Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của NAA và khoáng đa lượng đến sự tạo rễ từ đoạn thân đậu nành MTĐ 760-4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến dị tế bào soma và xử lý tia gamma trong chọn tạo các dòng đậu nành (glycine max (l ) merrill) chống chịu mặn (Trang 91 - 97)

4.1 Nội dung 1: Xác định khả năng chống chịu mặn của một số giống đậu nành phổ biến ở ĐBSCL

4.2.2 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của NAA và khoáng đa lượng đến sự tạo rễ từ đoạn thân đậu nành MTĐ 760-4

4.2.2.1 Tỉ lệ tạo rễ

Kết quả thống kê ở Bảng 4.11 cho thấy, ở 2 tuần SKC, nồng độ NAA có ảnh hưởng đến tỉ lệ tạo rễ của chồi cây đậu nành. Nồng độ NAA 0,2 mg/L cho chồi có tỉ lệ tạo rễ cao nhất (63,8%) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

so với các nghiệm thức còn lại. Tỉ lệ tạo rễ ở các nồng độ NAA 0 và 0,1 mg/L là thấp nhất (30,0% và 26,7%). Hàm lượng khoáng đa lượng cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ tạo rễ của chồi cây đậu nành. Chồi được cấy trên môi trường có hàm lƣợng khoáng MS cho tỉ lệ tạo rễ cao (50,9%) so với chồi đƣợc cấy trên môi trường có hàm lượng khoáng 1/2 MS (30,4%). Giữa nồng độ NAA và hàm lượng khoáng đa lượng không có sự tương tác lên tỉ lệ tạo rễ của chồi đậu nành.

Bảng 4.11: Tỉ lệ tạo rễ (%) của chồi đậu nành MTĐ 760-4 ảnh hưởng bởi NAA và khoáng đa lƣợng ở 2 và 4 tuần SKC

Nồng độ NAA (mg L) và hàm lƣợng khoáng đa lƣợng Tuần sau khi cấy

2 4

NAA0+MS 35,3 48,9bc

NAA 0,1 + MS 35,6 56,4b

NAA 0,2 + MS 73,5 90,9a

NAA 0,4 + MS 59,3 90,9a

NAA 0 + 1/2 MS 24,7 26,6cd

NAA 0,1 + 1/2 MS 17,7 17,7d

NAA 0,2 + 1/2 MS 54,0 77,4a

NAA 0,4 + 1/2 MS 37,2 43,1bc

Trung bình (NAA)

NAA 0 30,0c 37,7c

NAA 0,1 26,7c 37,0c

NAA 0,2 63,8a 84,1a

NAA 0,4 48,2b 67,0b

Trung bình (đa lƣợng)

MS 50,9a 71,8a

1/2 MS 33,4b 41,2b

FNAA * *

Fđa lƣợng * *

FNAA x Fđa lƣợng ns **

CV (%) 42,7 34,9

Số liệu được chuyển sang dạng Arcsin√x trước khi phân tích thống kê. Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan;

(ns): khác biệt không có ý nghĩa thống kê; (*): khác biệt ở mức 5%; (**): khác biệt ở mức 1%.

Tại thời điểm 4 tuần SKC tỉ lệ chồi tạo rễ tiếp tục gia tăng. Nhân tố NAA có ảnh hưởng đến sự tạo rễ của chồi cây đậu nành. Tỉ lệ tạo rễ cao nhất (84,1%) ở môi trường có bổ sung NAA 0,2 mg/L, khác biệt có ý nghĩa so với

NAA 0,4 mg/L (67,0%) và thấp nhất là ở nồng độ NAA 0 và 0,1 mg/L (37,7% và 37,0%). Hàm lượng khoáng đa lượng cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ tạo rễ của chồi cây đậu nành. Chồi được cấy trên môi trường có hàm lượng khoáng đa lượng MS có tỉ lệ tạo rễ (71,8%) cao hơn so với chồi được cấy trên môi trường có hàm lượng khoáng đa lượng 1/2 MS (41,2%). Có sự tương tác giữa nồng độ NAA và hàm lƣợng khoáng đa lƣợng đến tỉ lệ tạo rễ. Chồi đậu nành tạo rễ cao nhất ở môi trường MS bổ sung NAA 0,2 mg/L và 0,4 mg/L (90,9%) và thấp nhất là ở môi trường 1/2 MS không bổ sung hoặc bổ sung NAA 0,1 mg/L.

4.2.2.2 Số rễ

Kết quả Bảng 4.12 cho thấy ở 2 tuần SKC, nồng độ NAA có hưởng đến số rễ của chồi đậu nành. Trong đó chồi cấy trên môi trường có bổ sung NAA 0,2 mg/L có số rễ hình thành cao nhất là 6,1 rễ và thấp nhất ở môi trường không bổ sung NAA là 0,8 rễ, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này cho thấy mẫu cấy trên môi trường không bổ sung NAA vẫn hình thành rễ nhưng số lượng rễ ít hơn so với môi trường bổ sung NAA. Hàm lượng khoáng đa lượng cũng ảnh hưởng đến sự hình thành rễ của chồi đậu nành. Số rễ hình thành trên môi trường MS trung bình là 3,5 rễ, cao hơn so với trên môi trường 1/2 MS (3,3 rễ). Sự hình thành rễ chịu ảnh hưởng tương tác giữa nồng độ NAA và hàm lượng khoáng đa lượng. Chồi cấy ở môi trường MS và 1/2 MS bổ sung NAA 0,2 mg/L có số rễ đƣợc hình thành cao nhất (6,1 và 6,0 rễ) khác biệt so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 5%. Môi trường 1/2 MS không bổ sung NAA có số rễ thấp nhất (0,7 rễ).

Đến 4 tuần SKC, chồi cây đậu nành có sự gia tăng số rễ. Qua Bảng 4.14 cho thấy, nồng độ NAA tiếp tục ảnh hưởng đến sự hình thành rễ, mẫu chồi được cấy trên môi trường có NAA 0,2 mg/L có số rễ cao nhất (7,5 rễ), môi trường không bổ sung NAA có số rễ thấp nhất (2,6 rễ), khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Chồi đậu nành được cấy trên môi trường có hàm lượng khoáng đa lượng MS cũng cho số rễ cao hơn (5,3 rễ) so với môi trường 1/2 MS (4,8 rễ) khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%. Có ảnh hưởng tương tác giữa nồng độ NAA và hàm lƣợng khoáng đa lƣợng. Chồi đậu nành cấy ở nghiệm thức MS bổ sung NAA 0,2 mg/L có số rễ cao nhất (8,0 rễ) và thấp nhất là nghiệm thức MS không bổ sung NAA (2,5 rễ).

Bảng 4.12: Số rễ của chồi đậu nành MTĐ 760-4 ảnh hưởng bởi NAA và khoáng đa lƣợng ở 2 và 4 tuần SKC

Nồng độ NAA (mg L) và hàm lƣợng khoáng đa lƣợng Tuần sau khi cấy

2 4

NAA0+MS 0,9e 2,5d

NAA 0,1 + MS 2,4d 4,2c

NAA 0,2 + MS 6,1a 8,0a

NAA 0,4 + MS 4,5b 6,3b

NAA 0 + 1/2 MS 0,7e 2,7d

NAA 0,1 + 1/2 MS 2,6d 4,8c

NAA 0,2 + 1/2 MS 6,0a 7,0b

NAA 0,4 + 1/2 MS 3,9c 4,8c

Trung bình (NAA)

NAA 0 0,8d 2,6d

NAA 0,1 2,5c 4,5c

NAA 0,2 6,1a 7,5a

NAA 0,4 4,2b 5,5b

Trung bình (đa lƣợng)

MS 3,5a 5,3a

1/2 MS 3,3b 4,8b

FNAA * *

Fđa lƣợng ** **

FNAA x Fđa lƣợng ** *

CV (%) 12,7 17,8

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan; (*): khác biệt ở mức 5%; (**): khác biệt ở mức 1%.

4.2.2.3 Chiều dài rễ

Bảng 4.13 cho thấy, ở thời điểm 4 tuần SKC, các nồng độ NAA và môi trường MS, 1/2 MS có ảnh hưởng khác biệt lên chiều dài rễ cây đậu nành.

Nồng độ NAA 0,2 mg/L cho chồi có chiều dài rễ dài nhất (7,8 cm), thấp nhất là nồng độ NAA 0 mg L. Môi trường đa lượng MS cho hiệu quả chiều dài rễ tốt hơn so với môi trường 1/2 MS. Chiều dài rễ chịu sự ảnh hưởng tương tác giữa các nồng độ NAA và môi trường MS, 1 2 MS. Trong đó, nghiệm thức MS bổ sung NAA 0,2 mg/L cho chiều dài rễ cao nhất là 8,4 cm. Thấp nhất là nghiệm thức MS không bổ sung NAA (3,3 cm).

Bảng 4.13: Chiều dài rễ (cm) của chồi đậu nành MTĐ 760-4 ảnh hưởng bởi NAA và khoáng đa lƣợng ở 4 tuần SKC

Nồng độ NAA (mg/L) (A) Hàm lƣợng khoáng đa lƣợng (B) Trung bình (A)

MS 1/2 MS

0 3,3f 2,8g 3,1d

0,1 4,8d 4,0e 4,4c

0,2 8,4a 7,2b 7,8a

0,4 6,8bc 6,7c 6,8b

Trung bình (B) 5,8a 5,2b

FA *

FB *

F(A*B) *

CV (%) 8,4

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan; (*): khác biệt ở mức 5%.

a b c d

Hình 4.6 Sự tạo rễ của cây đậu nành trên môi trường MS bổ sung NAA

NAA 0 mg/L (a) NAA 0,1 mg/L (b) NAA 0,2 mg/L (c) NAA 0,4 mg/L (d)

4.2.2.4 Chiều cao chồi

Ở thời điểm 2 tuần SKC, các nồng độ NAA bổ sung có ảnh hưởng lên chiều cao chồi cây đậu nành. Nồng độ NAA 0,2 và 0,4 mg/L cho chồi có chiều cao cao nhất, khác biệt có ý nghĩa so với nồng độ 0 và 0,1 mg L. Môi trường MS hay 1/2 MS không có ảnh hưởng lên chiều cao chồi nhưng có ảnh hưởng tương tác giữa nồng độ NAA và hàm lượng đa lượng MS. Nghiệm thức MS bổ sung NAA 0,2 mg/L cho kết quả cao nhất (chồi cao 2,5 cm), thấp nhất là nghiệm thức NAA 0 mg L trên môi trường MS hay 1/2 MS (0,6-0,9 cm) (Bảng 4.14).

Bảng 4.14: Chiều cao chồi (cm) của đậu nành MTĐ 760-4 ảnh hưởng bởi NAA và khoáng đa lƣợng ở 2 và 4 tuần SKC

Nồng độ NAA (mg L) và hàm lƣợng khoáng đa lƣợng Tuần sau khi cấy

2 4

NAA0+MS 0,6c 6,2c

NAA 0,1 + MS 1,4b 6,6c

NAA 0,2 + MS 2,5a 8,6a

NAA 0,4 + MS 1,6b 6,6c

NAA 0 + 1/2 MS 0,9c 5,2d

NAA 0,1 + 1/2 MS 1,5b 6,5c

NAA 0,2 + 1/2 MS 1,4b 8,2a

NAA 0,4 + 1/2 MS 1,8b 7,1b

Trung bình (NAA)

NAA 0 0,8c 5,7c

NAA 0,1 1,5b 6,5b

NAA 0,2 1,9a 8,4a

NAA 0,4 1,7ab 6,8b

Trung bình (đa lƣợng)

MS 1,5 7,0a

1/2 MS 1,4 6,7b

FNAA * *

Fđa lƣợng ns **

FNAA x Fđa lƣợng * *

CV (%) 33,0 7,0

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan; (ns): khác biệt không có ý nghĩa thống kê; (*): khác biệt ở mức 5%; (**): khác biệt ở mức 1%.

Đến 4 tuần SKC, chiều cao chồi gia tăng rất đáng kể ở các nghiệm thức.

Nồng độ NAA và hàm lượng đa lượng MS có ảnh hưởng đến chiều cao chồi đậu nành. Nồng độ NAA 0,2 mg L và hàm lƣợng đa lƣợng MS có hiệu quả tốt nhất lên chiều cao chồi. Ảnh hưởng tương tác giữa các nồng độ NAA và hàm lượng khoáng MS cho thấy, môi trường MS hay 1/2 MS bổ sung NAA 2 mg/L cho chiều cao chồi tốt nhất, chồi đạt trên 8 cm (Bảng 4.14).

4.2.2.5 Số lá

Bảng 4.15 cho thấy nồng độ NAA có ảnh hưởng đến số lá của chồi đậu nành ở 2 tuần SKC, mẫu được cấy trên môi trường bổ sung NAA 0,2 mg/L có số lá cao nhất (1,4 lá), thấp nhất là môi trường NAA 0,4 mg/L (0,8 lá) và NAA 0 mg/L (0,9 lá). Số lá của chồi đậu nành không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng khoáng đa lượng cũng như không bị ảnh hưởng tương tác giữa nồng độ NAA và hàm lƣợng khoáng đa lƣợng.

Bảng 4.15: Số lá của chồi đậu nành MTĐ 760-4 ảnh hưởng bởi NAA và khoáng đa lƣợng ở 2 và 4 tuần SKC

Nồng độ NAA (mg L) và hàm lƣợng khoáng đa lƣợng Tuần sau khi cấy

2 4

NAA0+MS 0,9 1,8

NAA 0,1 + MS 1,2 1,8

NAA 0,2 + MS 1,5 2,8

NAA 0,4 + MS 0,8 2,0

NAA 0 + 1/2 MS 0,9 1,8

NAA 0,1 + 1/2 MS 1,0 1,9

NAA 0,2 + 1/2 MS 1,2 2,5

NAA 0,4 + 1/2 MS 0,8 1,9

Trung bình (NAA)

NAA 0 0,9bc 1,8b

NAA 0,1 1,1b 1,9b

NAA 0,2 1,4a 2,7a

NAA 0,4 0,8c 2,0b

Trung bình (đa lƣợng)

MS 1,1 2,1

1/2 MS 1,0 2,0

FNAA * *

Fđa lƣợng ns ns

FNAA x Fđa lƣợng ns ns

CV (%) 17,1 20,1

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan; (ns): khác biệt không có ý nghĩa thống kê; (*): khác biệt ở mức 5%.

Ở thời điểm 4 tuần SKC, số lá của chồi đậu nành tiếp tục gia tăng (Bảng 4.15). Nồng độ NAA tiếp tục có ảnh hưởng đến số lá. Chồi đậu nành được cấy trên môi trường bổ sung NAA 0,2 mg/L có số lá cao nhất (2,7 lá), khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Tương tự ở tuần 2, số lá của chồi đậu nành cũng không chịu ảnh hưởng bởi hàm lượng khoáng đa lượng cũng như không chịu ảnh hưởng bởi sự tương tác giữa nồng độ NAA và hàm lượng khoáng đa lƣợng.

Nghiên cứu tạo rễ in vitro cây đậu nành cũng đã đƣợc một số tác giả báo cáo. Trên giống đậu nành của Ấn Độ Glycine max (L) Merr. cv. CO3, Radhakrishnan and Ranjithakumari (2007) đã tạo rễ cho chồi tái sinh từ mô sẹo trờn mụi trường B5 bổ sung 14,7 àM IBA. Akitha Devi et al. (2012) đó sử dụng triacontanol (TRIA) cũng cho số rễ và chiều dài rễ cao nhất (6,3±0,5 và 21,5±0,5).

Kết quả thí nghiệm này cho thấy môi trường MS bổ sung NAA với nồng độ 0,2 mg/L thích hợp cho sự tạo rễ của chồi giống đậu nành MTĐ 760-4 với tỉ lệ tạo rễ cao (90%), số rễ nhiều (8,0 rễ) và chiều dài rễ dài nhất (8,4 cm) cũng nhƣ chồi phát triển nhanh, tăng nhanh về chiều cao và số lá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến dị tế bào soma và xử lý tia gamma trong chọn tạo các dòng đậu nành (glycine max (l ) merrill) chống chịu mặn (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w