Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO
2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát
2.1.1. Khái quát về giáo dục trung học phổ thông của nước CHDCND Lào 2.1.1.1. Khái quát chung
Nước CHDCND Lào là một đất nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), có diện tích 236.800 km, có 1 thủ đô và 17 tỉnh chia 3 miền như: Miền Bắc có 9 tỉnh, miền chung có 4 tỉnh và 1 thủ đô, miền nam có 4 tỉnh. Nước CHDCND Lào giáp với các đất nước như: phía Bắc giáp Trung Quốc, phiá Nam giáp Cămpuchia, Phiá Đông giáp Việt Nam và phiá tây giáp Vương Quốc Thái Lan. Dân số của Nước CHDCND Lào có 6.492.400 người, nữ 3.237.600 người (Khảo sát năm 2015), bao gồm 49 dân tộc.
2.1.1.2. Tình hình giáo dục trung học phổ thông Nước CHDCND Lào
Căn cứ vào mục tiêu phát triển giáo dục của Bộ GD-TT Nước CHDCND Lào 2000-2010 và 2010-2020 do nghị quyết hội nghị đại biểu của Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ VII (ngày 18-23/3/2002) đã nhấn mạnh và nghị quyết đại hội đại biểu của Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ VIII (ngày 18-23/3/2006) đã khẳng định lại: Ngành học phổ thông phát triển qua 2 giai đoạn quan trọng, giai đoạn 2000-2010 toàn ngành tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện mục tiêu phấn đấu đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục tiểu học; Giai đoạn 2010-2020 triển khai và hoàn thành kế hoạch phổ
cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi và phấn đấu cho Nước CHDCND Lào thoát khỏi nhóm các nước nghèo và lạc hậu.
Trong giai đoạn 2010-2015, ngành GD-TT Lào có sự phát triển về mọi mặt ở tất cả các cấp, bậc học, ngành học đặc biệt là quy mô GD-TT các cấp.
Giáo dục THPT phải tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nước CHDCND Lào.
Năm 2015-16 cả nước CHDCND Lào có 745 trường THPT, 5.178 lớp học, có 204.304 học sinh và 36.095 giáo viên THPT(cả trường THCS và THPT), nữ 18.261 người. Cho đến nay, năm 2016-2017, cả Nước CHDCND Lào so với năm 2015-16 có 760 trường THPT và 206.104 học sinh, số trường tăng 2,01 % và số học sing tăng 0,88 %.
Đội ngũ giáo viên THPT hàng năm được bổ sung, từng bước chuẩn hoá
về trình độ và cân đối về cơ cấu. Đội ngũ giáo viên của các trường THPT ở
khu vực thành phố, thị trấn đã từng bước đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng đội ngũ theo hướng chuẩn hóa, tuy nhiên chất lượng và năng lực của giáo viên chưa đồng đều.
Hiện nay về số lượng giáo viên THPT còn thiếu và yếu ở khu vực Miền núi vùng xâu xa, cơ cấu đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu ngành nghề chuyên môn, trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn của một số giáo viên còn hạn chế, chậm đổi mới.
2.1.2. Tổ chức khảo sát 2.1.2.1. Mục tiêu khảo sát
Khảo sát đánh giá thực trạng năng lực dạy học và nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên và thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT của các Sở Giáo dục và Thể thao nước CHDCND Lào. Từ đó làm cơ sở đề xuất biện pháp bồi dưỡng giáo viên THPT Nước CHDCND Lào, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT Nước CHDCND Lào, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT theo hướng chuẩn hóa.
2.1.2.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên THPT của Nước CHDCND Lào với các nội dung: số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên THPT của Nước CHDCND Lào.
Khảo sát mức độ đạt được về năng lực dạy học của giáo viên các trường THPT Nước CHDCND Lào và khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT Nước CHDCND Lào.
Khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT Nước CHDCND Lào.
Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT của Nước CHDCND Lào, phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý.
2.1.2.3. Đối tượng khảo sát
+ Ban Giám đốc và các trưởng phòng Sở GD-TT trong 3 tỉnh như: Tỉnh Xaysomboun (đại diện các tỉnh Miền Bắc, Miền núi); Tỉnh Viêng Chăn (đại diện các tỉnh Miền trung); Tỉnh Chăm Pa Xác (đại diện các tỉnh Miền Nam).
+ CBQL (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng) 6 trường THPT thuộc 3 tỉnh đã nêu trên như: Trường THPT Long xan, trường THPT Xay Sồm Bun thuộc Tỉnh Xay Sồm Bun; Trường THPT Nặm Hon, Trường THPT Lak 52 thuộc Tỉnh Viêng Chăn; Trường THPT Pạc Xê, Trường THPT Phôn Xay thuộc Tinh Chăm Pa Xác.
+ TTCM, GV thuộc 6 trường THPT nêu trên
Địa bàn khảo sát: 3 Sở GD-TT đại diện cho 3 Miền thuộc Nước CHDCND Lào. Tổng số trường THPT được tham gia khảo sát là 6 trường THPT thuộc 3 Sở GD-TT nêu trên (Mọi tỉnh 2 trường THPT tham gia khảo sát)
Khách thể khảo sát: Tổng số khách thể tham gia khảo sát là 239 người phân thàn 3 nhóm đối tượng như sau:
+ Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các Sở GD-TT: 41 người + Nhóm 2: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng 6 trường: 18 người + TTCM và GV thuộc 6 trường nêu trên: 180 người.
Đây là các trường đã áp dụng việc bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT. Dưới đây là đặc điểm khái quát về mẫu khách thể khảo sát
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu đối tượng khảo sát thực trạng TT Địa bàn
nghiên cứu
CBLĐ Sở GD-TT
CBQL Tr THPT
TTCM,GV
Tr THPT CHUNG
SL % SL % SL % SL %
1 3 Sở GD-TT 41 100 00 00 00 00 41 17.15
2 6 Trường THPT 00 00 18 7,53 180 75,31 198 82.84
2.1.2.4. Phương pháp khảo sát
-Phương pháp điều tra: Sử dụng nguồn tài liệu từ Bộ GD-TT, các Sở
GD-TT, Các trường THPT, sử dụng phiếu điều tra bằng phiếu hỏi: Lãnh đạo, trưởng phòng, Ban Sở GD-TT; CBQL, GV các trường THPT thuộc các tỉnh đã lựa chọn.
-Phương pháp phỏng vấn: kết hợp điều tra bằng phiếu hỏi với việc phòng vấn các đối tượng trên về các nội dung nghiên cứu để làm rõ: Thực trạng NLDH của giáo viên THPT và thực trạng bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT của các Sở Giáo dục & Thể Thao của Nước CHDCND Lào.
-Mẫu nghiên cứu: Phục vụ cho việc đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng giáo viên, quản lý bồi dưỡng giáo viên THPT, với những căn cứ đặc điểm khu vực, tính đặc thù của các tỉnh, Tác giả lựa chọn các tỉnh và các trường THPT có tính đại diện cho các vùng trong nước CHDCND Lào.
-Cách khảo sát: Căn cứ trên bộ công cụ đã xây dựng để đánh giá năng lực dạy học và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên THPT và bộ công cụ đánh giá
về thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên của các Sở Giáo dục
& Thể thao đã lựa chọn. Tác giả xây dựng được 2 phiếu điều tra và 2 phiếu phòng vấn.
-Xử lý kết quả khảo sát:
Tác giả khảo sát 59 phiếu cán bộ quản lý cấp trường và cán bộ quản lý cấp sở; 180 phiếu khảo sát dành cho giáo viên THPT. Mỗi tiêu chí được đánh giá ở 5 mức, mỗi mức được quy ước gắn với một số điểm nhất định: mức 5 (5 điểm), mức 4 (4 điểm), mức 3 (3 điểm), mức 2 (2 điểm), mức 1 (1 điểm).
Cách quy định về các mức độ thể hiện như sau:
Rất thường xuyên 5 điểm; Thường xuyên 4 điểm; Không thường xuyên 3 điểm; Ít khi thực hiện 2 điểm; Chưa thực hiện 1 điểm.
Hoặc thể hiện Tốt 5 điểm; Khá 4 điểm; Trung bình 3 điểm; Yếu 2 điểm;
Kém 1 điểm vv..
Rất cần có 5 điểm; Cần có 4 điểm; tương đối cần 3 điểm; Ít cần 2 điểm;
Không cần 1 điểm
Sau khi thu thập dữ liệu từ phiếu, được quy ra điểm ở các mức độ khác nhau của từng tiêu chí và dùng phương pháp thống kê toán học tính trị số trung bình, từ đó phân tích và rút ra kết luận nghiên cứu:
- Công thức tính trị số trung bình X X1 i
n
� �
- Trong đó: X : Điểm trung bình
- ∑: Tổng số điểm của các khách thể khảo sát - n: số khách thể khảo sát
- Xi: điểm số đạt được tại Xi của khách thể khảo sát ở mỗi lần đo.
- Dựa trên điểm X tác giả quy ước như sau:
- Với X đạt từ 1 đến 1,8: Kém - Với X đạt từ 1,81 đến 2,6: Yếu
- Với X đạt từ 2,61 đến 3,4: Trung bình - Với X đạt từ 3,41 đến 4,2: Khá
- Với X đạt từ 4,21 đến 5,0: Tốt 2.1.2.5. Bộ công cụ khảo sát, phỏng vấn sâu
Xây dựng bộ công cụ khảo sát thực trạng năng lực dạy học và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên THPT, thực trạng bồi dưỡng và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Bộ công cụ gồm bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý cấp Trường, Sở Giáo dục & Thể thao Lào (Mẫu phiếu 01); Bảng hỏi dành cho giáo viên các trường THPT Nước CHDCND Lào (Mẫu phiếu 02).
Bộ công cụ được thiết kế gồm các phần sau đây:
1. Phiếu khảo sát giáo viên về năng lực dạy học và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên THPT (01)
2. Phiếu khảo sát cán bộ quản lý về năng lực dạy học và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trường THPT (02)
3. Phiếu khảo sát giáo viên về thực trạng bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT (01)
4. Phiếu khảo sát cán bộ quản lý giáo dục về thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên và thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT (02)
5. Phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học và thực trạng tổ chức quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT ở Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (03) 2.2. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ
thông nước Cộng hòa dân chu nhân dân Lào
2.2.1. Thực trạng năng lực dạy học của cán bộ quản lý và giáo viên trường trung học phổ thông nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Sử dụng phiếu hỏi số 2 phần phụ lục 01 và phụ lục 02 để khảo sát thực trạng về mức độ cần thiết năng lực dạy học của CBQL và giáo viên trường THPT nước CHDCND Lào, tác giả luận án thu được kết quả ghi ở bảng 2.2
Bảng 2.2. Thực trạng năng lực dạy học của cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
TT Năng lực dạy học ĐT
ĐG
Mức độ cần thiết
1 2 3 4 5 TB
1 Thiết kế và tổ chức bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
CBQL 0 0 0 18 41 4.69
GV 0 0 0 122 58 4.32
2 Thiết kế và tổ chức các hoạt động học qua trải nghiệm
CBQL 0 0 7 30 22 4.25
GV 0 0 0 138 42 4.23
3 Thiết kế và tổ chức các chủ đề dạy học tích hợp ở THPT
CBQL 0 0 5 28 26 4.36
GV 0 0 4 127 49 4.25
4
Lựa chọn các hình thức tổ
chức DH để tích cực hóa hoạt động học tập của HS
CBQL 0 0 10 35 14 4.07
GV 0 0 32 110 38 4.03
5 CBQL 0 0 26 24 9 3.71
TT Năng lực dạy học ĐT ĐG
Mức độ cần thiết
1 2 3 4 5 TB
Sử dụng ngoại ngữ để hỗ trợ hoạt động dạy học ở THPT
GV 0 0
56 90 34 3.88
6
Vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học hiện đại
CBQL 0 0 0 42 17 4.29
GV 0 0 9 137 34 4.14
7
Năng lực tạo môi trường học tập tích cực cho học sinh
CBQL 0 0 36 18 5 3.47
GV 0 41 49 58 32 3.45
8 Quản lý hồ sơ dạy học CBQL 0 0 15 26 18 4.05
GV 0 0 51 78 51 4.00
9 Phát triển chương trình môn học ở THPT
CBQL 0 8 34 15 2 3.19
GV 0 46 60 56 18 3.26
10
Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy học
CBQL 0 0 15 26 18 4.05
GV 0 0 51 78 51 4.00
11
Thiết kế và sử dụng các đồ
dùng dạy học/phương tiện dạy học ở THPT
CBQL 0 5 32 16 6 3.39
GV 0 35 65 48 32 3.43
12
Quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực
CBQL 0 5 28 21 5 3.44
GV 0 29 73 47 31 3.44
13 Thiết kế công cụ và đánh giá
năng lực của học sinh THPT
CBQL 0 0 0 43 16 4.27
GV 0 0 0 127 53 4.29
14
Hiểu biết về sự phát triển tâm sinh lí và hoạt động học tập của học sinh THPT
CBQL 0 3 29 22 5 3.49
GV 0 35 65 48 32 3.43
15 Tham vấn và hỗ trợ tâm lý học đường đối với học sinh THPT
CBQL 0 5 35 15 4 3.31
GV 0 23 93 49 15 3.31
16
Giao tiếp sư phạm (với học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh, cộng đồng)
CBQL 0 5 15 27 12 3.78
GV 0 4 54 100 22 3.78
17 Hợp tác trong dạy học và giáo dục ở THPT
CBQL 0 0 15 29 15 4.00
GV 0 0 50 80 50 4.00
18 Thiết kế và tổ chức dạy học phân hóa
CBQL 0 0 10 29 20 4.17
GV 0 6 35 55 84 4.21
Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy thực trạng NLDH của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ cần thiết của các năng lực thành phần trong năng lực dạy học của giáo viên THPT đều từ mức cần thiết và rất cần thiết trở lên.
Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đánh giá mức độ cần thiết cao nhất đó là các năng lực sau đây:
Thiết kế và tổ chức bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh với cán bộ quản lý có điểm trung bình đánh giá là 4.69 điểm và giáo viên đánh giá trung bình là 4.32 điểm.
Thiết kế công cụ và đánh giá năng lực của học sinh THPT với cán bộ
quản lý có điểm trung bình đánh giá là 4.29 điểm và giáo viên đánh giá trung bình là 4.29 điểm.
Thiết kế và tổ chức các hoạt động học qua trải nghiệm có điểm trung bình do cán bộ quản lý đánh giá là 4.25 điểm và giáo viên đánh giá trung bình là 4.23 điểm.
Thiết kế và tổ chức các chủ đề dạy học tích hợp ở THPT có điểm trung bình do cán bộ quản lý đánh giá là 4.36 điểm và giáo viên đánh giá trung bình là 4.25 điểm.
Các năng lực được đánh giá ở mức độ rất cần thiết được xếp thứ 2 sau các năng lực trên là:
Thiết kế và tổ chức dạy học phân hóa có điểm trung bình do cán bộ quản lý đánh giá là 4.17 điểm và giáo viên đánh giá trung bình là 4.21 điểm.
Hợp tác trong dạy học và giáo dục ở THPT có điểm trung bình đánh giá
của cán bộ quản lý và giáo viên đều là 4.00 điểm.
Quản lý hồ sơ dạy học có điểm trung bình do cán bộ quản lý đánh giá
là 4.05 điểm và giáo viên đánh giá trung bình là 4.00 điểm.
Lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh có điểm trung bình do cán bộ quản lý đánh giá là 4.06 điểm và giáo viên đánh giá trung bình là 4.03 điểm.
Các năng lực thành phần còn lại được đánh giá ở mức độ cần thiết có điểm đánh giá trung bình từ 3.19 trở lên đến 3.88 điểm.
Đặc biệt có một số năng lực rất cần thiết để giáo viên đổi mới dạy học nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng nhu cầu người học và nhu cầu xã hội lại chưa được giáo viên nhân thức cao đó là các năng lực sau đây:
Năng lực phát triển chương trình môn học ở THPT có điểm trung bình do cán bộ quản lý đánh giá là 3.18 điểm và giáo viên đánh giá là 3.25 điểm.
Năng lực tham vấn và hỗ trợ tâm lý học đường đối với học sinh THPT có điểm trung bình do cán bộ quản lý đánh giá là 3.30 điểm và giáo viên đánh giá là 3.31 điểm.
Hiểu biết về sự phát triển tâm sinh lí và hoạt động học tập của học sinh THPT có điểm trung bình do cán bộ quản lý đánh giá là 3.49 điểm và giáo viên đánh giá là 3.43 điểm.
Khi trao đổi với giáo viên M của Trường THPT Nặm Hon về một số nội dung, tác giả luận án thu được những thông tin sau đây: Theo nhận thức của giáo viên và những quy định của nhà trường THPT, giáo viên phải dạy đúng chương trình môn học, không được tự ý thêm hay bớt các nội dung trong chương trình môn học; Mặt khác giáo viên trả lời là ít khi thực hiện các hoạt động tham vấn, tư vấn hỗ trợ tâm lý cho học sinh mà chủ yếu tập trung cho giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của học sinh; Giáo viên gặp trở
ngại lớn nhất hiện nay là thiết kế tổ chức hoạt động dạy học tích hợp, học tập trải nghiệm và đánh giá năng lực của học sinh.
Nhận xét chung: Năng lực dạy học của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên THPT của Nước CHDCND Lào về các năng lực thành phần của năng lực dạy học tương đối đầy đủ, tuy nhiên mức độ chưa đồng đều, một số năng lực cần thiết để đổi mới dạy học và nâng cao chất lượng dạy học chưa được giáo viên đánh giá cao. Các năng lực quan tâm hỗ trợ người học chưa được giáo viên coi trọng và hoàn thiện.