Kiểm tra đánh giá trong môn Toán

Một phần của tài liệu Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá trong dạy học đại số lớp 10, ban cơ bản theo cách tiếp cận PISA (Trang 20 - 24)

1.1. Một số vấn đề lý luận

1.1.2. Kiểm tra đánh giá trong môn Toán

1.1.2.1. Các phương pháp kiểm tra đánh giá trong môn Toán

Cho đến nay, trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh, người ta hay sử dụng các phương pháp khá quen thuộc sau:

a) Phương pháp quan sát:

- Phương pháp quan sát là phương pháp quan sát hành vi, cử chỉ xảy ra một cách tự nhiên, kéo dài trong một thời gian không nhất định, dựa trên các hoàn cảnh khác nhau đối với những học sinh khác nhau.

- Có hai hình thức của phương pháp quan sát: quan sát hành vi và quan sát thao tác.

Nhằm xác định: bản chất sự tham gia của học sinh vào thảo luận lớp; các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm; bản chất của các câu trả lời của học sinh; các phản ứng của học sinh đối với một bài tập; cách phản ứng của học sinh đối với điểm kiểm tra; mức độ hứng thú của hoc sinh.

11 b) Phương pháp vấn đáp:

- Phương pháp vấn đáp là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho họ tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích lũy đƣợc trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa những tri thức đã tiếp thu đƣợc và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá.

- Hình thức vấn đáp: vấn đáp dùng lời và vấn đáp không dùng lời (tranh ảnh, điệu bộ) nhằm xác định: lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học; khuyến khích khả năng tƣ duy và khả năng lĩnh hội của học sinh; ôn lại nội dung quan trọng; điều khiển học sinh; đánh giá sự tiến bộ của học sinh.

- Những yêu cầu với việc vận dụng phương pháp vấn đáp:

Cần phải đặt câu hỏi cho toàn lớp rồi mới chỉ định học sinh trả lời. Khi một học sinh trả lời xong, cần yêu cầu những học sinh khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa câu trả lời nhằm thu hút sự chú ý lắng nghe câu trả lời của bạn với tinh thần phê phán. Qua đó mà kích thích hoạt động chung của cả lớp.

c) Phương pháp kiểm tra viết:

Đây là phương pháp đánh giá phổ biến nhất, vì nó có các ưu điểm sau: . cho phép kiểm tra nhiều thí sinh cùng một lúc; cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời; có thể đánh giá một số loại tƣ duy ở mức độ cao; cung cấp các bản ghi trả lời của thí sinh để nghiên cứu kỹ khi chấm; dễ quản lý vì người chấm không tham gia trực tiếp vào bối cảnh kiểm tra. Loại đánh giá viết lại đƣợc chia thành hai nhóm chính: Tự luận và trắc nghiệm khách quan.

1.1.2.2. Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh [2, tr.69- 70]

Một vấn đề cần đánh giá thường là điều ta chưa biết gọi là biến ẩn (biến đo lường), để đánh giá đúng biến đo lường ta thường tường minh nó thành các tiêu chí. Lúc này biến ẩn đƣợc hiện thị và đƣợc gọi là biến xây dựng, biến này ta có thể quan sát đƣợc.

Mỗi tiêu chí đƣợc mô tả chi tiết về yêu cầu, mức độ, cách thức đạt đƣợc…

12

Sau đó, mỗi tiêu chí đƣợc minh họa qua lĩnh vực mà ta cần đánh giá và đƣợc gọi là các minh chứng. Trong giáo dục các minh chứng đánh giá chủ yếu đƣợc quan sát qua các kênh nhƣ nói, viết, làm, sản phẩm ( bài tập về nhà, dự án học tập…).

Dựa trên các tiêu chí và các minh chứng, giáo viên sẽ biên soạn bộ công cụ đánh giá là các câu hỏi trong bài kiểm tra và các bài kiểm tra.

Trong giáo dục, bài kiểm tra được xem như một công cụ cho việc đo lường cho kết quả học tập thông qua điểm số mà học sinh đạt đƣợc với bài kiểm tra đặt ra.

Lúc này, dựa vào điểm số, giáo viên đánh giá đƣợc mức độ mà học sinh đạt đƣợc theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Sau khi đánh giá, giáo viên có thể xếp loại học sinh chẳng hạn nhƣ loại giỏi, loại khá, loại trung bình, loại yếu, loại kém.

1.1.2.3. Các bước biên soạn đề kiểm tra trong môn Toán Biên soạn đề kiểm tra môn Toán gồm các công đoạn sau:

a. Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra

Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học, nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.

b. Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học

Để xác định nội dung đề kiểm tra, cần liệt kê chi tiết các mục tiêu dạy học về kiến thức, kỹ năng, thái độ của phần chương trình đề ra để đánh giá kết quả học tập của học sinh về các hành vi và năng lực cần phát triển tương thích với Chuẩn nêu trong chương trình nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ - BGD&ĐT ngày 05/5/2006.

c. Bước 3: Thiết lập ma trận hai chiều

Ma trận hai chiều là một bảng có hai chiều. Một chiều chứa đựng nội dung cần kiểm tra, có thể được liệt kê theo chủ đề đã quy định trong chương trình, hoặc theo từng chương đã quy định trong sách giáo khoa, hoặc theo cách phân chia khác. Chiều kia là sự phân loại của các cấp độ nhận thức đã quy định trong chương trình và các

13

năng lực cần đánh giá. Mỗi ô trong ma trận trình bày nội dung các chuẩn cần kiểm tra, kèm theo số lượng và trọng số điểm tương ứng.

d. Bước 4: Thiết kế câu hỏi theo ma trận

Nguyên tắc chung khi soạn câu hỏi theo ma trận:

- Sử dụng ma trận để xác định số lượng câu hỏi, trọng số điểm tương ứng.

- Sử dụng ma trận để xác định phạm vi đánh giá của mỗi câu hỏi: chuẩn kiến thức, kỹ năng; và thời gian dự kiến thực hiện câu hỏi đó.

- Mỗi câu chỉ kiểm tra một chuẩn (đã quy định) hoặc một vấn đề thể hiện năng lực đầu ra của học sinh (đã quy định trong mục tiêu).

- Mỗi câu phải đảm bảo đúng các tiêu chí kỹ thuật.

- Việc sắp xếp câu hỏi của đề cần theo nội dung, hình thức và mức độ khó, và sẽ dễ dàng hơn cho HS khi: trả lời tất cả các câu hỏi cùng một nội dung trước khi chuyển sang nội dung khác; thực hiện các nhiệm vụ trí tuệ với các dạng câu hỏi tương tự trước khi chuyển sang nhiệm vụ và dạng câu hỏi khác.

1.1.2.4. Một số tham số phân tích kết quả kiểm tra a) Độ khó của câu hỏi [17, tr.59]

Độ khó p của câu hỏi bằng tỷ số phần trăm thí sinh làm đúng câu hỏi trên tổng số thí sinh tham gia câu hỏi đó :

Độ khó p của câu hỏi =

Thông thường độ khó của một câu hỏi chấp nhận được nằm trong khoảng 0,25- 0,75 ; câu hỏi có độ khó lớn hơn 0,75 là quá dễ, có độ khó nhỏ hơn 0,25 là quá khó.

Độ khó trung bình của một câu hỏi có n phương án chọn là 100% 1

2

n

; độ khó trung bình của một câu hỏi đúng-sai là 75%, đối với câu hỏi trả lời tự do nhƣ loại câu hỏi điền khuyết thì độ khó trung bình là 50%.

b) Độ phân biệt của câu hỏi [18, tr.61]

Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam và trên thế giới, trong mẫu phân bố chuẩn, người ta thường chia mẫu học sinh thành 3 nhóm:

- Nhóm điểm cao (H): chọn 27% học sinh đạt điểm cao nhất Tổng số thí sinh làm đúng câu hỏi

Tổng số thí sinh tham gia làm câu hỏi

14

- Nhóm điểm thấp (L): chọn 27% học sinh đạt điểm thấp nhất - Nhóm trung bình (M): khoảng 46% học sinh còn lại.

Việc chia nhóm chỉ là tương đối, đối với các lớp ít học sinh thì sai số thống kê là khá lớn.

Độ phân biệt (hay còn gọi là độ bách phân) là: độ đo khả năng của câu hỏi phân biệt rõ kết quả bài làm của một nhóm HS có năng lực khác nhau.

Công thức tính độ phân biệt: D C T n

 

Trong đó: C - Là số người trong nhóm cao trả lời đúng câu hỏi T - Là số người trong nhóm thấp trả lời đúng câu hỏi

n - Là tổng số học sinh dự thi Phân loại chỉ số D của một câu hỏi là:

- Nếu D0, 4: Độ phân biệt rất tốt.

- Nếu D(0,3 0,39) : Độ phân biệt tốt - Nếu D(0, 2 0, 29) : Độ phân biệt trung bình - Nếu D0, 2 : Độ phân biệt thấp.

Các chỉ số thống kê nói trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Mục tiêu chính đánh giá chất lƣợng bài kiểm tra thành quả học tập của học sinh là so sánh bản thân nội dung của câu hỏi với các mục tiêu dạy học. Điều đó mới thực sự có ý nghĩa quyết định.

Một phần của tài liệu Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá trong dạy học đại số lớp 10, ban cơ bản theo cách tiếp cận PISA (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)