- Thu dịch vụ: Thu dịch vụ ở đây chủ yếu là thu từ việc phát hành thẻ ATM, thu phí dịch vụ thanh toán, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ hoạt động kinh doanh
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU
4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng
Hoạt động huy động vốn không mang lại lợi ích trực tiếp cho Ngân hàng nhưng là một trong những hoạt động quan trọng của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn cho Ngân hàng để thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động vốn trong hoạt động kinh doanh cũng như vai trò chủ đạo của vốn huy động trong tổng cơ cấu nguồn vốn. NHTMCP Công Thương – Cà Mau từ khi đi vào hoạt động đã tập trung vào công tác huy động vốn bằng các chiến lược của mình, điển hình ta đã thấy vốn huy động của Ngân hàng luôn tăng qua 3 năm (2008 – 2010). Sau đây ta sẽ đi phân tích để thấy rõ tỷ trọng của từng khoản mục cấu thành nguồn vốn huy động của Ngân hàng:
Khoản mục Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1/Tiền gửi doanh nghiệp 625.000 58,36 690.000 48,39 921.000 49,15 65.000 10,40 231.000 51,56 2/ Tiền tiết kiệm 446.000 41,64 702.000 49,23 895.000 47,76 256.000 57,40 193.000 43,08 Tiền gửi kho bạc NN 82.000 7,66 34.000 2,38 31.000 3,09 -48.000 -58,54 -3.000 -5,36 TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 1.071.000 100 1.426.000 100 1.847.000 100 355.000 33,15 448.000 31,42 ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn từ phòng dịch vụ khách hàng NHTMCP Công Thương_ Cà Mau)
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng luôn tăng qua các năm. Trong đó đóng góp vào sự tăng lên của nguồn vốn huy động của Ngân hàng phải kể đến tiền gửi từ các doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kho bạc NN, trong đó tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động. Qua bảng ta thấy tiền gửi từ các doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm đều tăng lên tăng lên qua 3 năm (2008 – 2010). Cụ thể, tiền gửi từ các doanh nghiệp năm 2009 là 690.000 triệu đồng, 10,40% so với cùng kỳ năm trước, sang năm 2010 là 921.000 triệu đồng, tăng 57,56% so với năm 2009. Để tìm hiểu nguyên nhân về sự tăng của khoản mục này cũng như sự tăng lên của nguồn vốn huy động, ta xem xét từng khoản mục cụ thể:
- Tiền gửi tiết kiệm: Đây là khoản tiền gửi huy động được từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Khi khách hàng lựa chọn hình thức gửi tiền này thì mục tiêu là an toàn và sinh lợi. Qua bảng số liệu trên ta thấy khoản mục tiền gửi tiết kiệm chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn và liên tục tăng qua các năm. Cụ thể chiếm khoảng 41,64% trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động năm 2008, đến năm 2009 chiếm khoảng 49,23% trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động, sang năm 2010 thì tiền gửi tiết kiệm chiếm 47,76% trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động.
- Tiền gửi doanh nghiệp: Đây là khoản tiền gửi huy động được từ nguồn vốn thu được từ lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng đây là loại tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào mà không cần báo trước nên Ngân hàng khó có kế hoạch sử dụng số dư tiền gửi này. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn huy động đem lại cho Ngân hàng nhiều lợi nhuận nhất vì ngoài việc sử dụng nguồn này để cho vay với chi phí đầu vào thấp vì lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp, ngoài ra Ngân hàng còn thu được các khoản phí dịch vụ thanh toán trong quá trình chi trả cho khách hàng. Còn đối với khách hàng chọn hình thức gửi tiền này nhằm đảm bảo an toàn tài sản và thuận tiện trong thanh toán bởi vì việc giữ tiền mặt có thể phát sinh rủi ro mà lại không sinh lãi. Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi doanh nghiệp tăng đều qua các năm,
tăng, cụ thể chiếm 58,36% trong cơ cấu huy động vốn năm 2008, đến năm 2009 tiền gửi thanh toán chiếm 48,39% trong cơ cấu huy động vốn nhưng sang năm 2010 chỉ chiếm 49,15% trong cơ cấu huy động. Nguyên nhân là do trong năm 2009 Ngân hàng áp dụng chính sách của nhà nước mở rộng đẩu tư và hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp cho tiền gửi doanh nghiệp tăng.
Nhìn chung Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn của mình vừa duy trì được khách hàng cũ vừa thu hút được khách hàng mới gửi tiền tại Ngân hàng. Ngoài ra đạt được kết quả như vậy cũng một phần là nhờ uy tín của Ngân hàng: có lịch sử tồn tại lâu đời, nguồn vốn đảm bảo được nợ của khách hàng giúp khách hàng an tâm gửi tiền vào Ngân hàng. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập hiện nay, để tồn tại và phát triển thì việc nâng cao nguồn vốn huy động là một vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần tìm ra nhiều biện pháp để nâng cao nguồn vốn huy động hơn nữa để không ngừng hoàn thiện mình cũng như giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng.