Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 26 - 29)

- Thu dịch vụ: Thu dịch vụ ở đây chủ yếu là thu từ việc phát hành thẻ ATM, thu phí dịch vụ thanh toán, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ hoạt động kinh doanh

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU

4.1.1. Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng

Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có một nguồn vốn dồi dào và biết sử dụng nguồn vốn thật hiệu quả nhằm tạo ra một lợi nhuận tối ưu với mức rủi ro thấp nhất. Trong hoạt động của Ngân hàng vốn là yếu tố quan trọng thể hiện quy mô hoạt động và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng muốn đứng vững và mở rộng hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn của Ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế. Với vị thế là một trong những Ngân hàng chủ lực trên địa bàn Thành Phố, NHTMCP Công Thương – Cà Mau luôn có tổng nguồn vốn lớn để có đủ khả năng đáp ứng rất nhiều hoạt động đa dạng của mình. Để hiểu rõ cơ cấu nguồn vốn của NHTMCP Công Thương – Cà Mau, ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của Vietinbank Cà Mau

Khoản mục Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 1.071.000 35,23 1.426.000 65,14 1.874.000 46,09 355.000 41,72 448.000 23,87

Vốn điều chuyển 1.969.000 64,77 763.000 34,86 2.192.000 53,91 -1.206.000 -141,72 1.429.00 0 76,13 Tổng nguồn vốn 3.040.00 0 100 2.189.000 100 4.066.000 100 -851.000 -27,99 1.877.00 0 85,75

Hình 3: Cơ cấu nguồn vốn của VietinBank Cà Mau (2008 – 2010)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng qua các năm đều tăng. Cụ thể năm 2008 tổng nguồn vốn mà NHTMCP Công Thương – Cà Mau tạo lập được là 3.040.000 triệu đồng, đến năm 2009 tổng nguồn vốn là 2.189.000 triệu đồng, giảm -27,99% so với năm 2008. Đến năm 2010 tổng nguồn vốn đạt được là 4.066.000 triệu đồng, tăng 85,75% so với năm 2009.

NHTMCP Công Thương – Cà Mau có vị thế là Ngân hàng hoạt động ở ngay trung tâm Thành phố Cà Mau nên điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn. Nhìn vào bảng ta thấy vốn huy động tăng qua 3 năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, cụ thể năm 2009 vốn huy động là 1.426.000triệu đồng, tăng 41,72% so với cùng kỳ năm trước và đến năm 2010 là 1.847.000triệu đồng, tăng 23,87% so với năm 2009, điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn trong những năm gần đây, đảm bảo thu hút được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đáp ứng nhu cầu cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, góp phần đáng kể trong việc ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Nguyên nhân của sự tăng lên của nguồn vốn huy động là do trong những năm qua Ngân hàng đã chú trọng phát triển các chính sách thích hợp cũng như những phương án huy động vốn linh hoạt nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Mặt khác, Ngân hàng còn tổ chức các chương trình duy trì khách hàng truyền thống như tặng quà cho khách hàng vào các ngày lể, tết và các chương trình bốc thăm trúng thưởng,… Hơn nữa, tình hình kinh tế địa phương trong những năm qua có những chuyển biến tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng tiến triển tốt nên thu nhập của người dân cũng ngày càng tăng và nhờ vào việc quảng cáo,

quảng bá thương hiệu, sự hướng dẫn của nhân viên Ngân hàng nên người dân ý thức ngày càng cao về sự an toàn trong việc gửi tiền vào Ngân hàng nhằm đề phòng rủi ro. Đa số các Ngân hàng nói chung không riêng NHTMCP Công Thương – Cà Mau nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì đôi khi không thể đáp ứng hết nhu cầu về vốn của khách hàng và không thể có đủ nguồn tài chính để có thể mở rộng mạng lưới hoặc phát triển các chiến lược kinh doanh của mình. Vốn điều chuyển tăng hay giảm là do nhu cầu vốn trên địa bàn và khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Chính vì thế mà nguồn vốn điều chuyển là nguồn chủ yếu khi Ngân hàng thiếu vốn đồng thời lãi xuất của nó thấp hơn vốn huy động. Là một chi nhánh nên NHTMCP Công Thương – Cà Mau luôn nhận được sự quan tâm và giúp đỡ từ Ngân hàng Hội sở, đặc biệt là vấn đề cung ứng vốn. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng vốn điều chuyển chiếm trong tổng nguồn vốn có giảm và tăng. Cụ thể, năm 2008 vốn điều chuyển chiếm 64,77% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2009 vốn điều chuyển lại giảm, chiếm 34,86% trong tổng nguồn vốn nhưng đến năm 2010 lại tăng so với hai năm trước chiếm 53,91% trong tổng nguồn vốn. Trước tình hình kinh tế hiện nay thì vốn điều chuyển cao hơn vốn huy động là tương đối tốt giúp ngân hàng hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w