Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông nước CHDCND Lào đáp ứng yêu cầu nâng cao chất

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 122 - 165)

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO

3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông nước CHDCND Lào đáp ứng yêu cầu nâng cao chất

3.2.1. Tổ chức hoàn thiện bộ tiêu chí năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông nước CHDCND Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Hoàn thiện tiêu chí năng lực dạy học của giáo viên Trung học phổ

thông Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong bối cảnh hội nhập quốc vế và khu vực, lấy khung năng lực dạy học của giáo viên làm cơ sở để phát triển tiêu chí, công cụ khảo sát đánh giá, tự đánh giá năng lực dạy học của giáo viên, khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

Trên cơ sở đó giúp cho hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng có cơ sở khoa học để đánh giá kết quả và tổ chức bồi dưỡng hiệu quả, đồng thời giúp giáo viên tự bồi dưỡng để hoàn thiện năng lực dạy học.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Xác định cơ sở để xây dựng khung năng lực dạy học của giáo viên THPT của Nước CHDCND Lào, khi xây dựng khung năng lực dạy học của giáo viên THPT Nước CHDCND Lào, Giám đốc Sở Giáo dục - Thể thao Lào cần dựa vào các cơ sở sau đây:

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT trong đó phân tích sâu về khung năng lực dạy học.

Yêu cầu về chương trình dạy học THPT hiện hành và năng lực cần có của giáo viên THPT.

Xu hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và chương trình dạy học của các nước trên thế giới và khu vực, từ đó định hướng đổi mới chương trình dạy học cấp THPT của Lào.

Những yêu cầu của cách mạng 4.0 đặt ra đối với hoạt động dạy học hiện nay ở trường THPT.

Kết quả khảo sát đánh giá năng lực dạy học của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Xác định khung chuẩn năng lực dạy học của giáo viên THPT, dựa trên những căn cứ nêu trên, Giám đốc Sở có thể xác định khung năng lực dạy học của giáo viên gồm các năng lực sau đây:

Năng lực chuẩn bị dạy học

Năng lực tổ chức thực hiện hoạt động dạy học.

Năng lực đánh giá kết quả dạy học Năng lực quản lý hồ sơ dạy học

Dựa trên khung năng lực dạy học, Giám đốc sở chỉ đạo nhóm chuyên gia cụ thể hóa các năng lực thành phần trong từng năng lực dạy học của giáo viên và xây dựng các tiêu chí, chỉ báo trong từng năng lực dạy học.

3.2.1.3. Cách thưc hiện biện pháp

Giám đốc Sở Giáo dục - Thể thao Lào thành lập nhóm chuyên gia nghiên cứu về năng lực dạy học của giáo viên để tổ chức, nghiên cứu xây dựng khung năng lực dạy học của giáo viên theo điều kiện vùng miền cho phù hợp.

Giám đốc Sở Giáo dục - Thể thao Lào chỉ đạo nhóm nghiên cứu phân tích chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT, yêu cầu về năng lực dạy học, phân tích xu hướng đổi mới giáo dục THPT, yêu cầu của cách mạng 4.0 về dạy học như dạy học kỹ thuật số, mô hình lớp học đảo ngược vv…trên cơ sở đó xác định các năng lực thành phần của năng lực dạy học.

Giám đốc Sở Giáo dục - Thể thao Lào chỉ đạo nhóm chuyên gia nghiên cứu phân tích từng năng lực thành phần để xác định các tiêu chí, chỉ báo cho các năng lực thành phần trong năng lực dạy học, hệ thống hóa theo bảng sau:

Khung năng lực dạy học của giáo viên THPT

Tiêu chuẩn Tiêu chí Chỉ báo Mức độ thể hiện

1.Năng lực chuẩn bị dạy học

1.1.Phát triển chương trình dạy học

Phát triển CTDH cấp môn học

Mức 1: Tham gia cùng tổ/ nhóm CM phát triển CTDH

Mức 2: Phát hiện những nội dung cần bổ sung, cập nhật hoặc điều chỉnh trong CTDH môn học.

Mức 3: Đề xuất và tổ chức thực hiện được nội dung, cách thức mới trong CTDH môn học nhằm khắc phục những bất cập và nâng hiệu quả dạy học

Phát triển chương trình cấp bài học

Mức 1: Tham gia seminar nghiên cứu bài học cùng tổ CM để đổi mới dạy học Mức 2: Phát hiện được những điểm cần thay đổi trong bài học nhằm đảm bảo tính mới, hấp dẫn

Mức 3: Đề xuất và tổ chức thực hiện được những nội dung, cách thức đổi mới bài học nhằm tăng hiệu suất bài học.

Phát triển chương trình cấp hoạt động trong bài học.

Mức 1: Thay đổi phương pháp tổ chức hoạt động học

Mức 2: Thay đổi hình thức tổ chức dạy học

Mức 3: Thay đổi được nội dung hoạt động học của bài học

Tiêu chuẩn Tiêu chí Chỉ báo Mức độ thể hiện

1.2.Xây dựng kế hoạch dạy học

Kế hoạch dạy học khối lớp

Mức 1: Tham gia cùng tổ/nhóm chuyên môn xây dựng KHDH

Mức 2: Xây dựng được KHDH khối/

lớp theo phát triển chương trình môn học đã thông qua

Mức 3: Đề xuất, thực hiện thay đổi KHDH theo nội dung phát triển CTDH môn học.

Kế hoạch dạy học học kỳ

Mức 1: Xây dựng kế hoạch lên lớp lý thuyết theo từng bài học

Mức 2: Xây dựng kế học học kỳ theo nội dung điều chỉnh

Mức 3: Xây dựng được các chủ đề dạy học tích hợp, phân hóa, trải nghiệm

Kế hoạch bài học

Mức 1: Xác định đúng mục tiêu, nội dung bài học và chuẩn bị PTDH đạt mục tiêu

Mức 2: Thiết kế được các hoạt động học để đạt được mục tiêu

Mức 3: Thiết kế được các loại hình học tập (học trực tiếp, học qua trải nghiệm;trực tuyến,tự học) để đạt được mục tiêu

Tiêu chuẩn Tiêu chí Chỉ báo Mức độ thể hiện

2.Năng lực thực hiện dạy học

2.1. Vận dụng hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ

chức dạy học phù hợp với nội dung và

đặc điểm

người học

Dạy học tích hợp

Mức 1: Vận dụng được phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với nội dung đặc thù môn học và đặc điểm người học

Mức 2: Tổ chức được các dự án học tập theo chủ đề liên môn

Mức 3: Liên tục điều chỉnh các dự án học tập trải nghiệm theo chủ đề liên môn, nội môn tăng tính hiệu quả bài học

Dạy học phân hóa, phát triển năng lực học sinh

Mức 1: Đảm bảo tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng trong từng nội dung dạy học

Mức 2: Thực hiện được các biện pháp hỗ trợ và tạo ra sự thay đổi đối với từng nhóm trình độ của học sinh

Mức 3: Hỗ trợ được từng cá nhân học sinh và tạo ra được sự tiến bộ của từng học sinh

Dạy học trực tuyến

Mức 1: Tổ chức được bài học điện tử thông qua giảng dạy trực tiếp thu hút được học sinh tham gia

Mức 2: Tổ chức được bài học trực tuyến thu hút học sinh tham gia tích cực

Mức 3: Kết hợp giữa dạy trực tiếp với trực tuyến, trải nghiệm và tự học của học sinh hiệu quả

Tiêu chuẩn Tiêu chí Chỉ báo Mức độ thể hiện

2.2. Phát triển môi trường học tập hợp tác

Phát triển môi trường học hợp tác trong lớp học

Mức 1: Tạo được sự hợp tác giữa giáo viên với nhóm học sinh

Mức 2: Tạo được sự hợp tác giữa các học sinh trong nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập

Mức 3: Tạo được sự hợp tác giữa giáo viên với nhóm, tập thể lớp và từng học sinh để giải quyết nhiệm vụ học tập

Phát triển môi trường học hợp tác qua lớp học ảo

Mức 1: Tạo sự liên kết giữa giáo viên với nhóm học sinh qua mạng xã hội để thực hiện nhiệm vụ học tập và sử dụng nguồn học liệu

Mức 2: Tạo sự liên kết giữa các giữa các học sinh trong nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập qua mạng xã hội

Mức 3: Tạo được sự liên kết giữa giáo viên với nhóm, tập thể lớp và từng học sinh qua mạng xã hội để giải quyết nhiệm vụ học tập

2.3.Phản hồi liên tục để điều chỉnh hoạt động dạy và học

Sử dụng hiệu quả công cụ phản hồi trong tiến trình dạy học

Mức 1: Sử dụng hiệu quả công cụ phản hồi khi kết thúc một đơn vị học tập của bài học

Mức 2: Sử dụng hiệu quả công cụ phản hồi trong những nội dung trọng tâm của bài học

Mức 3: Sử dụng hiệu quả công cụ phản hồi trong suốt tiến trình của bài học

Tiêu chuẩn Tiêu chí Chỉ báo Mức độ thể hiện Sử dụng hiệu

quả công cụ đánh giá

hiệu quả bài học để điều chỉnh

Mức 1: Nhận diện được mức độ tiếp nhận nội dung dạy học của một số học sinh để điều chỉnh bài học

Mức 2: : Nhận diện được mức độ tiếp nhận nội dung dạy học của các nhóm học sinh để điều chỉnh bài học

Mức 3: Nhận diện được mức độ tiếp nhận nội dung dạy học của tất cả học sinh trong lớp để điều chỉnh bài học

3. Năng lực đánh giá kết quả dạy học

3.1.Xác định chuẩn đánh giá và thiết kế công cụ phù hợp

Xác định được chuẩn đánh giá của môn học và thiết kế công cụ phù hợp

Mức 1: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và thiết kế công cụ đánh giá cho một hoạt động đánh giá

Mức 2: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và thiết kế công cụ đánh giá cho đánh giá tổng kết

Mức 3: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và thiết kế công cụ đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong tiến trình học tập

Xác định được chuẩn đánh giá

năng lực và thiết kế công cụ hỗ trợ học sinh tự đánh giá

Mức 1: Thiết kế được công cụ dựa trên chuẩn đánh giá hỗ trợ học sinh tự đánh giá trong quá trình ôn tập, tổng kết môn học

Mức 2: Thiết kế được công cụ dựa trên chuẩn đánh giá hỗ trợ học sinh tự đánh giá trong quá trình tự học

Mức 3: Thiết kế được công cụ dựa trên chuẩn đánh giá hỗ trợ học sinh tự đánh giá trong suốt quá trình học tập

Tiêu chuẩn Tiêu chí Chỉ báo Mức độ thể hiện

3.2.Thực hiện đánh giá sát thực

Đánh giá gắn với các nội dung học tập qua từng giai đoạn

Mức 1: Nhận diện được các nhóm năng lực của học sinh sau khi kết thúc học kỳ

Mức 2: Nhận diện được các nhóm năng lực của học sinh sau khi kết thúc một phần chương trình dạy học

Mức 3: Nhận diện được các nhóm năng lực của học sinh sau khi kết thúc bài học

Theo dõi được sự tiến bộ của học sinh qua từng bài học

Mức 1: Nhận diện được sự tiến bộ của học sinh qua một kỳ học tập

Mức 2: Nhận diện được sự tiến bộ của học sinh sau khi kết thúc một phần chương trình

Mức 3: Nhận diện được sự tiến bộ của từng học sinh qua mỗi bài học

3.3.Sử dụng kết quả đánh giá phát triển chương trình dạy học

Sử dụng kết quả đánh giá

để phát triển chương trình môn học

Mức 1: Tham gia cùng tổ/ nhóm chuyên môn phân tích đánh giá kế quả

để tìm ra nguyên nhân

Mức 2: Xác định những nội dung cần thay đổi trong chương trình dựa trên kết quả phân tích

Mức 3: Đề xuất nội dung thay đổi trong chương trình môn học và tổ chức thực hiện

Sử dụng kết quả đánh giá

làm mới bài học

Mức 1: phân tích được nguyên nhân của kết quả bài học

Mức 2: Xác định được các nội dung cần thay đổi

Mức 3: Thực hiện hoạt động cải tiến làm mới bài học nâng cao hiệu quả

Tiêu chuẩn Tiêu chí Chỉ báo Mức độ thể hiện

4. Năng lực quản lý hồ sơ dạy học

4.1 Thực hiện đầy đủ các biểu mẫu hồ sơ theo quy định

Mức 1: Thiếu các biểu mẫu quan trọng của hồ sơ dạy học

Mức 2: Thiếu một số biểu mẫu phụ trong hồ sơ dạy học

Mức 3: Đầy đủ các biểu mẫu hồ sơ theo quy trình quản lý

4.2 Sắp xếp hồ sơ khoa học

Mức 1: Hồ sơ dạy học chưa được sắp xếp theo trật tự

Mức 2: Hồ sơ dạy học đã được sắp xếp nhưng chưa theo quy trình

Mức 3: Sắp xếp hồ sơ khoa học theo quy trình quản lý: Kế hoạch; tổ chức thực hiện; Đánh giá; cải tiến đổi mới

Sau khi hoàn thiện khung năng lực dạy học của giáo viên THPT, Giám đốc Sở Giáo dục - Thể thao triển khai đánh giá thử trên giáo viên THPT để xác định về độ giá trị, độ tin cậy của thang đo, mức độ phù hợp của bộ công cụ, sau đó tiếp tục hoàn thiện rồi mới đưa vào sử dụng ở các trường THPT.

Giám đốc Sở Giáo dục - Thể thao chỉ đạo các trường THPT hướng dẫn các trường THPT sử dụng khung năng lực để tự đánh giá năng lực dạy học của giáo viên, trên cơ sở đó xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để hoàn thiện năng lực dạy học cho giáo viên.

3.2.1.4. Điều kiện thưc hiện

Nhóm chuyên gia nghiên cứu khung năng lực dạy học của giáo viên THPT phải am hiểu nghề dạy học và hoạt động dạy học ở trường THPT

Sở Giáo dục - Thể thao phải có nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khung năng lực dạy học của giáo viên, có sự phối kết hợp giữa các sở trong quá trình triển khai.

Sở Giáo dục - Thể thao phải có cơ chế giám sát trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm.

3.2.2. Tổ chức phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông của Nước CHDCND Lào dựa vào năng lực

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Dựa trên phân tích khung năng lực dạy học của giáo viên THPT Nước CHDCND Lào được mô tả trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT kết hợp với phân tích những yêu cầu mới của dạy học ở trường THPT trong bối cảnh cách mạng 4.0 hiện nay, xây dựng các tiêu chí đánh giá và triển khai quy trình đánh giá nhằm phản ánh khách quan, chính xác năng lực dạy học hiện tại của tập thể giáo viên nhà trường và năng lực dạy học riêng của từng giáo viên, giúp mỗi giáo viên và tập thể giáo viên nhận diện được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để có kế hoạch phát triển và triển khai chương trình bồi dưỡng cho phù hợp với nhóm đối tượng và từng đối tượng một cách phù hợp. Trên cơ sở đó định hướng cho hoạt động tự đánh giá, tự bồi dưỡng của giáo viên để hoàn thiện năng lực dạy học.

Xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT trên cơ sở đó phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay đồng thời xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng một cách hiệu quả, thiết thực, tránh hoạt động bồi dưỡng chung chung, xa rời với thực tế giáo dục, dạy học nhằm thu hút giáo viên tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng. Việc phát triển chương trình bồi dưỡng được dựa trên nhu cầu thực tế và quy trình khoa học sẽ giúp cho hoạt động bồi dưỡng hiệu quả nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT từ đó nâng cao chất lượng dạy học.

3.2.2.2. Nội dung thưc hiện biện pháp

Chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT là kế hoạch tổng thể, hệ thống về toàn bộ hoạt động bồi dưỡng sẽ được triển khai.

Nó bao gồm mục đích, mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung bồi dưỡng (với độ

rộng và sâu tương ứng với chuẩn đầu ra), phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng (với các phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học phù hợp),

cách thức đánh giá kết quả bồi dưỡng (so sánh đối chiếu với chuẩn đầu ra của chương trình).

Phát triển chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện không ngừng chương trình bồi dưỡng cho tương thích với trình độ phát triển của kinh tế-xã hội, khoa học và công nghệ, của đời sống xã hội nói chung và yêu cầu về năng lực dạy học đối với người giáo viên nói riêng…Theo quan điểm này chương trình bồi dưỡng là một thực thể không phải được thiết kế một lần dùng cho mãi mãi, mà được phát triển bổ sung, hoàn thiện tùy theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế-xã hội, của thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ, trình độ phát triển của giáo dục THPT và cũng là theo yêu cầu của giáo dục, dạy học đặt ra đối với năng lực người giáo viên THPT. Nói cách khác, một khi mục tiêu đào tạo của nền giáo dục quốc dân thay đổi để đáp ứng nhu cầu xã hội, thì chương trình giáo dục cũng phải thay đổi theo, mà đây lại là quá trình diễn ra liên tục nên chương trình giáo dục cũng phải không ngừng phát triển và hoàn thiện và đòi hỏi chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên cũng phải không ngừng được cập nhật, hoàn thiện.

Có thể xem phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên là một quá trình liên tục bao gồm các yếu tố sau:

(1) Phân tích nhu cầu (Need analysis) bồi dưỡng năng lực của giáo viên (2) Xác định mục đích và mục tiêu (Defining aims and objectives) bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên

(3) Thiết kế (curriculum design) nội dung chương trình bồi dưỡng (4) Thực thi (Implementation) hoạt động bồi dưỡng theo những phương pháp, hình thức tổ chức đã xác định.

(5) Đánh giá (Evaluation) kết quả bồi dưỡng để phát hiện những điểm tồn tại và tiếp tục hoàn thiện hoạt động bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 122 - 165)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(208 trang)
w