Thí nghiệm 8d: Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma Co 60 và muối NaCl lên sự sinh trưởng của mô sẹo đậu nành MTĐ 760-4 trong lần chọn lọc 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến dị tế bào soma và xử lý tia gamma trong chọn tạo các dòng đậu nành (glycine max (l ) merrill) chống chịu mặn (Trang 119 - 123)

4.3 Nội dung 3: Đánh giá khả năng chọn tạo các dòng đậu nành chống chịu mặn bằng phương pháp tạo biến dị soma và chiếu xạ tia gamma

4.3.2 Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của muối NaCl lên sự tạo chồi và sinh trưởng của chồi từ trục phôi đậu nành MTĐ 760-4

4.3.3.4 Thí nghiệm 8d: Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma Co 60 và muối NaCl lên sự sinh trưởng của mô sẹo đậu nành MTĐ 760-4 trong lần chọn lọc 4

Bảng 4.35 cho thấy đến lần xử lý mặn thứ tƣ, ở 1 tuần SKC, nồng độ NaCl có ảnh hưởng đến khả năng sống của mô sẹo. Ở nồng độ 7,5 g L, tỉ lệ sống của mô sẹo giảm tương đối ít (còn 91,7%), tuy nhiên thấp nhất và khác khác biệt có ý nghĩa so với các nồng độ khác. Ở thời điểm này, liều chiếu xạ cũng như tương tác giữa liều chiếu xạ và nồng độ muối không có ảnh hưởng khác biệt lên tỉ lệ sống. Đến 3 và 5 tuần SKC thì ảnh hưởng của từng nhân tố cũng như tương tác giữa 2 nhân tố này khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, ở 3 tuần SKC, ở nồng độ muối 7,5 g L, gần nhƣ các mô sẹo đƣợc chiếu xạ với các liều từ 5-40 Gy có tỉ lệ sống thấp (từ 25,6-45,7%), khác biệt có ý nghĩa so với mô sẹo không chiếu xạ ở cùng nồng độ muối. Trong đó thấp nhất là mô sẹo ở liều 40 Gy (có tỉ lệ sống là 25,6%). Ở 5 tuần SKC thì các mô sẹo đƣợc chiếu xạ từ 10-40 Gy đều bị chết 100% ở nồng độ mặn 7,5 g L, duy nhất có 1 dòng mô sẹo sống sót với tỉ lệ 22,9% ở liều 5 Gy. Mô sẹo không chiếu xạ có tỉ lệ sống cao ở 3 tuần SKC (83,3%) cũng bị chết 100% ở thời điểm này. Đối với các mẫu mô sẹo sống sót ở nồng độ mặn 5 g L, tỉ lệ sống đạt đƣợc trên 50% ở cả mô sẹo chiếu xạ và không chiếu xạ, ngoại trừ mô sẹo ở liều chiếu xạ 40 Gy (4,0%). Những mẫu sống sót ở nồng độ mặn 2,5 g L có tỉ lệ sống không khác biệt so với nồng độ muối 0 g L cho thấy mô sẹo đậu nành MTĐ 740-4 sinh trưởng bình thường ở điều kiện mặn 2,5 g L. Nhìn chung mô sẹo chết cao khi tăng liều chiếu xạ cũng nhƣ tăng nồng độ muối NaCl. Tỉ lệ sống trung bình ở liều 40 Gy là 70,4% và nồng độ muối 7,5 g L là 42,5% ở 3 tuần SKC và giảm còn 50,5% ở liều chiếu xạ 40 Gy và 4,6% ở nồng độ mặn 7,5 g L.

Bảng 4.35: Tỉ lệ sống của mô sẹo (%) ảnh hưởng bởi chiếu xạ tia gamma Co60 và muối NaCl ở 1, 3 và 5 tuần SKC trong lần chọn lọc 4

Liều chiếu xạ và nồng độ NaCl (g/L) Tuần sau khi cấy

1 3 5

0 Gy + NaCl 0 100 100a 100a

5 Gy + NaCl 0 100 100a 100a

10 Gy + NaCl 0 100 100a 100a

20 Gy + NaCl 0 100 96,0a 94,0a

40 Gy + NaCl 0 100 100a 100a

0 Gy + NaCl 2,5 100 100a 100a

5 Gy + NaCl 2,5 100 100a 94,0a

10 Gy + NaCl 2,5 98,0 98,0a 98,0a

20 Gy + NaCl 2,5 100 96,0a 86,0a

40 Gy + NaCl 2,5 100 100a 98,0a

0 Gy + NaCl 5 100 78,0bc 62,8b

5 Gy + NaCl 5 100 80,7b 64,7b

10 Gy + NaCl 5 96,7 68,7bcd 62,7b

20 Gy + NaCl 5 95,0 60,9cd 60,9b

40 Gy + NaCl 5 100 56,0de 4,0d

0 Gy + NaCl 7,5 100 83,3b 0,0d

5 Gy + NaCl 7,5 97,1 45,7def 22,9c

10 Gy NaCl 7,5 91,4 27,9fg 0,0d

20 Gy + NaCl 7,5 82,5 30,0efg 0,0d

40 Gy + NaCl 7,5 87,5 25,6g 0,0d

Trung bình (Liều chiếu xạ)

0 Gy 100 90,3a 60,7a

5 Gy 99,3 81,6ab 70,4a

10 Gy 96,5 73,6bc 65,2a

20 Gy 94,4 70,7bc 60,2a

40 Gy 96,9 70,4c 50,5b

Trung bình (Nồng độ NaCl)

NaCl 0 100a 99,2a 98,8a

NaCl 2,5 99,6a 98,8a 95,2a

NaCl 5 98,3a 68,9b 51,0b

NaCl 7,5 91,7b 42,5c 4,6c

Fliều chiếu xạ ns ** **

FNaCl ** ** **

Fliều chiếu xạx NaCl ns ** *

CV (%) 10,2 23,9 27,2

Số liệu được chuyển sang dạng Arcsin√x trước khi phân tích thống kê. Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan;

(ns): khác biệt không có ý nghĩa thống kê; (*): khác biệt ở mức 5%; (**): khác biệt ở mức 1%.

Kết quả sau 4 lần cấy chuyền liên tục trên môi trường mặn cho thấy khả năng sống của mô sẹo bị ảnh hưởng không chỉ do nồng độ mặn mà còn do tổn thương của sự chiếu xạ. Liều chiếu xạ và nồng độ muối NaCl tăng thì tỉ lệ sống của mô sẹo giảm đáng kể (Hình 4.14). Mô sẹo sống sót ở nồng độ mặn

cao 7,5 g/L chỉ đạt đƣợc đối với mẫu đƣợc chiếu xạ với liều 5 Gy (1 dòng).

Nhìn chung, các dòng mô sẹo có khả năng chịu mặn ở nồng độ 5 g/L có tỉ lệ sống khá cao ở cả nghiệm thức không chiếu xạ và chiếu xạ (ngoài trừ liều 40 Gy) cho thấy có thể chọn lọc đơn thuần hoặc kết hợp chiếu xạ tia gamma Co60 với liều từ 5-40 Gy để tạo các dòng mô sẹo chịu mặn ở nồng độ 5 g/L. Bên cạnh đó cũng cho thấy giống đậu nành MTĐ 760-4 ở mức độ mô sẹo có khả năng sinh trưởng bình thường ở nồng độ mặn NaCl 2,5 g/L.

a b

c d

Hình 4.14: Mức độ sống sót của mô sẹo đậu nành MTĐ 760-4 sau 5 tuần nuôi cấy ở lần chọn lọc 4

0 Gy + NaCl 0 g/L (a) 10 Gy + NaCl 2,5 g/L (b) 10 Gy + NaCl 5 g/L (c) 10 Gy + NaCl 7,5 g/L (d)

Kết quả phân tích proline ở Bảng 4.36 cho thấy có ảnh hưởng của nồng độ muối lên sự tích lũy proline trong mẫu mô sẹo đậu nành MTĐ 760-4, nồng độ muối tăng thì hàm lƣợng proline tăng. Hàm lƣợng proline cao nhất ở nồng độ muối 5 và 7,5 g/L (tương ứng là 2,32 và 2,42 mol g trọng lượng tươi), không khác biệt nhau nhƣng khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (1,36

mol). Tương tác giữa liều chiếu xạ và nồng độ NaCl cũng có ý nghĩa. Mô sẹo không chiếu xạ hoặc chiếu xạ 5 và 40 Gy mà không xử lý mặn hoặc xử lý mặn 2,5 g/L ở liều 0 và 5 Gy thì hàm lƣợng proline thấp nhất (khoảng 0,76- 1,12 mol). Mô sẹo không chiếu xạ và mô sẹo ở liều 10 Gy khi đƣợc xử lý mặn ở 5 g/L có hàm lượng proline cao nhất với tương ứng là 3,62 và 2,86

mol. Mô sẹo chiếu xạ 5 Gy có khả năng sống ở nồng độ muối 7,5 g/L cũng có sự tích lũy proline khá cao (2,42 mol).

Bảng 4.36: Hàm lượng proline của mô sẹo (mol g trọng lượng tươi) ảnh hưởng bởi chiếu xạ tia gamma Co60 và muối NaCl sau 4 lần chọn lọc

Liều chiếu xạ (Gy) Nồng độ NaCl (g L) Trung bình

0 2,5 5 7,5

0 0,85e 1,10e 3,62a - 1,85

5 1,05e 0,76e 1,52cde 2,42bcd 1,44

10 1,28de 1,61cde 2,86ab - 1,91

20 2,49bc 1,30de 1,31de - 1,70

40 1,12e 1,69cde 2,33bcd - 1,71

Trung bình 1,36b 1,29b 2,32a 2,42a

Fliều chiếu xạ ns

FNaCl **

Fliều chiếu xạx NaCl **

CV (%) 40,7

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan;(ns): khác biệt không có ý nghĩa thống kê; (**): khác biệt ở mức 1%.

Nghiên cứu của Rahnama and Ebrahimzadeh (2012) trên khoai tây cũng cho thấy hàm lượng proline tích lũy cao trong mô sẹo trên môi trường có nồng độ muối cao. Khi tăng áp lực chọn lọc muối, mô sẹo mía Coc-671 cũng tích lũy proline cao hơn mô sẹo không được chọn lọc trong môi trường muối (Patade et al., 2005). Dehpour et al. (2011) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng chiếu xạ tia gamma và stress muối lên sự sinh trưởng và hàm lƣợng proline trên mô sẹo lúa, kết quả cho thấy khi tăng nồng độ muối thì hàm lƣợng proline có trong mô sẹo cũng tăng theo.

Kết quả cho thấy các dòng mô sẹo MTĐ 760-4 có tiềm năng chống chịu mặn ở nồng độ NaCl 5 g/L là ở liều 0 và 10 Gy, với hàm lƣợng proline tích lũy cao, khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (0 Gy + 0 NaCl). Hàm lƣợng proline tích lũy cao ở các dòng mô sẹo này chứng tỏ chúng đã có sự điều chỉnh áp suất thẩm thấu trong tế bào để có thể thích nghi với điều kiện mặn của môi trường.

Có rất nhiều giống cây trồng đã được ứng dụng kết hợp phương pháp gây đột biến bằng tia gamma với chọn lọc in vitro để tạo giống có khả năng chống chịu mặn. Trên cây lúa, Saleem et al. (2005) đã cảm ứng tạo đột biến mô sẹo phát sinh phôi của giống lúa (Oryza sativa L.) cv. Basmati 370 bằng cách chiếu xạ tia gamma ở liều 50 Gy và chọn lọc trên môi trường có độ EC của muối NaCl là 4, 6, 8 và 10 d/Sm. Kết quả tạo đƣợc 2 dòng (thế hệ M2) chống chịu mặn mức độ trung bình ở giai đoạn cây con. Ở lúa mì, El-Sayed et al. (2007) đã xử lý đột biến và chọn lọc in vitro trên mẫu mô sẹo để cải thiện khả

năng chống chịu mặn ở hai giống Sakha 93 và Sohag 3. Kết quả cho thấy phân tích điện di mô sẹo đƣợc chiếu xạ và xử lý muối cho thấy tất cả đều xuất hiện các băng protein ở các liều tia gamma và mức độ stress mặn với sự thêm vào của những băng mới là kết quả của sự cảm ứng đột biến bằng tia gamma. Trên cây mía, Patade et al. (2008) đã chiếu xạ để tạo đột biến, tiếp theo là chọn lọc in vitro để tạo dòng chống chịu mặn của giống mía Ấn Độ (Saccharum officinarum L.) cv. CoC-671. Tổng số 147 cây đã đƣợc chọn lọc từ các mức độ muối khác nhau. Nikam et al. (2014) đã gây đột biến bằng cách chiếu xạ tia gamma với các liều 30, 40 và 50 Gy và chọn lọc in vitro giống mía Co740 trên môi trường mặn với muối NaCl nồng độ 0; 2,9; 5,8; 8,8; 11,7 và 14,6 g/L. Kết quả cho thấy sự sinh trưởng của mô sẹo và khả năng tái sinh cây bị ảnh hưởng đáng kể bởi liều chiếu xạ và nồng độ muối NaCl. Sự chống chịu mặn đạt đƣợc bằng cách chiếu xạ mô sẹo và chọn lọc trên môi trường muối NaCl qua các bước chọn lọc in vitro.

Nhìn chung, mô sẹo đậu nành MTĐ 760-4 sinh trưởng bình thường ở nồng muối NaCl 2,5 g/L. Như vậy, với phương pháp chiếu xạ tia gamma Co60, qua 4 lần chọn lọc thu đƣợc các dòng mô sẹo đậu nành MTĐ 760-4 có khả năng chịu mặn với nồng độ muối NaCl 5 g/L ở mẫu chiếu xạ liều 10 Gy cũng nhƣ ở mẫu không xử lý chiếu xạ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến dị tế bào soma và xử lý tia gamma trong chọn tạo các dòng đậu nành (glycine max (l ) merrill) chống chịu mặn (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w