4.1 Nội dung 1: Xác định khả năng chống chịu mặn của một số giống đậu nành phổ biến ở ĐBSCL
4.2.1 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của 2,4-D và BA lên sự hình thành mô sẹo từ tử diệp đậu nành MTĐ 760-4
Nhìn chung, mẫu tử diệp giống đậu nành MTĐ 760-4 khi nuôi cấy trên môi trường bổ sung 2,4-D từ 1,25-10 mg L kết hợp với BA 0; 0,5 và 1 mg L có sự hình thành các dạng hình thái khác nhau. Bên cạnh sự tạo mô sẹo là chủ yếu, mẫu cấy còn có sự tạo rễ.
4.2.1.1 Tỉ lệ tạo mô sẹo
Kết quả cho thấy, trên môi trường MS có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng 2,4-D và BA, mẫu tử diệp bắt đầu có sự hình thành mô sẹo vào thời điểm 1 tuần sau khi cấy (SKC). Đầu tiên mẫu tử diệp bắt đầu cong lên và sau đó xuất hiện mô sẹo ở bề mặt mẫu tiếp xúc trực tiếp với môi trường (mặt dưới). Sau đó mô sẹo hình thành khắp mặt dưới mẫu cấy. Mô sẹo có màu trắng, xốp và tương đối rời rạc (Hình 4.5).
Rễ
Mô sẹo xốp
Hình 4.5: Sự hình thành mô sẹo từ tử diệp đậu nành MTĐ 760-4 trên môi trường MS bổ sung 2,4-D 5 mg L ở 2 tuần sau khi cấy
Bảng 4.9 cho thấy, ở 1 tuần SKC, tỉ lệ tạo mô sẹo không khác biệt giữa các nồng độ 2,4-D nhƣng có sự khác biệt giữa các nồng độ BA ở mức ý nghĩa 1%. Môi trường chỉ bổ sung 2,4-D, không kết hợp BA cho tỉ lệ tạo mô sẹo cao nhất, trung bình là 86,3%, kế đến là các môi trường bổ sung 2,4-D kết hợp với BA 0,5 mg/L (71,3%), và thấp nhất là khi kết hợp với BA 1 mg L (40,6%).
Bảng 4.9: Tỉ lệ tạo mô sẹo (%) từ tử diệp đậu nành MTĐ 760-4 ảnh hưởng bởi 2,4-D và BA ở 1, 2, 3 và 4 tuần SKC
Nồng độ 2,4-D và BA (mg/L) Tuần sau khi cấy
1 2 3 4
2,4-D 1,25 + BA 0 82,5 100 100 100
2,4-D 2,5 + BA 0 90,0 95,0 95,0 97,5
2,4-D 5 + BA 0 82,5 95,0 95,0 95,0
2,4-D 10 + BA 0 90,0 90,0 90,0 97,5
2,4-D 1,25 + BA 0,5 80,0 100 100 100
2,4-D 2,5 + BA 0,5 70,0 92,5 92,5 92,5
2,4-D 5 + BA 0,5 67,5 95,0 95,0 97,5
2,4-D 10 + BA 0,5 67,5 97,5 97,5 97,5
2,4-D 1,25 + BA 1 65,0 100 100 100
2,4-D 2,5 + BA 1 35,0 95,0 100 100
2,4-D 5 + BA 1 45,0 100 100 100
2,4-D 10 + BA 1 17,5 82,5 82,5 85,0
Trung bình (2,4-D)
2,4-D 1,25 75,8 100 100 100
2,4-D 2,5 65,0 94,2 95,8 96,7
2,4-D 5 65,0 96,7 96,7 97,5
2,4-D 10 58,3 90,0 90,0 93,3
Trung bình (Nồng độ BA)
BA 0 86,3a 95,0 95,0 97,5
BA 0,5 71,3b 96,3 96,3 96,9
BA 1 40,6c 94,4 95,6 96,3
F2,4-D ns ns ns ns
FBA ** ns ns ns
F2,4-D x FBA ns ns ns ns
CV (%) 45,2 16,3 16,3 13,3
Số liệu được chuyển sang dạng Arcsin√x trước khi phân tích thống kê. Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan;
(ns): khác biệt không có ý nghĩa thống kê; (**): khác biệt ở mức 1%.
Từ 2-4 tuần SKC, tỉ lệ tạo mô sẹo có sự gia tăng ở các nghiệm thức.
Nồng độ 2,4-D cũng như BA khi bổ sung kết hợp không có ảnh hưởng khác biệt lên sự tạo mô sẹo của tử diệp đậu nành MTĐ 760-4. Tỉ lệ tạo mô sẹo đạt từ 85-100% ở các nghiệm thức.
Phản ứng tạo mô sẹo là một phản ứng thường gặp trong công nghệ nuôi cấy mô, đặc biệt là trong môi trường MS có chất kích thích mạnh như 2,4-D.
Nguyên lý của phản ứng tạo mô sẹo chính là quá trình phản phân hóa tế bào
(Sun et al., 2000). Hiệu quả tạo mô sẹo của 2,4-D đã đƣợc ứng dụng trong rất nhiều nghiên cứu.
Cấu trúc và màu sắc mô sẹo ở nghiệm thức có bổ sung 2,4-D đơn nồng độ từ 1,25-10 mg L có dạng xốp, tương đối rời rạc, màu vàng xanh. Sự kết hợp 2,4-D và BA cho mô sẹo có dạng cứng, chặc, màu vàng xanh. Nhìn chung, những mẫu mô sẹo dạng xốp, rời rạc thích hợp cho mục đích dùng làm vật liệu chọn lọc mặn vì tế bào dễ tiếp xúc hơn với tác nhân chọn lọc có trong môi trường nuôi cấy.
4.2.1.2 Tỉ lệ tạo rễ
Kết quả Bảng 4.10 cho thấy, ở 2 tuần SKC, mẫu tử diệp có sự tạo rễ khác biệt giữa các nồng độ 2,4-D và BA. Nồng độ 2,4-D thấp (1,25 mg L) cho tỉ lệ tạo rễ cao nhất. Tỉ lệ tạo rễ giảm khi tăng nồng độ 2,4-D và ở nồng độ 2,4-D 10 mg L không có sự tạo rễ. Nồng độ BA tăng cũng làm giảm tỉ lệ tạo rễ (giảm từ 66,3% ở nồng độ 0 đến 3,8% ở nồng độ 1 mg L). Có sự tương tác giữa các nghiệm thức bổ sung 2,4-D kết hợp với BA. Nghiệm thức 2,4-D 1,25 mg L không kết hợp BA cho tỉ lệ tạo rễ cao nhất, đạt 100%. Nghiệm thức 2,4-D 10 mg L đơn hoặc bổ sung BA hay nghiệm thức 2,4-D 2,5 và 5 mg L kết hợp bổ sung BA 0,5 và 1 mg L không có sự tạo rễ.
Ở 4 tuần SKC, tỉ lệ tạo rễ đạt 100% ở tất cả các nghiệm thức chỉ bổ sung 2,4-D đơn, nghiệm thức 2,4-D 5 và 10 mg L kết hợp BA 0,5 và 1 mg L không có sự tạo rễ. Kết quả này có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Các nồng độ 2,4- D và BA bổ sung có ảnh hưởng đến sự tạo rễ. Nồng độ 2,4-D thấp (1,25 mg L) và BA thấp (0 mg L) có hiệu quả tạo rễ đối với mẫu tử diệp đậu nành.
Bảng 4.10: Tỉ lệ tạo rễ (%) từ tử diệp đậu nành MTĐ 760-4 ảnh hưởng bởi 2,4-D và BA ở 2 và 4 tuần SKC
Nồng độ 2,4-D và BA (mg/L) Tuần sau khi cấy
2 4
2,4-D 1,25 + BA 0 100a 100a
2,4-D 2,5 + BA 0 87,5b 100a
2,4-D 5 + BA 0 77,5c 100a
2,4-D 10 + BA 0 0e 100a
2,4-D 1,25 + BA 0,5 19,4d 44,4b
2,4-D 2,5 + BA 0,5 0e 6,9d
2,4-D 5 + BA 0,5 0e 0d
2,4-D 10 + BA 0,5 0e 0d
2,4-D 1,25 + BA 1 15,0de 17,5c
2,4-D 2,5 + BA 1 0e 2,5d
2,4-D 5 + BA 1 0e 0d
2,4-D 10 + BA 1 0e 0d
Trung bình (2,4-D)
2,4-D 1,25 44,8a 53,9a
2,4-D 2,5 29,2b 36,4b
2,4-D 5 25,8b 33,3b
2,4-D 10 0c 33,3b
Trung bình (Nồng độ BA)
BA 0 66,3a 100a
BA 0,5 4,9b 12,8b
BA 1 3,8b 5,0c
F2,4-D ** **
FBA ** **
F2,4-D x FBA ** **
CV (%) 56,2 28,3
Số liệu được chuyển sang dạng Arcsin√x trước khi phân tích thống kê. Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan;
(**): khác biệt ở mức 1%.
Thí nghiệm cho thấy vai trò của auxin, cụ thể là chất điều điều hòa sinh trưởng 2,4-D trong sự kích thích tạo rễ, sự tạo mô sẹo của mẫu cấy. Trong đó, mô sẹo có cấu trúc dạng xốp, rời rạc thích hợp dùng vật liệu cho nghiên cứu chọn lọc tính kháng xuất hiện trên môi trường chỉ bổ sung 2,4-D đơn. Kết quả cho thấy, môi trường 2,4-D nồng độ 5 mg/L cho mô sẹo dạng xốp, rời rạc và sinh khối của mô sẹo cũng vƣợt trội hơn so với các nghiệm thức khác, vì vậy mô sẹo ở nghiệm thức này đƣợc chọn để nhân số lƣợng, dùng làm vật liệu phục vụ cho Nội dung 3.