về các biện pháp được đề xuất. Tuy nhiên, so với tính cần thiết thi tính khả thi có phần được đánh giá thấp hơn. Điều này cho thấy một số biện pháp có thể được thống nhất cao nhưng để thực hiện được còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như khả năng tài chính, quyết tâm của lãnh đạo, môi trường để thực hiện.

3.4.2. Thử nghiệm một số biện pháp

Trong điều kiện thực hiện luận án, Tác giả không thể tiến hành thử nghiệm tất cả các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT.

Tác giả thực hành thử nghiệm 02 biện pháp: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT nước CHDCND Lào và phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán tư vấn hỗ trợ phát triển năng lực dạy học cho đồng nghiệp

3.4.2.1. Mục đích thử nghiệm

Nhằm khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT do tác giả đề xuất.

3.4.2.2. Giả thuyết thử nghiệm

Nếu thực hiện được việc đổi mới các phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên kết hợp với phát triển đội ngũ giáo viên chủ chốt tư vấn hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển năng lực dạy học sẽ

góp phần nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT.

3.4.2.3. Phạm vi, đối tượng, thời gian thử nghiệm

a. Đối tượng thử nghiệm: Lựa chọn và tiến hành thử nghiệm với 02 trường (mỗi trường 28 giáo viên) với 56 giáo viên THPT của tỉnh Viêng Chăn nước CHDCND Lào để thực hiện tác động, nội dung thử nghiệm

b. Thời gian thử nghiệm: Học kỳ hè và học kỳ I, năm học 2018 - 2019 (từ 7/2018 đến 05/2019).

3.4.2.4. Nội dung, quy trình thử nghiệm và tiêu chí thang đo kết quả thử nghiệm Tiến trình triển khai thử nghiệm được thực hiện như sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị thử nghiệm

Ở giai đoạn này nghiên cứu sinh tiến hành:

- Thống nhất ý kiến với Ban Giám hiệu các nhà trường thử nghiệm: xin ý kiến Ban Giám hiệu được phép tiến hành thử nghiệm nội dung 2 biện pháp đề xuất của luận án. Sau khi được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, nghiên cứu sinh lần lượt trình bày về biện pháp cần thử nghiệm, mục đích, nội dung, cách thức tiến hành cơ sở và các điều kiện thực hiện. Thống nhất lựa chọn các tiêu chí đánh giá kết quả của các biện pháp được lựa chọn thử nghiệm và đề xuất thực tế của đơn vị để đánh giá hiệu quả của biện pháp sau thử nghiệm.

Xác định tiêu chí đánh giá bài học thiết kế theo hướng tích hợp và phân hóa như sau:

Yêu cầu 56 giáo viên của hai trường lựa chọn bài học hay chủ đề dạy học để thiết kế 02 giáo án: Giáo án dạy học tích hợp và giáo án dạy học phân hóa, thời gian thực hiện trong 2 tuần.

Tổ chức đo năng lực thiết kế bài học theo hướng tích hợp và thiết kế bài học theo hướng phân hóa trên sản phẩm thực hiện của 56 giáo viên thuộc nhóm đối tượng thử nghiệm, kết quả đạt được như sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát năng lực thiết kế bài học theo chủ đề tích hợp trước khi tiến hành thử nghiệm

Trường THPT Điểm thiết kế bài học tích hợp

4 5 6 7 8 9 10 TB

Trường THPT Nặm Hon 10 7 6 5 0 0 0 5.21

Trường THPT Lak 52 9 8 7 4 0 0 0 5.21

Tổng cộng cả hai trường 19 15 13 9 0 0 0 5.21

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát năng lực thiết kế bài học theo hướng phân hóa trước khi tiến hành thử nghiệm

Trường THPT Điểm thiết kế bài học theo hướng phân hóa

4 5 6 7 8 9 10 TB

Trường THPT Nặm Hon 6 10 7 5 0 0 0 5.39

Trường THPT Lak 52 7 9 8 4 0 0 0 5.32

Tổng cộng cả hai trường 13 19 15 9 0 0 0 5.36

So sánh kết quả khảo sát trước khi thử nghiệm về năng lực thiết kế bài học theo hướng tích hợp và phân hóa cho thấy kết quả đánh giá chung chỉ đạt ở mức trung bình, còn nhiều giáo án chưa đạt yêu cầu.

Giai đoạn 2: Tiến hành thử nghiệm lần 1

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho 56 giáo viên về dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn theo cách thức truyền thống là tổ chức bồi dưỡng theo hình thức trực tiếp, tập trung.

Các bước tiến hành triển khai: Xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng;

Biên soạn tài liệu bồi dưỡng; Lựa chọn báo cáo viên và hình thức bồi dưỡng;

xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng theo hình thức đánh giá sản phẩm giáo án dạy tích hợp của giáo viên.

Giai đoạn 3 tổ chức thử nghiệm lần 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về dạy học phân hóa theo hướng đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng trực tuyến qua mạng, kết hợp với tự bồi dưỡng, tổ

chức nghiên cứu bài học và tư vấn hỗ trợ đồng nghiệp của giáo viên chủ chốt trong hoàn thiện dạy học phân hóa; sản phẩm đánh giá là giáo án dạy học phân hóa của giáo viên.

3.4.2.5. Xử lí kết quả thưc nghiệm

Sử dụng thang điểm 10 để đánh giá kết quả thiết kế bài học của giáo viên và cách tính điểm trung bình để đánh giá kết quả thử nghiệm. Dùng phương pháp kiểm định T - Test để kiểm tra tính đúng đắn của các kết quả thử nghiệm.

i) Xác định các tiêu chí đánh giá giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp như sau:

Xác định mục tiêu dạy học theo các cấp độ: Biết; Hiểu và vận dụng;

Phân tích, tổng hợp; Đánh giá (1,5 điểm)

Thiết kế nội dung và nhiệm vụ học tập của học sinh theo chủ đề liên môn, nội dung học trải nghiệm, học qua thực hành thí nghiệm, các nội dung học tập cho phù hợp với phong cách học tập đa dạng của học sinh (2,5 điểm)

Thiết kế hệ thống tài liệu học tập (1 điểm)

Dự kiến hướng dẫn học sinh học tập theo chủ đề tích hợp, học qua hoạt động trải nghiệm để đạt được mục tiêu (1,5 điểm).

Lựa chọn vận dụng PP, biện pháp và kỹ thuật dạy học theo hướng trải nghiệm nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh (2,0 điểm)

Thiết kế công cụ đánh giá năng lực đạt được của học sinh (1,5 điểm) Tổng điểm giáo án 10 điểm.

ii) Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm qua đánh giá giáo án dạy học phân hóa của giáo viên (đội ngũ báo cáo viên giữ nguyên không thay đổi, đối tượng và điều kiện thử nghiệm không thay đổi). Xác định các tiêu chí đánh giá giáo án dạy học phân hóa như sau:

Xác định mục tiêu dạy học theo các cấp độ: Biết; Hiểu và vận dụng;

Phân tích, tổng hợp; Đánh giá tương ứng với từng nhóm năng lực học tập của học sinh (1,5 điểm)

Thiết kế nội dung và nhiệm vụ học tập của học sinh theo từng nhóm năng lực, đồng thời thiết kế các nội dung học tập cho phù hợp với phong cách học tập đa dạng của học sinh (2,5 điểm)

Thiết kế hệ thống tài liệu học tập theo các nhóm năng lực học sinh (1 điểm) Dự kiến các biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn học sinh học tập theo từng nhóm năng lực và năng lực cá nhân để đạt được mục tiêu (1,5 điểm).

Lựa chọn vận dụng phương pháp, biện pháp và kỹ thuật dạy học theo tiếp cận năng lực cá nhân và năng lực nhóm nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh (2,0 điểm)

Thiết kế công cụ đánh giá có tính phân loại năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng thái độ cần đạt ở học sinh nhằm thu thông tin phản hổi từ học sinh để điều chỉnh quá trình dạy học hiệu quả (1,5 điểm)

Tổng điểm giáo án phân hóa 10 điểm.

Chúng tôi tiến hành so sánh điểm trung bình của lần khảo sát trước thử nghiệm với lần khảo sát sau thử nghiệm, qua các tiêu chí cụ thể; tính độ tin cậy của các kết luận; so sánh trung bình của hai mẫu.

3.2.4.6. Đánh giá kết quả thử nghiệm i) Kết quả thử nghiệm lần 1:

Sau khi tổ chức tập huấn trên 56 GV thử nghiệm lần 1, đánh giá sản phẩm của GV về thiết kế bài học tích hợp, tác giả thu được kết quả ở bảng 3.4

Bảng 3.4a. Kết quả khảo sát năng lực thiết kế bài học theo chu đề tích hợp sau khi tiến hành thử nghiệm lần 1

Trường THPT Điểm thiết kế bài học tích hợp

5 6 7 8 9 10 TB

Trường THPT Nặm Hon 5 8 9 4 2 0 6.64

Trường THPT Lak 52 7 9 8 3 1 0 6.38

Tổng cộng cả hai trường 12 17 17 7 3 0 6.50

Nhận xét: Phân tích kết quả thử nghiệm cho thấy điểm trung bình trung đạt 6.50 thuộc mức trung bình khá, cao hơn kết quả trước thử nghiệm đạt mức

trung bình là 5.21

Kiểm định T - Test cho kết quả như sau:

Bảng 3.4b. Kiểm định T -Test kết quả năng lực thiết kế bài học theo chu đề tích hợp trước và sau thử nghiệm

STT Điểm

N X SD P

4 5 6 7 8 9 10

Trước thử nghiệm 19 15 13 9 0 0 0 56 5.21 1.09 0.00

Sau thử nghiệm 12 17 17 7 3 0 56 6.50 1.13

Sau thử nghiệm, năng lực thiết kế bài học tích hợp được tăng lên và sự

khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P=0,00<P=0,05).

Sự khác biệt này được thể hiện ở tất cả các nội dung: Xác định mục tiêu dạy học theo các cấp độ: Biết; Hiểu và vận dụng; Phân tích, tổng hợp; Đánh giá; Thiết kế nội dung và nhiệm vụ học tập của học sinh theo chủ đề liên môn, nội dung học trải nghiệm, học qua thực hành thí nghiệm, các nội dung học tập cho phù hợp với phong cách học tập đa dạng của học sinh; Thiết kế hệ thống tài liệu học tập; Dự kiến hướng dẫn học sinh học tập theo chủ đề tích hợp, học qua hoạt động trải nghiệm để đạt được mục tiêu; Lựa chọn vận dụng phương pháp, biện pháp và kỹ thuật dạy học theo hướng trải nghiệm nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh; Thiết kế công cụ đánh giá năng lực đạt được của học sinh.

ii) Kết quả thử nghiệm lần 2:

Kết quả thử nghiệm lần 2 trên 56 giáo viên của 2 trường THPT thu được ở bảng 3.5.

Bảng 3.5a. Kết quả khảo sát năng lực thiết kế bài học theo hướng dạy học phân hóa sau thử nghiệm lần 2

Trường THPT

Điểm thiết kế bài học theo hướng dạy học

phân hóa TB

5 6 7 8 9 10

Trường THPT Nặm Hon 0 7 8 8 4 1 7.43

Trường THPT Lak 52 0 9 7 7 5 0 7.29

Tổng cộng cả hai trường 0 16 15 15 9 1 7.36

Từ kết quả thống kê ở bảng 3.5a cho thấy điểm trung bình của kết quả

thử nghiệm sau lần 2 là 7.36 cao hơn kết quả trước thử nghiệm là 5.36 Kiểm định T - Test cho kết quả như sau:

Bảng 3.5b. Kiểm định T - Test kết quả năng lực thiết kế bài học theo chu đề tích hợp trước và sau thử nghiệm

STT Điểm

N X SD P

4 5 6 7 8 9 10

Trước thử nghiệm 13 19 15 9 0 0 0 56 5.36 1.01 0.00

Sau thử nghiệm 0 16 15 15 9 1 56 7.36 1.11

Sau thử nghiệm, năng lực thiết kế bài học phân hóa được tăng lên và sự

khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P=0,00<P=0,05).

Sự khác biệt thể hiện ở tất cả các nội dung: Xác định mục tiêu dạy học theo các cấp độ: Biết; Hiểu và vận dụng; Phân tích, tổng hợp; Đánh giá tương ứng với từng nhóm năng lực học tập của học sinh; Thiết kế nội dung và nhiệm vụ học tập của học sinh theo từng nhóm năng lực, đồng thời thiết kế các nội dung học tập cho phù hợp với phong cách học tập đa dạng của học sinh; Thiết kế hệ thống tài liệu học tập theo các nhóm năng lực học sinh; Dự kiến các biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn học sinh học tập theo từng nhóm năng lực và năng lực cá nhân để đạt được mục tiêu; Lựa chọn vận dụng phương pháp, biện pháp và kỹ thuật dạy học theo tiếp cận năng lực cá nhân và năng lực nhóm nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh; Thiết kế công cụ đánh giá có tính phân loại năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng thái độ cần đạt ở học sinh nhằm thu thông tin phản hổi từ học sinh để điều chỉnh quá trình dạy học hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 165 - 176)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(208 trang)
w