Tổng quan về PISA

Một phần của tài liệu Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá trong dạy học đại số lớp 10, ban cơ bản theo cách tiếp cận PISA (Trang 24 - 27)

1.1. Một số vấn đề lý luận

1.1.3. Tổng quan về PISA

1.1.3.1. Mục đích của PISA [3, tr.5]

Mục đích của PISA nhằm kiểm tra xem khi đến độ tuổi kết thúc phần giáo dục bắt buộc, học sinh đã đƣợc chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Cụ thể hơn nữa PISA hướng vào các mục đích sau:

- Xem xét đánh giá mức độ năng lực đạt đƣợc ở các lĩnh vực Đọc hiểu, Toán học và Khoa học của học sinh ở lứa tuổi 15.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách đến kết quả học tập của học sinh.

- Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy - học tập có ảnh hưởng đến kết quả của HS.

1.1.3.2. Đặc điểm của PISA [4, tr.6]

- Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu. Trong lần đánh giá thứ tƣ vào năm 2012 (lần gần đây nhất) đã có 65 nước tham gia.

15

- PISA đƣợc thực hiện đều đặn theo chu kỳ ba năm một lần tạo điều kiện cho các quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt đƣợc các mục tiêu giáo dục cơ bản.

- Cho đến nay PISA là khảo sát giáo dục duy nhất đánh giá về năng lực phổ thông của học sinh độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.

- PISA thu thập và cung cấp cho các quốc gia các dữ liệu có thể so sánh đƣợc trên bình diện quốc tế cũng như xu hướng của dữ liệu quốc gia về năng lực đọc hiểu, năng lực Toán học và khoa học của học sinh độ tuổi 15, từ đó giúp chính phủ các nước tham gia PISA rút ra những bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông.

- PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:

+ Chính sách công (Public policy): “Nhà trường của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống trưởng thành chưa

?”, “Phải chăng một số loại hình học tập và giảng dạy của những nơi này hiệu quả hơn những nơi khác ?”…

+ Hiểu biết phổ thông (Literacy): Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA xem xét khả năng của học sinh ứng dụng các kiến thức và kĩ năng trong các lĩnh vực chuyên môn và khả năng phân tích, lý giải, truyền đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề.

+ Học suốt đời (Lifelong learning): học sinh không thể học tất cả mọi thứ cần biết trong nhà trường. Để trở thành những người học suốt đời có hiệu quả, học sinh không những phải có kiến thức và kỹ năng mà còn có cả ý thức về lý do và cách học. PISA không những khảo sát kỹ năng của học sinh về học hiểu, toán và khoa học mà còn đòi hỏi học sinh cả về động cơ, niềm tin về bản thân cũng nhƣ các chiến lƣợc học tập.

1.1.3.3. Những năng lực được đánh giá trong PISA a) Năng lực

Theo từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là khả năng đủ để làm một việc nào đó hay năng lực là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thực hiện một hoạt động nào đó”.

b) Năng lực của PISA [12, tr.35 -36]

16

Thuật ngữ năng lực (literacy) trong PISA bao hàm hai khái niệm kiến thức và kỹ năng. Một trong các mục tiêu của PISA là xác định mức độ mà các học sinh ở tuổi 15 có thể kích hoạt các quy trình nhận thức, giúp họ tận dụng các kiến thức và kĩ năng đọc hiểu, toán học, và khoa học tích lũy được ở trường học vào các bối cảnh, tình huống thực trong đời sống.

PISA tập trung vào đánh giá 3 mảng năng lực chính: Năng lực toán học phổ thông (Mathematical literacy); Năng lực đọc hiểu phổ thông (Reading literacy); Năng lực khoa học phổ thông (Science literacy).

- Năng lực toán học phổ thông: là năng lực của một cá nhân để nhận biết và hiểu về vai trò của toán học trong thế giới, biết dựa vào toán học để đƣa ra những suy đoán có nền tảng vững chắc vừa đáp ứng đƣợc các nhu cầu của đời sống cá nhân, vừa nhƣ một công dân biết suy luận, có mối quan tâm và có tính xây dựng. Đó chính là năng lực phân tích, lập luận và truyền đạt ý tưởng (trao đổi thông tin) một cách hiệu quả thông qua việc đặt ra, hình thành và giải quyết vấn đề toán học trong các tình huống và hoàn cảnh khác nhau.

- Năng lực đọc hiểu phổ thông: là năng lực hiểu, sử dụng và phản hồi lại ý kiến của một cá nhân sau khi đọc một văn bản. Khái niệm học và đặc biệt là học suốt đời đòi hỏi phải mở rộng cách hiểu về việc biết đọc.

- Năng lực khoa học phổ thông: là năng lực của một cá nhân biết sử dụng kiến thức khoa học để xác định các câu hỏi và rút ra kết luận dựa trên chứng cứ để hiểu và đưa ra quyết định về thế giới tự nhiên thông qua hoạt động của con người thực hiện việc thay đổi thế giới tự nhiên.

Năm 2015 , trọng tâm đánh giá của PISA là lĩnh vực Khoa học Bảng 1. 1. Các nội dung đánh giá PISA qua các kì

Năm 2000 Năm 2003 Năm 2006 Năm 2009 Năm 2012 Năm 2015 Đọc hiểu

Toán học Khoa học

Đọc hiểu Toán học Khoa học

Đọc hiểu Toán học Khoa học

Đọc hiểu Toán học Khoa học

Đọc hiểu Toán học Khoa học

Đọc hiểu Toán học Khoa học

17 Giải quyết

vấn đề

Ghi chú: Phần gạch chân, in đậm là nội dung trọng tâm của mỗi kì đánh giá.

Một phần của tài liệu Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá trong dạy học đại số lớp 10, ban cơ bản theo cách tiếp cận PISA (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)