- Thu dịch vụ: Thu dịch vụ ở đây chủ yếu là thu từ việc phát hành thẻ ATM, thu phí dịch vụ thanh toán, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ hoạt động kinh doanh
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU
4.2.1. Khái quát tình hình cho vay tại Ngân hàng
Qua việc phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy thu lãi từ cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của Ngân hàng, cho thấy tín dụng là nghiệp vụ hoạt động chủ yếu của NHTMCP Công Thương – Cà Mau.
Bảng 4: Tình hình cho vay của VietinBank Cà Mau
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm Chênh lệch
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 8.181.67
2 6.345.495 10.931.984 -1.836.177 -22,44 4.586.489 72,28Doanh số thu nợ 8.488.89 6.027.020 9.444.449 -2.461.874 -29,00 3.417.429 56,70 Doanh số thu nợ 8.488.89 6.027.020 9.444.449 -2.461.874 -29,00 3.417.429 56,70
4
Dư nợ 1.603.00
5 1.921.479 3.409.014 318.474 19,87 1.487.535 77,42
Nợ xấu - 3.289 - 3.289 - -3.289 -
Hình 5: Tình hình cho vay của VietinBank Cà Mau (2008 – 2010)
Ngày nay, tình hình kinh tế tại Thành phố Cà Mau ngày càng phát triển, nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp và hộ gia đình đầu tư sản xuất kinh doanh là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu đó, NHTMCP Công Thương – Cà Mau đã không ngừng mở rộng hoạt động tín dụng, thể hiện qua việc tăng lên của doanh số cho vay và dư nợ cho vay, cụ thể: Năm 2009 doanh số cho vay là 6.345.495 triệu đồng giảm -22,44 % so với năm 2008 và sang năm 2010 đạt 10.931.984 triệu đồng, tăng 72,28% so với năm 2009. Dư nợ cho vay năm 2009 là 1.921.479 triệu đồng, tăng 19,87% so với cùng kỳ năm trước và đạt 3.409.014 triệu đồng vào năm 2010 tăng 77,42% so với năm 2009.
Công tác cho vay tại NHTMCP Công Thương – Cà Mau có được kết quả khả quan như vậy là do chi nhánh đã có những chiến lược và chính sách hoạt động hợp lý như: lãi suất cho vay linh hoạt, nhân viên nhiệt tình, tận tình và giải ngân nhanh chóng,… Chính vì vậy mà đời sống người dân ngày càng được cải thiện, họ tin tưởng vào Ngân hàng và đến giao dịch thường xuyên hơn. Khi quan hệ giao dịch với Ngân hàng, các doanh nghiệp, cá nhân vừa được cung ứng vốn, vừa sử dụng được các dịch vụ của Ngân hàng một cách tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, doanh số thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng đáng kể. Năm 2009 đạt 6.027.020 triệu đồng, giảm 29% so với năm 2008 và đạt 9.444.449 triệu đồng vào năm 2010, tăng 56,70% so với năm 2009 và 2008. Để công tác thu nợ đạt kết quả tốt như vậy, chi nhánh đã ưu tiên mở rộng cho vay đối với khách hàng có độ an toàn cao, hạn chế cho vay đối với khách hàng kém hiệu quả. Lãi suất hợp lý cho các khách hàng quen thuộc và có uy tín, làm cơ sở chắc chắn cho việc phát triển tín dụng, làm cho dư nợ cho vay của chi nhánh luôn tịnh tiến tăng một cách vững mạnh.
Bên cạnh đó thì nợ xấu của Ngân hàng trong những năm qua tương đối tốt. Đặc biệt năm 2008, nợ xấu là 0 triệu đồng nhưng đến năm 2009 nợ xấu là 3.298 triệu đồng, điều này cho thấy hiệu quả tín dụng của chi nhánh năm 2009 có phần giảm
mạnh so với năm 2009 đây là một dấu hiệu tốt cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung hoạt động cho vay của Ngân hàng rất tốt cụ thể là nợ xấu qua các năm đều bằng 0. Để hiểu xâu hơn nữa chúng ta lần lượt phân tích chi tiết từng khoản mục này và mỗi khoản mục sẽ được phân tích theo thời gian và thành phần kinh tế.