6. Bô cục của luận văn
1.3.2. Cơ sỏ thực tiễn
Như đã nói ở phần trên, qua một thời gian cải cách, DNNN cũng đã có nhũng chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong cơ chế kinh tê thị trường, VỚI sự phát t) lển của thành phần kinh tế dân doanh, của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì DNNN cũng gặp những khó khăn nhất định và do vậy, những hạn chế của loại hình doanh nghiệp này đã bộc lộ rõ. Việc cải cách nó, giúp nó hoạt động hiệu quả hơn, khẳng định dược vai trò, vi trí của mình trong nền kinh tế, hướng tới xây dựng nó theo mô hình doanh ngh lệp hiện đạ L là vấn đề hết sức cần thiết.
1.3.2.1. Xu hướng xây dựng mô hình doanh nghiệp hiên đại
Xem xét nền kinh tế của các nước phát triển phương Tây, về đại thể, chế độ doanh nghiệp hiện đại đã được quan tâm xây dựng và phát triển từ rất sớm. Các nước trong khu vực và các nước đang phát triển khác cũng vậy, hiện nay họ đều coi xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại là mục tiêu và mô hình của cải cách doanh nghiệp. Họ đều cho rằng, xây dựng mô hình doanh nghiệp hiện đại là yêu cầu khách quan đặt ra cho công cuộc đi sâu phát triển cải cách
DNNN. cải cách thành phần kinh tế quốc doanh.
Mô hình doanh nghiệp hiện đại là mô hình tổ chức doanh nghiệp phù hợp với đòi hỏi của nôn kinh tế hàng hoá và sự phát triển sản xuất xã hội hoá cao. Đặc trưns cơ bán của nó là:
- C h ế đ ộ till sãn p h á p nhân doanh nghiệp đ ộ c lập
Các pháp nhân doanh nghiệp có tài sản độc lập được pháp luật xác nhận, từ đó các doanh nghiệp vừa có khả năng chịu trách nhiệm về tài sản đối với hoạt động kinh tế của mình, lại vừa tránh được sự can thiệp trực tiếp của người sở hữu tài sán cuối cùng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, người đầu tư có quyền thu lợi từ tài sản. Điều này đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người được coi là người sở hữu tài sản cuối cùng.
- Có sự tách bạch rạch ròi về quyền sở hữu
Giữa người sở hữu cuối cùng, người sở hữu pháp nhân, người kinh doanh và người sản xuất hình thành mối quan hệ kinh tế và quan hệ trách nhiệm pháp luật dựa vào nhau, ràng buộc lẫn nhau coi đó là cơ sở hình thành cơ cấu quyết sách và cơ cấu giám sát của doanh nghiệp đối với hình thái đặc tiưng là công ty TNHH hiện đai.
Đặc trưng đó của mô hình doanh nghiệp hiện đại được biểu hiện dưới 5 khía cạnh:
ị) Quan hệ tài sản rõ ràng, tài sản Nhà nước trong doanh nghiệp thuộc về Nhà nước, doanh nghiệp có quyền tài sản pháp nhân toàn diện, trở thành thực thể pháp nhàn độc lập.
ii) Doanh nghiệp với toàn bộ tài sản pháp nhân của nó tự chủ kinh doanh theo pháp luật; lự chịu lỗ lãi, nộp thuế theo quy định, có trách nhiệm bảo toàn và tăn2 giá trị tài sản trước người bỏ vốn.
iii) Người bỏ vốn dựa trên việc đầu tư vào doanh nghiệp được hưởng các quyền hợp pháp như: quyền lựa chọn người quản lý, quyền thu lợi từ tài sản, quyền ra nhữnu quyết sach quan trọng; khi doanh nghiệp phá sản, người bỏ
vốn chi chịu 11'ách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn của mình đã đưa vào doanh nghiệp.
IV) Nhà nước được coi là người bỏ vốn, không được can thiệp vào hoạt động san xuât kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ có thể quản lý gián tiếp doanh nghiệp. Doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh theo nhu cầu thị trường, tồn lại và đào thải trong cạnh tranh thị trường. Các doanh nghiệp thua lỗ liên tục, nợ nhiều hơn vốn phải phá sản theo pháp luật.
v) Xây dựng hệ thống lãnh đạo và chế độ tổ chức quản lý doanh nghiệp khoa học; điêu tiết mối quan hệ giữa ngưừi sở hữu, người kinh doanh và người lao động; xây dựng cơ chế kinh doanh kết hợp khuyến khích với ràng buộc.
Như vậy, có thể thấy, khung cơ bản của chế độ doanh nghiệp hiện đại là cải cách quyên tài sản và đổi mới quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện chế độ pháp nhân hoàn thiện, ch> thể đầu tư rõ ràng, cơ cấu quản lý nội bộ khoa học, quy củ. Muốn xây dựng thành công mô hình đó, phải tiến hành tốt các nội dung sau:
T h ứ nhất, hoàn thiện c h ế độ pháp nhân doanh ngìiiẹp. Để thâm Iihập vào thị trường, tham gia cạnh tranh, thu được lợi nhuận, người đầu tư cần bỏ vốn để thành lập một tổ chức kinh doanh và làm cho nó đủ tư cách, có địa vị pháp luật độc lập, hưởng quyền lợi và nghĩa vụ dân sự, đó chính là pháp nhân doanh nghiệp. Nền tang khả năng hoạt động thị trường của pháp nhân doanh nghiệp là nó có quyền tài sản pháp nhân, làm cho doanh nghiệp trở thành thực thể pháp nhân có kha năng chịu trách nhiệm trong hoạt động thị trường. Nhà nước là người bỏ vốn trong DNNN, được hưởng quyền lợi của người sở hữu;
doanh nghiệp có quyền tài sản pháp nhân toàn bộ được hình thành từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Điều này sẽ giải quyết được mối quan hệ về quyền
lài sán, hoàn thiện chế độ pháp nhân doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường.
T h ử hai, Xác lụp c h ế độ trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp với quyền tài sán pháp nhân toàn bộ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ; khi doanh nghiệp bị phá sản, người bỏ vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp. Lợi nhuận và giá trị gia tăng của tài sản thu được trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp thuộc về người bỏ vốn; khi doanh nghiệp phá sản, tổn thất lớn nhất của người bỏ vốn la khoản tiền vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Việc thực hiện chế độ trách nhiệm hữu hạn đã giảm bớt rủi ro, tăng cơ hội thu lợi cho người bỏ vốn, giải quyết tình trạng doanh nghiệp chỉ thu lãi mà không chịu lỗ và Nhà nước chịu irách nhiệm vô hạn như trước kia.
T h ử ba, xây dựng chê độ tổ chức khoa học. Chế độ doanh nghiệp hiện đại có một cơ cấu tổ chức khoa học, hoàn chỉnh, Ihông qua chế độ tổ chức quy củ để phân rõ irách nhiệm đổng thời hình thành mối quan hệ ràng buộc giữa các bộ phận, cơ quan. Từ đó, tính tích cực của người sở hữu, người kinh doanh và người sản xuất được phát huy, hoạt động bị ràng buộc và lợi ích được đảm bảo. Làm cho người sở hữu an tâm, người kinh doanh tận tâm và người sản xuất cố gắng hết mình, đảm bảo về tổ chức cho các DNNN bước vào thị trường độc lập kinh doanh.
Tóm lại, để đi sâu cải cách DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì việc xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại là biện pháp tốt, thậm chí có thể coi là mục tiêu của cải cách. Nó là phương cách hiệu nghiệm nhất đe siải quyết sự giảm sút hiệu quả kinh tế trong các DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Chuyển đổi cỏc doanh nôhiệp này sang mụ hỡnh cụng ty TNHH một thành viờn chớnh là mộ t nội đun CỊ Lian trọ no; của việc xây d ự ng c h ế độ d o a n h n g h i ệ p hiện đại.
1.3.2.2. Vai trò của chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức
chính trị, t ổ chức chính trị - x ã hội thành công ty TN H H một thành viên ị). Nhữìýậ tổn tại của D N N N , doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, rổ chức chỉnh //■/ - x ã hội
Bên cạnh những đóng góp tích cực về mặt kinh tế, xã hội của khối DNNN thì thực trạng của DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hỏi (kinh doanh thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả và thiếu tính cạnh tr a n h ...) vần chậm đư' C khắc phục. Quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp này tuy đã đạt được một số kết quả nhưng vẫn còn một số tồn tại nhất định.
T h ứ nhcìr, DNNN chưa có đủ quyền hạn và trách nhiệm, chưa thực sự năng động và nhanh nhạy trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy được xác định là có tư cách pháp nhân và được giao vốn nhng pháp nhân DNNN vẫn chưa có đầy đủ các điều kiện để đảm bảo có được tư cách pháp nhân thực sự (chưa có quyển sở hữu tài sản của doanh nghiệp, chưa có đủ các quyền đối với tài sản do mình sở hữu và vẫn bị chủ sở hữu Nhà nước can thiệp dưới nhiều hình thức như: điều chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp; quyết định cho ihuê, thế châp, cầm cố tài sản quan trọng của doanh nghiệp...)' DNNN chưa có quyên tự chủ nhân danh mình (pháp nhân độc lập) để tham gia vào các quan hệ kinh tế và quyết định các vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp như quyết định đáu tư, chuyển nhượng các tài sản quan trọng... Bản chất pháp lý về trách nhiệm hữu hạn của loại hình doanh nghiệp này, do vậy, chưa rõ ràng;
Nhà nước còn can thiệp sâu vào quản lý doanh nghiệp.
T h ư hai, các quy định pháp luật (Luật DNNN, pháp luật về đầu tư ...) chưa tạo động lục đủ mạnh để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao hơn.
Vãn còn những quy định pháp luật chưa phù hợp, áp đặt nhiều thủ tục phiền hà đối với doanh nghiệp. Mặt khác, cơ chế trách nhiệm cá nhân và các chế tài đối với những ặii phạm trong quản lý kinh doanh chưa nghiêm minh, chưa đủ mạnh để hạn chế tiêu cực. Nói cách khác, trách nhiệm cá nhân trong quản lý Nhà nước chưa rõ ràng.
T h ứ ba, chưa phân định rõ được quyền quản lý của Nhà nước đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung với quyền của các cơ quan Nhà nước với tư cách là chủ sớ hữu đối với DNNN. Việc phân công, phân cấp và quy định mối quan hệ giữa các cơ quan, bộ phận thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với DNNN chưa phù họp. Nhiều cơ quan cùng thực hiện quyền hạn, trách nhiệm đại diện chủ sỏ hữu Nhà nước nhưng chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và mõi quan hộ giữa các cơ quan này, nên dẫn tới tình trạng vừa buông long quản lý, vừa can thiệp quá sâu, chồng chéo vào hoạt động của doanh nghiệp.
T h ứ tư, chưa thực hiện chế độ tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp;
nhiều doanh nghiệp vẩn được Nhà nước xoá nợ, khoanh nợ hoặc cho hưởng chế độ bao cấp dưới nhiều hình thức. Như vậy, trách nhiệm của doanh nghiệp đã được chuyển giao một phần cho Nhà nước; đổng thời, DNNN không thực hiện được nghĩa vụ, trách nhiệm của pháp nhân là tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình.
T h ứ năm, cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, cán bộ quản lý doanh nghiệp không theo quy trình hoặc theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, không có thời hạn nên không phát huy được trách nhiệm cũng như năng lực của cán bộ. Nhìn ch un lĩ, các quy định về cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, thành viên HĐỤT và quan hệ giữa Giám đốc với HĐQT chưa hợp lý.
T h ứ sán, hiện nay các doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị, chính trị - xã hôi không có luật riêng để điều chỉnh mà được tổ chức và hoạt động theo quy định cua Luật DNNN hoặc Luật Doanh nghiệp (nếu có phần vốn của các thành phẩn kinh tế khác) nên việc quản lý các doanh nghiệp này chưa có khung khổ pháp luật rõ ràng, thống nhất. Hơn nữa, ngoài phần đóng góp cho ngân sách Nhà nước theo luật định, các doanh nghiệp này còn phải đóng góp cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời, do không được kiểm toán nên hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp này không rõ ràng.
Do những hạn chế đó, hiệu quả kinh doanh của D NN N, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chưa cao, doanh nghiệp chưa có đủ quyền hạn và không hoàn toàn chịu trách nhiệm về những yếu kém trong kinh doanh. Nếu không được khắc phục thì các doanh nghiệp này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình cạnh tranh trong nước và quốc tế, trong hội nhập kinh tế.
li). Vai trò của việc chuyển đổi D N N N , doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - x ã hội thành công ty T N H H m ột thành viên
Công ty TN H H một thành viên là một loại hình doanh nghiệp mới được thừa nhận ở Việt N am . Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, công ty TNHH một thành viên là một loại hình công ty TNHH chỉ do một tổ chức làm chủ sở hữu. Loại hình doanh nghiệp này có nhiều đặc trưng ưu việt, như:
- Cô ne ty do một tổ chức duy nhất làm chủ sở hữư và mọi quyền hạn, trách nhiệm của chủ sở hữu tập trung vào tổ chức đó.
- Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoán nọ'. ntỉhĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.
- Có sự tách bạch rõ ràng giữa chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp. Chủ sở hữu không có quyền can thiệp sâu vào hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp; loại bỏ một số nghĩa vụ xã hội không mang tính kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Han chế được sự tuỳ tiện của chủ sở hữu đối với việc rút vốn, điều chuyên vốn, Ihu hồi lợi nhuận so với DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tố chức chính trị - xã hội.
- Quyền hạn của HĐQT, Giám đốc công ty TNHH một thành viên được mở rộng hơn, cụ thể hơn và gắn liẻn với trách nil ệm.
Chính nhờ nhũng điểm ưu việt ấy mà việc chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên sẽ có nhiều tác dạng tích cực, khắc phục được những điểm hạn chế còn tổn tại của các doanh nghiệp này.
M ột lả, sự chuyển đổi sẽ hạn chế được một cách đáng kể sự can thiệp của chủ sở hữu vào hoạt động của doanh nghiệp. Nếu như trước đây, theo Luật DNNN, các cơ quan Nhà nước có quyền cấp phát vốn, do đó cũng có quyền rút vốn (điều chuyên vốn) của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết. Vì pháp luật không quy định cụ thể trình tự, điều kiện của việc rút vốn này nên trên thực tế, sự rút vốn Ihường xảy ra một cách tuỳ tiện, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đến nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên không được trực tiếp, mà chỉ có quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào côns ty cho tổ chức, cá nhân khác; chủ sở hữu cũng không được rút lợi nhuận khi công ly không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác t ế n hạn phải tra (Điều 48). Quyền của công ty TNHH một thành viên trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản được giao cũng
tăng một cách đáng kể so với quyền của DNNN đối với tài sản được Nhà nước giao. Ví dụ: Theo Luật DNNN thì các DNNN chỉ có quyền định đoạt các tài sản có giá lộ lứn sau khi được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyển. Sự hạn chế này đối với quyền tài sản của công ty TNHH một thành viên đã được Luậl Doanh nghiệp khắc phục. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 47 thì công ly có quyền bán tài sản mà không phải xin ý kiến bất cứ ai nếu giá trị tài sản đó nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty. Như vậy, các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty TNHH một thành viên có tác dụng hạn chế sự tuỳ tiện của chủ sở hữu trong việc rút vốn. điẻu chuyển vốn, thu hôi lợi nhuận, định đoạt tài sản của công ty sẽ góp phần khắc phục một nhược điểm đã và đang tổn tại đối với DNNN là sự can thiệp một cách quá mức của Nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng của doanh nghiệp.
H ai lù, việc chuyển đổi này làm tăng thêm tính tự chịu trách nhiệm của công ty đối với các hành vi của mình, buộc công ty phải hoạt động có hiệu quả hơn trong cơ chế thị trường. Một điểm hạn chế lớn vẫn còn tồn tại cho đến nay không khuyên khích DNNN, doanh nghiệp cua các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoạt động tốt là tính bao cấp của Nhà nước, tính chịu trách nhiệm không đầy đủ của các doanh nghiệp này đối với kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay các doanh nghiệp này vẫn được coi là có tư cách pháp nhân, hoạt động độc lập và tự chịu trách nhiệm với bên ngoài bằng tài sản của mình. Tuy nhiên, sự tự chịu trách nhiệm đó chỉ tồn tại trên văn bản.
Thực tế, Nhà nước vẫn sử dụng nhiều biện pháp để chia sẻ trách nhiệm tài sản cho các doanh nghiệp, như: cấp thêm vốn, khoanh nợ, xoá nợ.... Tinh trạng nay sẽ dược khắc phục khi chuyển DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính Irị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên bởi Luật Doanh nghiệp đã khẳng định loại hình công ty này phải tự chịu trách nhiệm về các hanh vi của mình trong phạm vi số vốn điều lệ (Điều 46).