- Thu dịch vụ: Thu dịch vụ ở đây chủ yếu là thu từ việc phát hành thẻ ATM, thu phí dịch vụ thanh toán, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ hoạt động kinh doanh
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU
4.3. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
sự nỗ lực của Ban giám đốc và tất cả các nhân viên trong Ngân hàng trong công tác quản lý, giám sát - thẩm định, đồng thời nói lên sự làm ăn có hiệu quả của khách hàng. Ngoài ra, một phần nợ xấu từ trước mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng đã thực hiện xoá nợ trong năm 2010 này theo quy định của Nhà nước.
4.3. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
Bảng 12: Các chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Cà Mau
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
2009/2008 2010/2009 Tổng dư nợ Triệu đồng 1.603.005 1.921.479 3.409.014 318.474 1.487.535 Vốn huy động Triệu đồng 1.071.000 1.426.000 1.847.000 355.000 448.000 Tổng dư nợ Vốn huy động lần 1,50 1,35 1,82 -0,15 0,47 DSTN Triệu đồng 8.488.894 6.027.020 9.444.449 -2.461.874 3.417.429 DSCV Triệu đồng 8.181.672 6.345.495 10.931.984 -1.863.000 4.586.489
Doanh số thu nợ Triệu đồng 8.488.894 6.027.020 9.444.449 -2.461.874 3.417.429 Dư nợ bình quân Triệu đồng 1.736.616 1.762.242 2.665.246 25.626 903.004
Vòng quay vốn
tín dụng Vòng 4,89 3,42 3,54 -1,47 0,12
Thu nhập lãi Triệu đồng 202.999 343.324 230.173 140.325 -113.151 Chi phí lãi Triệu đồng 137.128 205.774 110.415 68.646 -95.359
Thu nhập lãi/chi
phí lãi Lần 1,48 1,67 2,08 0,19 0,41
Thu nhập lãi Triệu đồng 202.999 343.324 230.173 140.325 -113.151 Tổng dư nợ Triệu đồng 1.603.005 1.921.479 3.409.014 318.474 1.487.535 Thu nhập lãi/Tổng dư nợ Lần 0,13 0,18 0,08 0,05 -0,10 Nợ xấu Triệu đồng - 3.489 - 3.489 -3.489 Tổng dư nợ Triệu đồng 1.603.005 1.921.479 3.409.014 318.474 1.487.535 Nợ xấu/Tổng dư nợ Lần - 0,0017 - 0,0017 -0,0017
Thu nhập lãi Triệu đồng 202.999 343.324 230.173 140.325 -113.151 Tổng thu nhập Triệu đồng 211.548 357.626 244.875 146.078 -112.751
Thu nhập lãi
Tổng thu nhập Lần 0,96 0,96 0,94 0 -0,02
Chi phí lãi Triệu đồng 137.128 205.774 110.415 68.646 -95.395 Tổng chi phí Triệu đồng 197.263 233.509 118.066 36.246 -95.359
Chi phí lãi Tổng
chi phí % 69,52 88,12 93,52 18,6 5,4
+ Tổng dư nợ trên vốn huy động:
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư 1 đồng vốn huy động. Nó giúp cho chúng ta thấy được khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng để cho vay. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, nếu chỉ tiêu này quá lớn thì có nghĩa là khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì có nghĩa là Ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả.
Chỉ tiêu này của Ngân hàng không thấp cũng không cao và tăng qua các năm, cụ thể năm 2008 chỉ tiêu này là 1,50 lần, năm 2009 là 1,35 lần, giảm 0,15 lần so với năm 2008 và sang 2010 là 1,82 lần, tăng 0,47 lần so với năm 2009. Ta thấy chỉ tiêu qua 3 năm lần lượt tăng lên và đều lớn hơn 1, điều này cho thấy Ngân hàng đã khai thác triệt để các nguồn vốn huy động của mình để cho vay, không để cho nguồn vốn huy động bị ứ động. Mặc dù vốn huy động của năm 2009 và năm 2010 thấp hơn so với dư nợ nhưng Ngân hàng vẫn đảm bảo được nhu cầu vay vốn của khách hàng do Ngân hàng đã nhận một lượng vốn điều chuyển từ Hội sở.
Nhìn chung, qua 3 năm Ngân hàng đang cải thiện được việc sử dụng vốn huy động của mình theo chiều hướng tích cực hơn, để công tác huy động vốn và cho vay kết hợp hài hoà với nhau. Hơn nữa Ngân hàng đang giảm dần tỷ trọng vay vốn điều chuyển từ Hội sở nên cố gắng thực hiện tốt công tác huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội. Để Ngân hàng có thể tự tìm nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, hạn chế phụ thuộc quá nhiều vào vốn điều chuyển.
+ Hệ số thu nợ:
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả thu hồi nợ từ khách hàng mà Ngân hàng cho vay. Tức phản ánh trong kỳ, với doanh số cho vay hiện có thì Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn.
Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ của Ngân hàng luôn đạt ở mức cao (>86%). Cụ thể năm 2008 chỉ tiêu này đạt 103,76%, qua năm 2009 đạt 94,98%, tức giảm 8,78% so với năm 2008, nguyên nhân căn bản là do Ngân hàng đang thực hiện chính sách mở rộng tín dụng đã làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên quá nhanh, ngoài ra còn do tình hình kinh tế năm 2009 còn chưa ổn định làm cho người dân làm ăn gặp khó khăn nên tốc độ thu nợ của Ngân hàng năm 2009 có phần hơi chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh số cho vay. Sang năm 2010 hệ số này giảm và đạt 86,39%, có nghĩa cứ 100 đồng Ngân hàng cho vay sẽ có 86,39 đồng được thu về, có thể nói là do nền kinh tế chưa tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ đúng
Hệ số thu nợ tương đối cao cho ta thấy được công tác thu hồi nợ tại Ngân hàng thực hiện khá tốt theo thực tế hiện nay. Đạt được điều đó chính là nhờ các cán bộ tín dụng làm tốt công tác thẩm định dự án, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng do đó mà giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động Ngân hàng. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển hoạt động tín dụng hơn nữa đòi hỏi bản thân Ngân hàng cần có sự nỗ lực, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường việc thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn.
+ Vòng quay vốn tín dụng:
Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.
Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng diễn biến theo chiều hướng tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2008 vòng quay vốn tín dụng đạt 4,89 vòng, sang năm 2009 chỉ tiêu này đạt 3,42 vòng, giảm 1,47 vòng so với năm 2008, cho thấy đồng vốn của Ngân hàng quay vòng chậm hơn so với năm 2008, do tốc độ tăng của dư nợ bình quân cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ nên đã làm cho vòng quay vốn tín dụng chậm lại so với năm 2008 nhưng đây không phải là kết quả xấu. Đến năm 2010 thì vòng quay vốn tín dụng đạt được 3,54 vòng, tăng 0,12 vòng so với năm 2009, điều này cho thấy Ngân hàng đã làm tốt công tác thu hồi nơ, nên dư nợ bình quân trong năm tăng chậm hơn so với doanh số thu nợ.
Tóm lại qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng có sự biến động nhưng rõ ràng độ biến động của chỉ tiêu này trong năm 2009 là không đáng kể, ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng là tương đối cao. Điều này cho thấy hiệu quả công tác thu nợ của Ngân hàng đang có chiều hưóng ngày càng tốt thể hiện qua việc Ngân hàng cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay trung – dài hạn. Tuy nhiên không vì thế mà Ngân hàng không chú trọng đến nó nữa mà cần có những biện pháp làm cho vòng quay vốn tín dụng tăng nhanh hơn nữa. Chẳng hạn, Ngân
hàng cần chú trọng nhiều hơn nữa những món nợ đã đến hạn thu hồi, cần có những biện pháp hữu hiệu để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn, giúp gia tăng doanh số thu nợ trong năm. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng.
+ Thu nhập lãi trên chi phí lãi:
Thu nhập lãi trên chi phí lãi cho ta biết được 1 đồng chi phí trả lãi trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu thu nhập lãi. Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy được hiệu quả tín dụng càng cao.
Qua bảng chỉ tiêu ta thấy thu nhập lãi trên chi phí lãi qua 3 năm đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2008 chỉ tiêu này 1,48 lần tức với 1 đồng chi phí trả lãi thì ta sẽ thu được 1,48 đồng thu nhập từ lãi, đến năm 2009 chỉ tiêu này là 1,67 lần, tăng 0,19 lần so với năm 2008 và sang năm 2010 chỉ tiêu này lại tiếp tục tăng 2,08 lần, tăng 0,41 lần so với năm 2009. Chỉ tiêu này tăng là do tốc độ tăng của chi phí trả lãi thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập lãi. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả tín dụng của 1 đồng chi phí lãi của Ngân hàng đã tăng qua ba năm qua đây là dấu hiệu cho thấy hiệu quả tín dụng của Ngân hàng tăng lên, hiệu quả tín dụng đã theo kịp mặt bằng lãi suất hiện giờ.
+ Thu nhập lãi trên tổng dư nợ:
Qua bảng chỉ tiêu ta thấy chỉ tiêu thu nhập lãi trên tổng dư nợ qua các năm có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2008, trung bình cứ 1 đồng dư nợ ta sẽ thu được 0,13 đồng thu nhập lãi và đến năm 2009 thu được 0,18 đồng thu nhập lãi. Điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ngày càng tăng, Ngân hàng làm ăn ngày càng có hiệu quả. Nguyên nhân là do Ngân hàng có những chính sách hợp lý về lãi suất trong huy động vốn và cho vay. Năm 2010 thu được 0,08 đồng thu nhập lãi giảm so với năm 2008 và 2009, điều đó cho thấy tình hình huy động vốn và cho vay của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn do trong năm 2010 các Ngân hàng thương mại có sự cạnh tranh gây gắt hơn.
+ Nợ xấu trên tổng dư nợ:
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng rõ ràng nhất. Qua bảng chỉ tiêu trên ta thấy chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ giảm qua các năm từ (2008– 2010), cụ thể năm 2008 chỉ tiêu này là 0% qua năm 2009 tăng 0,0017%, sang năm 2010 chỉ tiêu này giảm còn 0%. Chỉ tiêu năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 và năm 2010, do năm 2009 nền kinh tế chưa ổn định do ảnh hưởng lạm phát năm 2008 làm cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của người dân và các tổ chức kinh tế còn gặp nhiều khó khăn dù cán bộ tín dụng của Ngân hàng luôn giám sát và nhắc nhở họ trả nợ đúng hạn nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng một số ít khách hàng trả nợ chậm và điều này đã làm cho thu nhập của Ngân hàng giảm hơn so với năm 2008 và năm 2010.
Nhìn chung hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Công Thương – Cà Mau là khá tốt, điều này chứng tỏ công tác thu nợ và rủi ro tín dụng đã được Ngân hàng kiểm soát khá tốt. Mặc dù vậy nhưng chi nhánh cũng cần phải có nhiều biện pháp để nâng cao thu nhập trong hoạt động tín dụng của mình để chất lượng tín dụng ngày càng phát triển tốt hơn. Cán bộ tín dụng cần giám sát các khoản vay chặt chẻ hơn nữa, cần nắm bắt rõ hơn tình hình tổng thể của doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh, các cá nhân khác để có biện pháp thu hồi nợ đúng lúc và cho vay một cách hợp lý nhất, để hạn chế đến mức tối thiểu nhất tình trạng phát sinh rủi ro tín dụng cũng như góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.
+ Thu nhập lãi trên tổng thu nhập:
Chỉ tiêu này cho biết để có thể thu được 1 đồng thu nhập lãi thì ta thu được bao nhiêu đồng thu nhập từ lãi.
Nhìn vào bảng chỉ tiêu ta thấy chỉ tiêu này giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2008 và năm 2009 trung bình 1 đồng thu nhập được tạo ra thì có sự tham gia của
0,96 đồng thu nhập từ lãi. Sang năm 2010 chỉ tiêu này là 0,94 lần, giảm 0,02 lần so với năm 2009, nguyên nhân do tốc độ tăng của thu nhập lãi chậm hơn tốc độ tăng của tổng thu nhập. Nhìn chung hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng cũng tương đối tốt, chất lượng tín dụng ngày càng tốt, có được kết quả khả quan như vậy là do Ngân hàng nắm bắt được tình hình kinh tế địa phương, có những chính sách hợp lý và hiệu quả trong công tác tín dụng.
+ Chi phí lãi trên tổng chi phí:
Đây là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng chi phí. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả tín dụng càng cao. Qua bảng chỉ tiêu ta thấy chi phí lãi của Ngân hàng tăng qua 3 năm và chỉ tiêu chi phí lãi trên tổng chi phí cũng có xu hướng tăng trong 3 năm. Cụ thể, năm 2008 chi phí lãi chiếm 69,52% trên tổng chi phí, đến năm 2009 là 88,12%. Nhưng sang năm 2010 thì chỉ tiêu này lại tăng đạt 93,52%, có nghĩa là trong 100 đồng chi phí trả lãi thì Ngân hàng phải trả khoảng 93 đồng tổng chi phí, nguyên nhân là do Ngân hàng đã đưa ra các biện pháp nhằm nhanh chóng cân đối giữa chi phí lãi và tổng chi phí của mình. Đây là sự thành công trong công tác sử dụng chi phí, cũng như sự nỗ lực rất lớn của Ngân hàng suốt thời gian qua trong quá trình cân đối giữa chi phí lãi và tổng chi phí. Ngoài ra, chỉ số này còn giúp xác định được quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu là dựa vào hoạt động tín dụng, chi phí lãi trên tổng chi phí luôn chiếm trên 50%. Điều này đã chỉ ra rằng hoạt động tín dụng luôn là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng và chi phí trả lãi từ hoạt động tín dụng chiếm rất cao trong tổng chi phí. Ngân hàng hiện nay vẫn hoạt động chủ yếu qua việc huy động và cho vay là chủ yếu. Điều này không phải là không tốt tuy nhiên trong khi nền kinh tế đang có sự hội nhập với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng bên cạnh không ngừng mở rộng tín dụng còn cần đa dạng hóa dịch vụ cung cấp, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình hơn nữa.