Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của giá thể đến sự thuần dưỡng cây đậu nành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến dị tế bào soma và xử lý tia gamma trong chọn tạo các dòng đậu nành (glycine max (l ) merrill) chống chịu mặn (Trang 97 - 100)

4.1 Nội dung 1: Xác định khả năng chống chịu mặn của một số giống đậu nành phổ biến ở ĐBSCL

4.2.3 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của giá thể đến sự thuần dưỡng cây đậu nành

4.2.3.1 Tỉ lệ cây sống

Kết quả Bảng 3.10 cho thấy ở thời điểm 1 tuần sau khi thuần dƣỡng (SKTD), chỉ có giá thể phân rơm bị giảm tỉ lệ sống còn 30,0%, khác biệt so với các giá thể còn lại. Tỉ lệ cây sống tiếp tục giảm ở tuần thứ hai. Ở giá thể phân rơm, cây chết hoàn toàn, kế đến là giá thể mụn dừa + phân rơm, cây sống chỉ 30%. Đến tuần thứ ba và tƣ, tỉ lệ cây sống tiếp tục giảm ở các nghiệm thức khác. Ở thời điểm 4 tuần SKTD, tỉ lệ cây sống đạt cao nhất (80%) ở giá thể mụn dừa, giá thể mụn dừa + tro trấu + đất, không khác biệt so với giá thể mụn dừa + phân rơm + tro trấu (70%). Cây không sống ở giá thể phân rơm đơn tuy nhiên, khi đƣợc bổ sung mụn dừa vào giá thể phân rơm thì tỉ lệ sống của cây đạt đƣợc 20,0%.

Bảng 4.16: Tỉ lệ sống (%) của cây đậu nành MTĐ 760-4 ảnh hưởng bởi giá thể ở 1, 2, 3 và 4 tuần SKTD

Loại giá thể Tuần sau khi thuần dƣỡng

1 2 3 4

Mụn dừa 100,0a 100,0a 80,0a 80,0a

Phân rơm 30,0b 0,0c 0,0b 0,0b

Mụn dừa + phân rơm 100,0a 30,0b 30,0b 20,0b Mụn dừa + phân rơm + tro trấu 100,0a 80,0a 70,0a 70,0a Mụn dừa + tro trấu + đất 100,0a 100,0a 90,0a 80,0a

Trung bình 86,0 62,0 54,0 50,0

F * * * *

CV(%) 12,9 28,5 47,0 53,0

Số liệu được chuyển sang dạng Arcsin√x trước khi phân tích thống kê. Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan;

(*): khác biệt ở mức 5%.

Sự chƣa hoàn thiện về cấu trúc của cây in vitro là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chết cây khi thuần dưỡng. Cây con thường có tỉ lệ chết cao do bề mặt lá chưa hình thành lớp cutin, nhằm làm giảm sự mất nước và phản chiếu bớt ánh sáng chiếu đến bề mặt lá, lớp cutin này trên mặt lá của cây cấy mô có dạng hạt và que nhám trong khi cây trồng trong nhà lưới thì lớp này nhẵn. Thêm vào đó, lá của cây cấy mô thường mỏng, khí khẩu cây ở điều kiện in vitro thường mở và chưa hoàn thiện chức năng. Cây cấy mô sinh trưởng trong môi trường ẩm độ cao khi chuyển sang môi trường tự nhiên có ẩm độ thấp nên cây dễ bị mất nước (Nguyễn Bảo Toàn, 2010). Bên cạnh đó, giá thể cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và sự sinh trưởng của cây trong quá trình thuần dưỡng. Giá thể tốt cần có khả năng giữ

đủ nước để duy trì độ ẩm quanh rễ và đồng thời phải cung cấp đủ khí để tránh hiện tượng úng nước.

4.2.3.2 Chiều cao gia tăng

Kết quả Bảng 3.11 cho thấy, ở 1 tuần SKTD chiều cao gia tăng của cây đậu nành ở giá thể hỗn hợp mụn dừa + tro trấu + đất đạt cao nhất (0,9 cm) có khác biệt so với chiều cao gia tăng của đậu nành ở các giá thể còn lại.

Đến thời điểm 2 và 3 tuần SKTD, chiều cao của đậu nành tiếp tục tăng ở các giá thể. Chiều cao gia tăng của cây đậu nành ở giá thể mụn dừa + phân rơm là thấp nhất (1,6 cm) không có khác biệt so với chiều cao gia tăng của đậu nành ở giá thể mụn dừa nhƣng có khác biệt so với ở các giá thể khác. Giá thể mụn dừa + tro trấu + đất đạt chiều cao gia tăng cao nhất (đạt 5,0 cm ở 3 tuần SKTD).

Tại thời điểm 4 tuần SKTD, chiều cao gia tăng ở đậu nành trên giá thể hỗn hợp mụn dừa + tro trấu + đất vẫn đạt cao nhất (6,2 cm), chiều cao gia tăng ở đậu nành trên giá thể mụn dừa + phân rơm là thấp nhất (1,7 cm), không có khác biệt so với chiều cao gia tăng của đậu nành trên giá thể mụn dừa đơn (2,9 cm) (Hình 3.3).

Bảng 4.17: Chiều cao gia tăng (cm) của cây đậu nành MTĐ 760-4 ảnh hưởng bởi giá thể ở 1, 2, 3 và 4 tuần SKTD

Loại giá thể Tuần sau khi thuần dƣỡng

1 2 3 4

Mụn dừa 0,4b 1,4c 2,3bc 2,9c

Mụn dừa + phân rơm 0,5b 1,3c 1,6c 1,7c

Mụn dừa + phân rơm + tro trấu 0,6b 1,6b 3,2b 4,4b Mụn dừa + tro trấu + đất 0,9a 1,9a 5,0a 6,2a

Trung bình 0,6 1,6 3,4 4,3

F * * * *

CV(%) 27,0 11,0 28,0 22,8

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan; (*): khác biệt ở mức 5%.

a b c d

Hình 4.7 Sinh trưởng của cây đậu nành sau 4 tuần thuần dưỡng

Mụn dừa + tro trấu + đất (a) Mụn dừa (b)

Mụn dừa + phân rơm + tro trấu (c) Mụn dừa + phân rơm (d)

4.2.3.3 Số lá gia tăng

Qua 4 tuần SKTD số lá của đậu nành có gia tăng tuy nhiên sự gia tăng không nhiều và không có sự khác biệt giữa các giá thể. Số lá gia tăng từ khoảng 0,8-0,9 lá ở 1 tuần SKTD đến khoảng 1,8-2,0 lá ở 4 tuần SKTD.

Bảng 4.18: Số lá gia tăng của cây đậu nành MTĐ 760-4 ảnh hưởng bởi giá thể ở 1, 2, 3 và 4 tuần SKTD

Loại giá thể Tuần sau khi thuần dƣỡng

1 2 3 4

Mụn dừa 0,9 1,0 1,6 1,8

Mụn dừa + phân rơm 0,9 1,0 1,3 2,0

Mụn dừa + phân rơm + tro trấu 0,8 0,9 1,3 2,0

Mụn dừa + tro trấu + đất 0,9 1,9 1,4 2,0

Trung bình 0,9 0,9 1,4 1,9

F ns ns ns ns

CV(%) 39,0 28,0 36,0 31,0

(ns): khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Một số kỹ thuật thuần dƣỡng cây đậu nành cũng đã đƣợc báo cáo. Các tác giả sử dụng nhiều loại giá thể khác nhau nhƣ hỗn hợp vermiculite và đất (Ranjitha Kumari et al., 2006), đất (Radhakrishnan and Ranjithakumari, 2007;

Janani and Ranjitha Kumari, 2013), đất sét và cát (1:1) đã khử trùng (Zia et al., 2010). Cây con có thể đƣợc trùm kín bằng bọc nylon để giữ ẩm hoặc không trùm và được đặt ở điều kiện phòng một thời gian trước khi chuyển ra trồng ở nhà lưới. Tuy nhiên, kết quả cụ thể của các nghiên cứu trên không được công bố.

Nhìn chung, kết quả thí nghiệm cho thấy cây đậu nành MTĐ 760-4 đạt tỉ lệ sống cao (80,0%) và sinh trưởng tốt ở giá thể mụn dừa + tro trấu + đất (1:1:1) sau 4 tuần thuần dƣỡng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến dị tế bào soma và xử lý tia gamma trong chọn tạo các dòng đậu nành (glycine max (l ) merrill) chống chịu mặn (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w