Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO
2.5. Đánh giá chung về thực trạng
2.5.1. Những kết quả đạt được và điểm mạnh của hoạt động bồi dưỡng và
quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Hoạt động bồi dưỡng giáo viên nói chung và bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT của các nhà trường nước CHDCND Lào luôn được sự quan tâm của các Sở GD-TT và Ban giám hiệu các trường THPP, nội dung chương trình bồi dưỡng được xây dựng và tổ chức triển khai với những phương pháp, hình thức bồi dưỡng thu hút được sự tham gia của giáo viên THPT. Các điều kiện để tổ chức các hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại các Sở Giáo dục - Thể thao Lào và các trường, cụm trường THPT đã được quan tâm.
Các cấp quản lý từ Sở GD-TT đến các nhà trường THPT đã quan bồi dưỡng: Công tác lập kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLDH cho GV THPT nước CHDCND Lào đã được tiến hành bước đầu đã đem lại hiệu quả.
Các Sở Giáo dục - Thể thao Lào đã lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT ở Nước CHDCND Lào. Kế hoạch bồi dưỡng đã thể hiện sự quan tâm triển khai thực hiện, nội dung, hình thức, thời gian địa điểm bồi dưỡng, Giám đốc Sở có kế hoạch huy động nguồn lực để thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT.
Công tác tổ chức bồi dưỡng đã được các Sở Giáo dục - Thể thao triển khai ở tất cả các nội dung như thành lập Ban chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng, huy động nguồn lực thực hiện bồi dưỡng, mời báo cáo viên và xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán; chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng vv… tuy nhiên còn bất cập ở
một số nội dung cần tăng cường: Đánh giá năng lực dạy học của giáo viên và khảo sát nhu cầu bồi dưỡng; tổ chức các hội thảo, seminar chuyên đề sâu nhằm hỗ trợ giáo viên nâng cao năng lực dạy học, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, tư vấn hỗ trợ đồng nghiệp phát triển NLDH.
Công tác chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT của Sở Giáo dục - Thể thao Lào đã được quan tâm triển khai thực hiện, nội dung chỉ đạo được đánh giá triển khai thực hiện rất thường xuyên bao gồm các nội dung sau: Thi giáo viên dạy giỏi các cấp Sở và cấp Trường; Phát huy vai trò tự bồi dưỡng của giáo viên; Tổ chức hội thảo về năng lực dạy học của giáo viên và phát triển năng lực dạy học cho giáo viên.
Các nội dung được đánh giá ở mức triển khai thường xuyên bao gồm:Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng; Phát triển đội ngũ báo cáo viên;
Chuẩn bị tài liệu, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng;
Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của các Sở
Giáo dục - Thể thao Lào đã được triển khai thực hiện: công tác xây dựng chuẩn, công cụ để đánh giá kết quả bồi dưỡng theo định hướng năng lực dạy học của giáo viên; công tác hướng dẫn tự đánh giá kết quả cho mỗi giáo viên tham gia bồi dưỡng, các kết quả trên đều được đánh giá ở mức chưa thường xuyên.
2.5.2. Những tồn tại của hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông nước CHDCND Lào
2.5.2.1. Về hoạt động bồi dưỡng năng lưc dạy học cho giáo viên THPT
Các nội dung trong công tác bồi dưỡng NLDH cho GV còn chủ yếu chú trọng ở các nội dung mang tính lý thuyết, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của học viên (GV và CBQL) nên chưa phát huy được hứng thú, tích cực của học viên. Hình thức bồi dưỡng chủ yếu là bồi dưỡng tập trung, trực tiếp theo bậc thang(Giảng viên bồi dưỡng cho cán bộ cốt cán cấp tỉnh, cán bộ cốt cán cấp tỉnh bồi dưỡng cho cán bộ cốt cán các nhà trường và địa phương ...) qua các khóa bồi dưỡng định kỳ hàng năm, chủ yếu là vào thời gian nghỉ hè và mức độ chất lượng đạt được chưa cao. Phương pháp bồi dưỡng chủ yếu là các phương pháp bồi dưỡng về lý thuyết như phương pháp thuyết trình, chưa phát triển các hình thức thảo luận, đối thoại, thực hành thao giảng.
Các nội dung bồi dưỡng đã được triển khai tuy nhiên chưa đồng bộ, chưa quan tâm nhiều đến các nội dung bồi dưỡng dạy học phát triển năng lực học sinh; dạy học tích hợp, phân hóa; dạy học trực tuyến và đánh giá kết quả dạy học theo định hướng năng lực.
Các hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên THPT đã được các Sở Giáo dục - Thể thao của Lào tiến hành tuy nhiên chưa đồng bộ, chỉ có 3 hình thức được sử dụng rất thường xuyên đó là: Bồi dưỡng trực tiếp; Bồi dưỡng qua tự
học tự nghiên cứu tài liệu có hướng dẫn; thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi.
Các hình thức chưa được tiến hành thường xuyên đó là: Bồi dưỡng trực tuyến; bồi dưỡng kết hợp giữa trực tiếp với trực tuyến; tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về dạy học, dự giờ tư vấn hỗ trợ đồng nghiệp.
Phương pháp bồi dưỡng chủ yếu là diễn giảng, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu, thực hành, các phương pháp khác chưa được quan tâm đúng mức. Công tác đánh giá kết quả bồi dưỡng của giáo viên chưa được tiến hành bài bản,
chưa xác định rõ các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, chưa tạo động lực cho giáo viên tham gia bồi dưỡng để hoàn thiện năng lực dạy học.
2.5.2.2. Về hoạt động quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT
Công tác lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT ở Nước CHDCND Lào đã được quan tâm triển khai thực hiện, tuy nhiên mới chỉ tập trung chú ý đến nội dung, hình thức, thời gian địa điểm bồi dưỡng, các công tác có nội dung quan trọng trong triển khai bồi dưỡng chưa được chú trọng: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, phân tích đánh giá nhu cầu bồi dưỡng; huy động nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.
Công tác tổ chức bồi dưỡng đã được triển khai ở tất cả các nội dung, tuy nhiên còn bất cập ở một số nội dung cần tăng cường: Đánh giá NLDH của giáo viên và khảo sát nhu cầu bồi dưỡng; tổ chức các hội thảo, seminar chuyên đề sâu nhằm hỗ trợ giáo viên nâng cao NLDH, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, tư vấn hỗ trợ đồng nghiệp phát triển năng lực dạy học.
Công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên đã được các Sở Giáo dục - Thể thao triển khai nhưng chưa đồng bộ
còn bất cập ở một số nội dung: như chỉ đạo khảo sát nhu cầu bồi dưỡng; chỉ
đạo Tổ chức hội thảo về năng lực dạy học của giáo viên và phát triển năng lực dạy học cho giáo viên; seminar nghiên cứu bài học; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng vv…
Công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của các Sở
Giáo dục - Thể thao Lào chưa làm tốt, các nội dung công việc kiểm tra, đánh giá chưa được tiến hành ở mức thường xuyên do đó chưa tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng phát triển.
2.5.3. Nguyên nhân
Nhận thức của một số CBQL và GV về tầm quan trọng cũng như sự cần thiết,, mục tiêu, ý nghĩa, các yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng NLDH cho
giáo viên chưa đầy đủ. Vì vậy việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng còn có phần mang tính hình thức chưa đi vào chiều sâu; kế hoạch bồi dưỡng NLDH cho giáo viên chưa thể hiện tính chủ động, thiếu kinh nghiệm trong quản lý.
Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng NLDH còn chậm, thời gian bồi dưỡng chưa hợp lý, nội dung bồi dưỡng không trọng tâm chưa đáp ứng kiến thức mới mà giáo viên muốn cập nhật.
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT của Nước CHDCND Lào chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như năng lực tự bồi dưỡng và thái độ tích cực của giáo viên khi tham gia bồi dưỡng chưa cao, giáo viên chưa tích cực trong hoạt động tự tìm tòi bồi dưỡng, chia sẻ kiến thức, kỹ năng cho đồng nghiệp và tự hoàn thiện bản thân; năng lực quản lý của Giám đốc Sở Giáo dục - Thể thao Lào còn có nhiều hạn chế ở các khâu; Năng lực của báo cáo viên khi tham gia bồi dưỡng đôi khi chưa thu hút được sự tham gia của giáo viên; Các Sở và nhà trường THPT chưa có cơ chế giám sát, đánh giá; cơ chế, chính sách đối với giáo viên khi tham gia bồi dưỡng; cơ sở vật chất, tài chính phục vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên còn thiếu và yếu vv…
Kết luận chương 2
Qua kết quả khảo sát và số liệu thống kê về thực trạng bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT cho thấy:
Hoạt động bồi dưỡng giáo viên nói chung và bồi dưỡng NLDH cho GV nói riêng được các Sở Giáo dục - Thể thao Lào và các trường THPT quan tâm thực hiện, nội dung chương trình bồi dưỡng được xây dựng, hình thức phương pháp bồi dưỡng đã được triển khai, tuy nhiên còn hạn chế ở cả nội dung và hình thức, phương pháp đó là: Nội dung bồi dưỡng chưa thực sự dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu bồi dưỡng, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng còn đơn điệu, chưa được đa dạng hóa theo hướng phát huy vai trò tự bồi dưỡng của giáo viên.
Công tác quản lý bồi dưỡng đã được triển khai đồng bộ các nội dung công việc ở tất cả các khâu trong quá trình bồi dưỡng tuy nhiên, trong lập kế hoạch còn hạn chế về xác định nội dung bồi dưỡng chưa dựa trên kết quả
khảo sát nhu cầu, chưa có kế hoạch tổng thể, đồng bộ trong huy động nguồn lực để thực hiện bồi dưỡng. Công tác tổ chức còn hạn chế ở nhiều nội dung như chưa đánh giá năng lực dạy học của giáo viên và khảo sát nhu cầu bồi dưỡng; tổ chức các hội thảo, seminar chuyên đề sâu nhằm hỗ trợ giáo viên nâng cao năng lực dạy học, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, tư vấn hỗ trợ đồng nghiệp phát triển năng lực dạy học, xây dựng được cơ chế giám sát, đánh giá kết quả bồi dưỡng. Công tác chỉ đạo còn hạn chế ở các nội dung công việc như chỉ đạo khảo sát nhu cầu bồi dưỡng; chỉ đạo Tổ chức hội thảo về năng lực dạy học của giáo viên và phát triển năng lực dạy học cho giáo viên; seminar nghiên cứu bài học; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng vv…Công tác đánh giá hoạt động bồi dưỡng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chưa hiệu quả chưa tạo động lực cho quá trình bồi dưỡng nâng cao chất lượng. Đây là những căn cứ có cơ sở thực tiễn để đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong bối cảnh hiện nay.
Chương 3