Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông nước CHDCND Lào
3.1.1. Nguyên tác đảm bảo mục tiêu bồi dưỡng là phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông
Đảm bảo mục tiêu bồi dưỡng là mọi hoạt động quản lý bồi dưỡng hay các biện pháp tổ chức bồi dưỡng đều phải quán triệt mục tiêu là hướng tới phát triển năng lực dạy học cho giáo viên, giúp giáo viên đáp ứng yêu cầu không ngừng thay đổi của hoạt động dạy học. Để đạt được điều đó, Giám đốc sở Giáo dục - Thể thao cần xác định đúng đối tượng và năng lực của giáo viên THPT, trên cơ sở đó khảo sát nhu cầu, phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên để tổ chức hoạt động bồi dưỡng hiệu quả. Đảm bảo tính đối tượng đòi hỏi người tổ chức bồi dưỡng phải đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá để xác định rõ những điểm mạnh, hạn chế, kinh nghiệm, khả năng của giáo viên từ đó lựa chọn nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp để phát huy cao nhất hiệu quả bồi dưỡng năng lực cho giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học.
Đối tượng bồi dưỡng trong đề tài là năng lực dạy học của giáo viên do đó khâu đánh giá, khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên THPT Nước CHDCND Lào cần xây dựng được các tiêu chí, thang đo dựa trên khung năng lực dạy học của giáo viên, kết quả đánh giá khảo sát phải được sử dụng một cách triệt để trong xây dựng chương trình, tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT.
3.1.2. Nguyên tác đảm bảo tính thực tiễn
Hoạt động bồi dưỡng phải căn cứ và bám sát nhu cầu thực tiễn của công tác giáo dục, dạy học của giáo viên ở khu vực miền núi; đảm bảo hài hòa giữa nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng, năng lực cá nhân với thực tế triển khai công việc, do đó việc đánh giá đúng năng lực dạy học và xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên là việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn trong phát triển nghề nghiệp giáo viên. Vì vậy hoạt động đánh giá năng lực và xác định nhu cầu, phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên phải phù hợp với thực tế công việc giảng dạy và giáo dục học sinh THPT trong bối cảnh hiện nay, sẽ giúp giáo viên (người học) nhận thức đúng về ưu điểm và hạn chế của bản thân, từ đó xác định nhu cầu bồi dưỡng đáp ứng với thực tế công việc đồng thời vận dụng được những kỹ năng cần thiết trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, khắc phục những hạn chế của bản thân để nâng cao chất lượng dạy học.
Việc xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, giúp công tác tổ
chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT phù hợp với thực tế địa phương, yêu cầu đổi mới dạy học, giáo dục và phát triển nghề nghiệp của ngành nghề.
3.1.3. Nguyên tắc phát huy tính chủ động, tự giác, tự bồi dưỡng của giáo viên trong hoạt động bồi dưỡng
Năng lực dạy học cần hình thành cho giáo viên THPT được hình thành trong quá trình trải nghiệm nghề nghiệp và quá trình tự học, tự hoàn thiện của giáo viên do đó các biện pháp tổ chức bồi dưỡng cần phát huy vai trò tự học, tự
bồi dưỡng của mỗi giáo viên, sao cho mỗi giáo viên tự nhận thức đúng về năng lực dạy học của bản thân, có kế hoạch tự bồi dưỡng nhằm hoàn thiện năng lực.
Chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên phải đảm bảo tính cân đối toàn diện và hệ thống: Cân đối giữa lý thuyết với thực hành; giữa học kiến thức với học kỹ năng và trải nghiệm thực tế, cân đối giữa các khối
kiến thức kỹ năng nhằm nâng cao từng năng lực thành phần trong năng lực dạy học của giáo viên THPT Nước CHDCND Lào. Đặc biệt là phải phát huy được vai trò tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên vì vậy trong mỗi biện pháp tổ chức cần quan tâm đến hoạt động thực hành, trải nghiệm quả giáo viên, dẫn dắt giáo viên tham gia vào nhiều tình huống dạy học khác nhau qua đó giúp giáo viên hoàn thiện năng lực dạy học.
3.1.4. Nguyên tác đảm bảo tính hiệu quả
Đánh giá năng lực dạy học của giáo viên phải có tác dụng tạo động lực cho giáo viên nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu của cá nhân từ đó tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao năng lực dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Việc xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng và phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên có ý nghĩa thiết thực, giúp giáo viên nâng cao được năng lực dạy học góp phần hoàn thiện nhân cách người giáo viên THPT của Nước CHDCND Lào.
Hiệu quả thực tiễn: Thông qua hoạt động đánh giá, bồi dưỡng giáo viên vận dụng và phát huy được những kiến thức, kỹ năng đã được học trong đổi mới giáo dục THPT ở nhà trường, trong thực hiện dạy học tích hợp, giáo dục học sinh theo chủ đề, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực, phát triển chương trình giáo dục THPT và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT.
Hiệu quả sử dụng nguồn lực, thời gian: Đảm bảo cân đối chi phí bỏ ra với kết quả thu được cho mỗi cá nhân người học và cho công tác giáo dục và thực thi nhiệm vụ chính trị địa phương, không gây lãng phí nguồn lực, thu hút được cao nhất số lượng giáo viên tham gia bồi dưỡng.
Hiệu quả lâu dài: Góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ giáo viên có đầy đủ năng lực chuyên môn, đầy đủ kiến thức trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, có bản lĩnh chính trị vững vàng từ đó đẩy mạnh phong trào bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong các nhà trường; góp phần vào phát triển kinh
tế, xã hội, giữ vững an ninh trính trị của địa phương, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
3.1.5. Nguyên tác đảm bảo tính phát triển nghề nghiệp giáo viên
Bồi dưỡng giáo viên là quá trình phát triển nghề nghiệp giáo viên, các biện pháp tổ chức bồi dưỡng phải có tính định hướng rõ ràng cho phát triển nghề nghiệp giáo viên THPT, tạo động lực, tạo môi trường cho giáo viên tự
phát triển nghề nghiệp và tạo môi trường cho giáo viên tham gia cộng đồng nghề nghiệp, hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục THPT của Nước CHDCND Lào.
Hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên phải giúp giáo viên nâng cao NLDH hiện có theo hướng ngày càng hoàn thiện và đáp ứng được những yêu cầu luôn luôn thay đổi của hoạt động dạy học cũng như chương trình dạy học đặt ra. Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng phải hướng đến phát triển năng lực dạy học cho giáo viên thông qua đó phát triển hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường và chất lượng học tập ở học sinh THPT.
3.1.6. Nguyên tác đảm bảo tính hiện đại, tính mở, tính linh hoạt
Chương trình phải đảm bảo có sự liên thông với các chương trình bồi dưỡng giáo viên hiện hành. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những năng lực đã được hình thành của giáo viên qua các chương trình bồi dưỡng trước đó.
Các chuyên đề đảm bảo tính khoa học về nội dung, tính hiện đại về nội dung và hình thức nghĩa là cập nhật được các nội dung mới trong chương trình bồi dưỡng. Đồng thời đảm bảo tính mở của chương trình có nghĩa là có nhiều nội dung bồi dưỡng để giáo viên tự lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên.
Các nội dung và hình thức bồi dưỡng có thể được tiến hành linh hoạt dựa trên nhu cầu và điều kiện bồi dưỡng của giáo viên và của Sở Giáo dục
& Thể thao Lào.