Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 38 - 41)

- Thu dịch vụ: Thu dịch vụ ở đây chủ yếu là thu từ việc phát hành thẻ ATM, thu phí dịch vụ thanh toán, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ hoạt động kinh doanh

4.2.2.2.Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU

4.2.2.2.Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Dưới đây là bảng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế:

Bảng 6: Doanh số cho vay của VietinBank Cà Mau theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % DNNN 335.449 4,10 177.674 2,80 65.592 0,60 -157.775 -47,03 -112.082 -63,08 DNNQD 7.156.508 87,47 5.596.727 88,20 9.740.398 89,10 -1.559.781 -21,79 4.143.671 74,04 Cá nhân, khác 689.715 8,43 571.094 9,00 1.125.994 10,30 -118.621 -17,20 554.900 97,16 DSCV 8.181.672 100 6.345.495 100 10.931.984 100 -1.863.177 -22.44 4.586.489 72,28

Hình 7: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay đối với các DNNQD chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Điều này cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu theo chính sách tín dụng là mở rộng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, cho vay với mọi loại hình kinh tế nhằm phân tán rủi ro, không tập trung cho vay đối với một thành phần kinh tế nhất định. Sau đây ta sẽ đi sâu vào phân tích nội dung của từng khoản mục cho vay đối với từng loại hình kinh tế:

- Đối với DNNN: Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm và tỷ trọng của thành phần kinh tế này trong tổng doanh số cho vay lại giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2008 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này là 335.449triệu đồng, chiếm 4,10% trong tổng doanh số cho vay, sang năm 2009 là 177.674 triệu đồng, chiếm 2,80% trong tổng doanh số cho vay, giảm 47,03% so với năm 2008 và đến năm 2010 là 65.592 triệu đồng, chiếm 0,60% trong tổng doanh số cho vay, giảm 63,08% so với năm 2009. Nguyên nhân giảm xuống của tỷ trọng cho vay đối với DNNN là do trong những năm gần đây các DNNN lần lượt chuyển đổi mô hình tổ chức sang công ty cổ phần, nâng cao quy mô hoạt động, làm cho tỷ trọng cho vay đối với những DNNN cũng bị giảm xuống là điều tất nhiên..

bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay đối với DNNQD tăng lên qua 3 năm. Năm 2008, cho vay DNNQD đạt 7.156.508 triệu đồng, chiếm 87,47% trong tổng doanh số cho vay và doanh số này lại giảm 5.596.727 triệu đồng vào năm 2009, chiếm tỷ trọng 88,20% trong tổng doanh số cho vay, giảm -21,79% so với năm 2008. Qua năm 2010 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này đạt 9.740.398 triệu đồng, chiếm 89,10% trong tổng doanh số cho vay, tăng 74,04% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng lên trong năm 2009 là do các loại hình doanh nghiệp này được thành lập ngày càng nhiều và hoạt động ngày càng có hiệu quả, tạo được nhiều uy tín cho Ngân hàng, các dự án có tính khả thi cao. Ngân hàng đã tiến hành giải ngân cho thành phần kinh tế này nhiều hơn nhằm phân bổ lại cơ cấu cho vay trong tổng doanh số cho vay theo các thành phần kinh tế. Ngoài ra, do việc gia nhập WTO của nước ta nên nhu cầu của loại hình kinh tế này đòi hỏi nhu cầu vốn ngày càng cao để cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu hội nhập.

- Đối với cá nhân, khác: Doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này tăng qua 3 năm, doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này năm 2008 đạt 689.715 triệu đồng, chiếm 8,43% trong tổng doanh số cho vay, đến năm 2009 đạt được 571.094 triệu đồng, chiếm 9,00% trong tổng doanh số cho vay, giảm 17,20% so với năm 2008 và sang năm 2010 cho vay đối với thành phần kinh tế này là 1.125.994 triệu đồng, chiếm10,30% trong doanh số cho vay, tăng 97,16% so với năm 2009. Nguyên nhân của sự tăng lên trong doanh số cho vay đối với các cá nhân, khác là do trong những năm gần đây tình hình sản xuất, kinh doanh của các cá nhân, hộ gia đình phát triển tương đối ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều của biến đổi thị trường như: lạm phát, khủng hoảng kinh tế Mỹ,… Và nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh riêng lẻ của thành phần này ngày càng tăng lên, họ cần nhiều vốn để mở rộng quy mô hoạt động. Ngoài ra, đây là thành phần kinh tế được Ngân hàng xác định là khách hàng tiềm năng trong tương lai khi mà chúng ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế nên Ngân hàng đã gia tăng doanh số cho vay đối với thành phần này.

Nhìn chung, hoạt động cho vay của NHTMCP Công Thương – Cà Mau trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả nhất định do nắm bắt được xu thế phát triển chung, vận dụng các nghiệp vụ và các điều kiện cho phép, Ngân hàng đã tận dụng được nguồn lực tự có và phần vốn huy động của các tổ chức kinh tế, dân cư để nâng cao doanh số cho vay nhằm mang lại hiệu quả cao và để giữ vững sự tăng trưởng này đòi hỏi Ngân hàng cần hoàn thiện hơn nữa để duy trì kết quả đạt được trong những năm qua đồng thời nâng cao doanh số cho vay trong những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 38 - 41)