Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 43 - 46)

- Thu dịch vụ: Thu dịch vụ ở đây chủ yếu là thu từ việc phát hành thẻ ATM, thu phí dịch vụ thanh toán, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ hoạt động kinh doanh

4.2.3.2.Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU

4.2.3.2.Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

điều này giúp cho Ngân hàng thấy được khả năng cũng như mong muốn trả nợ cho Ngân hàng của khách hàng là như thế nào. Chúng ta lần lượt xem xét tình hình thu nợ ở từng thành phần kinh tế qua bảng số liệu sau:

Bảng 8:Doanh số cho thu nợ của VietinBank Cà Mau theo thành phần kinh tế

Khoản mục Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % DNNN 92.529 1,09 28.929 0,48 29.278 0,31 -63.600 -68,73 394 1,21 DNNQD 7.555.964 89,01 5.355.610 88,86 8.502.837 90,03 -2.200.354 -29,12 3.147.227 58,77 Cá nhân, khác 840.401 9,09 642.481 10,66 912.334 9,66 -197.920 -23,55 269.853 42,00 DSTN 8.488.894 100 6.027.020 100 9.444.449 100 -2.461.874 -29,00 3.417.429 56,70 ĐVT: Triệu đồng

( Nguồn từ phòng tín dụng NHTMCP Công Thương – Cà Mau )

Hình 9: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Nhìn vào bảng số liệu về tình hình doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng đều tăng qua 3 năm. Với sự gia tăng mạnh mẽ của doanh số cho vay, đặc biệt là ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì doanh số thu nợ của thành phần này cũng chiếm tỷ trọng cao nhất.

- Đối với DNNN: Qua bảng số liệu trên ta thấy công tác thu hồi nợ đối với thành phần kinh tế này có sự tăng trưởng không ổn định. Cụ thể như sau: Năm 2008 doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế này là 92.529 triệu đồng, chiếm 1,09% trong tổng doanh số thu nợ, đến năm 2009 doanh số này giảm còn 28.929 triệu đồng, chiếm 0,48% trong tổng doanh số thu nợ, tức giảm 68,73% so với năm 2008 và sang năm 2010 đạt 29.278 triệu đồng, chiếm 0,31% trong tổng doanh số thu nợ, tăng nhẹ 1,21% so với năm 2009. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do sự tăng giảm của doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ở phần trên. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thận trọng hơn khi cho các thành phần kinh tế này vay vì các doanh nghiệp này vốn dĩ đã có những bước đi không hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong quá khứ nên Ngân hàng cũng có sự cân nhắc và hạn chế phần nào doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này nên làm cho doanh số thu nợ của thành phần kinh tế này giảm xuống.

- Đối với DNNQD: Qua bảng số liệu trên ta thấy công tác thu hồi nợ đối với DNNQD có sự tăng trưởng ổn định qua các năm, cụ thể năm 2008 doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế này đạt 7.555.964 triệu đồng, chiếm 89,01% trong tổng doanh số thu nợ. Đến năm 2009 doanh số này đạt 5.355.610 triệu đồng, chiếm 88,86% trong tổng doanh số thu nợ, giảm 29,12% so với năm 2008. Đến năm 2010 doanh số này đạt 8.502.837 triệu đồng, chiếm 90,03% trong tổng doanh số thu nợ, tăng 58,77% so với năm 2009. Nguyên nhân của sự tăng lên là do doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này cũng tăng qua các năm. Ngoài ra trong những năm qua kinh tế Thành phố phát triển tương đối ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực đã có bước tiến triển khá, trình độ quản lý, qui mô và công nghệ ngày càng được nâng cao, làm ăn có hiệu quả, ngày càng nâng cao uy tín với Ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu nợ của Ngân hàng.

- Đối với cá nhân, khác: Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2008 chỉ tiêu này là 840.401 triệu đồng, chiếm 9,09% trong tổng doanh số thu nợ, đến năm 2009 chỉ tiêu này là 642.481 triệu đồng, chiếm 10,66% trong tổng doanh số thu nợ, giảm 23,55% so với năm 2008. Sang năm 2010 chỉ tiêu này đạt 912.334 triệu đồng, chiếm 9,66% trong tổng doanh số thu nợ, tăng 42% so với năm 2009. Mặc dù tỷ trọng của doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế này năm 2010 có giảm một ít so với năm 2009 nhưng không đáng kể. Nguyên nhân của sự tăng lên của doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế này là do trong những năm gần đây nền kinh tế của Thành phố phát triển tương đối ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều của biến đổi thị trường vì vậy nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh riêng lẻ của thành phần này ngày càng tăng nên khả năng trả nợ của thành phần này tốt hơn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 43 - 46)