Tình hình kinh tế trong nước:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 60 - 63)

Năm 2008 thì những bất ổn vĩ mô về lạm phát xảy ra và với chủ trương thắt chặt tiền tệ, kiểm soát lạm phát của Chính phủ, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt thông qua các công cụ vĩ mô. Trong đó, lãi suất cơ bản là công cụ được NHNN chú trọng nhất. Và khi thực thi những chính sách tiền tệ này thì nó đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và NHTMCP Công Thương – Cà Mau nói chung. Cụ thể:

Tăng lãi suất cơ bản: NHNN đã chứng tỏ khả năng có thể sử dụng lãi suất cơ bản

ba lần điều chỉnh tăng của lãi suất cơ bản, lần đầu tiên kể từ ngày 01/12/2005 lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng từ 8,5%/năm lên 8,75%/năm vào ngày 01/02/2008 nhưng mức lãi suất này không phản ánh đúng với thực tế thị trường. Vì vậy đến ngày 19/05/2008 lãi suất cơ bản được trả lại đúng chức năng của nó ở mức 12%/năm - trở thành một cơ sở để xác định hành lang pháp lý cho lãi suất cho vay của các NHTM và lần tăng cuối cùng là vào ngày 11/06/2008 với mức lãi suất cơ bản là 14%/năm. Đây là mức đỉnh điểm của lãi suất cơ bản. Lãi suất tăng lên liên tục kéo theo sự gia tăng của lãi suất huy động và lãi suất cho vay của Ngân hàng, cùng với sự tăng lên của lãi suất huy động thì lãi suất vốn điều chuyển nhận từ trên xuống cũng tăng theo, nhưng với hạn mức lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản nên khả năng sinh lời của Ngân hàng vẫn bị hạn chế, công tác cho vay cũng như huy động vốn tiến triển hơi chậm vì phần lớn các Doanh nghiệp vừa và nhỏ không tiếp cận được vay vốn của Ngân hàng vì lãi suất cho vay quá cao, giá cả hàng hoá tăng cao làm người dân dự trữ tiền mặt để thanh toán nhiều hơn, các Ngân hàng bắt đầu bước vào cuộc chạy đua lãi suất với nhiều sự cạnh tranh với nhau. Lãi suất tăng đẩy Ngân hàng rơi vào tình trạng nguy cơ gặp nhiều rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng.

Từ tháng 10/2008 tốc độ lạm phát bắt đầu giảm, NHNN bắt đầu có những động thái nới lỏng hạn mức tăng trưởng tín dụng, giảm lãi suất cơ bản vào các ngày 21/10/2008 (13%/năm), ngày 05/11/2008 (12%/năm), ngày 21/11/2008 (11%/năm), ngày 05/12/2008 (10%/năm) và ngày 22/12/2008 (8,5%/năm). Việc giảm lãi suất cơ bản, kéo theo việc hạ lãi suất cho vay là tín hiệu tốt cho nền kinh tế, chính sách tiền tệ đã được nới lỏng có kiểm soát. Với mức lãi suất chấp nhận được, doanh nghiệp tiến hành vay vốn kinh doanh, qua đó giải phóng đầu ra cho Ngân hàng. Trần lãi suất cho vay giảm nên các khoản giải ngân trước đó khách hàng cũng thường tìm cách trả nợ trước hạn để được vay lại với lãi suất thấp hơn. Nhưng các khoản huy động với lãi suất cao trong những tháng trước, Ngân hàng không thể thương lượng với khách hàng để hạ lãi suất tiền gửi thấp xuống. Lợi nhuận của cả hệ thống Ngân hàng đều bị ảnh hưởng. Vì vậy, trong thời gian ngắn, Ngân hàng chưa thể giảm nhanh lãi suất cho

trên đã góp phần hạ nhiệt cho thị trường vốn huy động của các Ngân hàng nhưng khoảng thời gian thay đổi đó so với toàn năm là rất ngắn, không bù đắp được phần rủi ro mà Ngân hàng đã gánh chịu trong suốt ba quí đầu năm 2008.

Như vậy, lãi suất của ba quí đầu năm 2008 có xu hướng tăng và tăng với tốc độ cao, lãi suất chỉ bắt đầu giảm từ tháng 10/2008 đến quí I/2009 (01/02/2009 lãi suất cơ bản giảm xuống còn 7%/năm). Có nhiều dự đoán cho rằng mức lãi suất cơ bản này sẽ tiếp tục hạ xuống nữa nhưng ngày 24/03/2009 thống đốc NHNN_Nguyễn Văn Giàu đã ban hành quyết định 626 – giữ nguyên mức lãi suất cơ bản là 7%/năm, quyết định này có hiệu lực từ 01/04/2009 và thực tế mức lãi suất cơ bản đã giữ nguyên gần đến hết năm 2009 và sau đó hết tháng 11/2009 lại tăng 8%/năm. Trong năm 2009 nhìn chung thì chính sách tiền tệ được đánh giá là tương đối ổn định. Nhờ chính sách tiền tệ ổn định mà các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế hoạt động thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, không bị ảnh hưởng bởi sự chao đảo của chính sách tiền tệ, có khả năng trả nợ cho Ngân hàng hơn, công tác huy động vốn và cho vay thuận lợi hơn và các hợp đồng cho vay cũng khả thi hơn.

Tóm lại, sự biến động của lãi suất trong năm 2008 đã tác động xấu đến Ngân hàng, làm cho Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong công tác cho vay và công tác huy động vốn, Ngân hàng có nguy cơ gặp nhiều rủi ro, lợi nhuận bị hạn chế… Năm 2008 là một năm có thể nói là một năm làm ăn khó khăn từ trước tới nay nhưng điều đó cũng không làm kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh bị giảm sút vì năm 2008 là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tốc độ tăng trưởng tín dụng lớn. Vì vậy dù có kiềm chế tăng trưởng để kiềm chế lạm phát thì mức tăng trưởng của Ngân hàng vẫn cao hơn những năm trước. Tuy nhiên vẫn có một số Ngân hàng do quy mô vốn còn nhỏ nên kết quả hoạt động kinh doanh bị giảm sút. Việc điều hành lãi suất theo sát tín hiệu thị trường, có thể giúp các NHTM định hướng được mức lãi suất hợp lý, tạo nên mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đảm bảo hài hoà lợi ích giữa người gửi, tổ chức tín dụng và người đi vay.

Thị trường bất động sản biến động mạnh: Với sự tăng giá mạnh và nhanh của bất động sản trong năm 2008. Song bất ngờ từ tháng 1/2009, giá bất động sản rơi vào ảm đạm giống một quả bóng đã xì hơi. Ngoài ra, chính sách thuế thu nhập đối với việc chuyển nhượng bất động sản cũng ít nhiều làm cho thị trường bất động sản biến động mạnh. Sự tăng giá và giảm giá thất thường của bất động sản không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực cho vay bất động sản mà còn ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khác vì phần lớn tài sản thế chấp đều là bất động sản, nên Ngân hàng gặp khó khăn trong việc định giá giá trị bất động sản cũng như việc phát mãi tài sản thế chấp, dẫn đến nợ tồn đọng xử lý chậm.

Kích cầu bằng gói hỗ trợ lãi suất: Bắt đầu từ tháng 2/2009 Chính phủ áp dụng

cho vay hỗ trợ lãi suất đối với một số ngành nghề và một số doanh nghiệp mới thành lập, với chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất làm nới lỏng tín dụng đã tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế giải quyết nhu cầu vốn, kích thích sản xuất kinh doanh và giúp đưa nền kinh tế nước nhà vượt qua cơn bão khủng hoảng kinh tế - tài chính. Nhưng bên cạnh đó cũng tạo không ít khó khăn đối với Ngân hàng vì khi cho vay thì Ngân hàng phải xác định đúng đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi nếu xác định không đúng thì Ngân hàng phải chịu phần lãi suất hỗ trợ đó, ngoài ra công việc giám sát khách hàng sử dụng vốn và thu nợ của Ngân hàng cũng tăng lên và cũng gặp khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w