Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 49 - 52)

- Thu dịch vụ: Thu dịch vụ ở đây chủ yếu là thu từ việc phát hành thẻ ATM, thu phí dịch vụ thanh toán, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ hoạt động kinh doanh

4.2.4.2.Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU

4.2.4.2.Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế

Để phân tích cụ thể hơn về sự tăng trưởng của dư nợ, chúng ta lần lượt xem xét tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của từng thành phần kinh tế qua bảng số liệu sau:

Bảng 10: Tình hình dư nợ của VietinBank Cà Mau theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % DNNN 96.982 6 ,05 62.448 3,25 64.771 1,90 -34.534 -35,61 2.323 3,72 DNNQD 1.348.288 84,11 1.664.577 86,63 2.980.160 87,42 316.289 23,46 1.315.583 79,03 Cá nhân, khác 157.735 9,84 194.454 10,12 364.083 10,68 36.719 23,28 169.629 87,23 Tổng dư nợ 1.603.005 100 1.921.479 100 3.409.014 100 318.474 19,87 1.487.535 77,42

Hình 11: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế

- Đối với DNNN: Đối với thành phần kinh tế DNNN thì dư nợ luôn giảm qua 3 năm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Cụ thể năm 2008 chiếm 6,05% trong tổng dư nợ và đạt 96.982 triệu đồng, đến năm 2009 chỉ tiêu này chiếm 3,25% và đạt 62.448 triệu đồng, giảm 35,61% so với năm 2008. Sang năm 2010 chỉ tiêu này giảm còn 1,90% trong tổng dư nợ và đạt 64.771 triệu đồng, tăng nhẹ 3,72% so với năm 2009. Nguyên nhân dư nợ giảm xuống là do doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích, đầu tư đạt hiệu quả nên khả năng thu hồi nợ tốt làm cho dư nợ giảm xuống. Mặt khác, là do nhu cầu vốn tín dụng đối với thành phần kinh tế này tăng lên giúp mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh.

- Đối với DNNQD: Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ của thành phần DNNQD chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của Ngân hàng và tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2008 dự nợ là 1.348.288 triệu đồng, chiếm 84,11% trong tổng dư nợ. Năm 2009 là 1.664.577 triệu đồng, chiếm 86,63% trong tổng dư nợ, tức tăng 23,46% so với năm 2008. Sang năm 2010 dự nợ đối với thành phần kinh tế này là 2.980.160 triệu đồng chiếm 87,42% trong tổng dư nợ và tăng 79,03% so với năm 2009. Nguyên nhân của sự gia tăng dư nợ đối với DNNQD là do sự tăng lên của doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này. Mặt khác, trong những năm gần đây trên địa bàn Thành phố các DNNQD xuất hiện ngày càng nhiều và nhu cầu cần vốn của họ khá cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hội nhập nên đã làm cho dư nợ đối với thành phần kinh tế này tăng cao.

- Đối với cá nhân, khác: Cũng như thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh thì dư nợ đối với các cá nhân, khác tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2008 chỉ tiêu này là 157.735 triệu đồng, chiếm 9,84% trong tổng dư nợ. Năm 2009 là 194.454 triệu đồng chiếm 10,12% trong tổng dư nợ, tăng 23,28% so với năm 2008. Sang năm 2010 dư nợ đối với thành phần kinh tế này là 364.083 triệu đồng, chiếm 10,68% trong tổng dư nợ và tăng 87,23% so với năm 2009. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này tăng lên, ngoài ra do nước ta đã hội nhập kinh tế quốc tế nên nhu cầu cần vốn ngày càng tăng lên để đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Tóm lại, tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế đều tăng qua các năm, chứng tỏ quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh đang trên đà phát triển. Có được kết quả khả quan như vậy là do Ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng luôn bám sát các chính sách phát triển kinh tế của Thành phố vì sự phát triển mạnh mẽ của Thành phố cũng là điều kiện tiên quyết để phát triển các hoạt động của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 49 - 52)